Ngôn ngữ ngời kể chuyện:

Một phần của tài liệu Kết cấu tiểu thuyết nàng binôdini của r tagore (Trang 46 - 50)

Ngôn ngữ ngời kể chuyện bao gồm lời kể, lời tả, lời bình giữa các lớp ngôn ngữ này có sự xuyên thấm, đan cài vào nhau. Trớc hết là sự đan xen giữa lời kể và lời tả. Lời kể đi theo dòng phát triển về thời gian và mạch phát triển sự kiện. Ngời trần thuật kể lại các sự kiện và con ngời nh là những gì xảy ra bên ngoài mình không phụ thuộc vào tình cảm, ý muốn của anh ta, tức là nó mang tính khách quan. Lời tả nhằm xác định ngoại hình nhân vật, hoàn cảnh môi tr- ờng, nơi diễn ra sự kiện. Lời tả mang tính chủ quan. Tác phẩm văn chơng là sản phẩm sáng tạo của một chủ thể nhất định. Sản phẩm ấy vừa phản ánh hiện thực khách quan nhng cũng là sự thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan của ngời sáng tác trớc đời sống . Sự hoà trộn giữa một con ngời và một cuộc đời hay nói cách khác giữa một cá nhân với một thời đại làm cho tác phẩm không chỉ là tiếng nói, nỗi lòng của tác giả trớc một vấn đề nào đó của cuộc sống nhng cũng là của dân tộc và thời đại … Để làm điều đó thì hơn hết là tăng chất trữ tình trong tác phẩm. Sự hòa trộn giữa khách quan và chủ quan, giữa lời kể và lời tả là một đặc trng phong cách sáng tác của R.Tagore.

Lời kể không chỉ mang chức năng nối kết sự kiện, hoàn chỉnh cốt chuyện mà còn phản ánh những gì đang diễn ra trong tâm hồn con ngời. Nó còn tạo nên khung tâm lý cho toàn bộ tác phẩm. Trong tơng quan giữa lời kể và lời tả thì nghiêng về lời tả, nó làm cho mạch trữ tình đậm nét so với tự sự. Trong tác phẩm, khoảng cách giữa tác giả và nhân vật thu hẹp có nhiều khi là trùng khít. Muốn làm đợc điều này thì đòi hỏi ngời cầm bút phải thực sự am hiểu đời sống nội tâm nhân vật. Lời trần thuật vừa có khả năng tái hiện lại sự việc khách quan vừa có thể đi sâu dò xét trái tim nhân vật. Đó chính là hệ quả của điểm nhìn

mang dấu ấn chủ quan. Chỉ có nh thế thì nhà văn mới có đủ khả năng đi sâu vào tìm hiểu thế giới nội tâm của nhân vật. Trong sáng tác không có hiện thực nào là khách quan tuyệt đối mà ngay sự lựa chọn của ngời cầm bút đã mang dấu ấn chủ quan, để cho nó phù hợp với khả năng cũng nh sở trờng của mỗi cá nhân. Vì vậy, tác phẩm không có chi tiết bên ngoài nào chỉ mang ý nghĩa khách quan thuần tuý. Bao giờ cũng có sự đan xen giữa diễn biến các sự kiện với tâm trạng, bức tranh thiên nhiên. Vì thế ranh giới giữa cái khách quan và chủ quan không tách bạch rõ ràng mà là sự soi chiếu lẫn nhau. Ta bắt gặp trong tác phẩm những bức tranh thiên nhiên chứa đầy tâm trạng, những chân dung tâm lý xen với lời kể. Đó cũng là lúc mà thái độ, cảm xúc của nhà văn bộc lộ rõ nhất. "Thỉnh thoảng những cơn gió của buổi chiều ấm áp sột soạt trên lá la đà và những con chim Koen gọi nhau trên cây Jam sát ngay mép nớc. Binôdini bắt đầu kể về thời thơ ấu của nàng, về cha mẹ nàng và những ngời bạn hồi còn để chỏm của nàng. Khi nàng hồi tởng lại những kỷ niệm của thời xa xa, chiếc khăn quàng lúc này tuột khỏi đầu và cái vẻ đẹp khêu gợi thờng thấy ở nàng dờng nh chín mọng và dịu ngọt hơn lên. Cặp mắt đen tuyền của nàng thờng ngày loé lên những tia nghịch ngợm giễu cợt mà anh chàng ma mãnh Bihari vẫn phải nể sợ, giờ đây lại tràn đầy vẻ dịu dàng êm ả và lắng đọng đến mức khi Bihari cảm thấy nh đang ngắm một ngời hoàn toàn khác. Bên trong vẻ đẹp lộng lẫy đó là một trái tim vẫn thổn thức với những tình cảm trinh trắng, ngời đàn bà bên trong nàng vẫn cha khô héo vì sức nung đốt dữ dội của niềm kiêu hãnh phù phiếm. Suốt những ngày vừa qua Bihari cha hề dù trong giây lát thấy ở Binôdini một ngời vợ trinh trắng chan chứa yêu thơng hoặc một ngời mẹ dịu dàng ghì sát đứa con vào ngực mình. Hôm nay dờng nh lần đầu tiên cô diễn viên lộng lẫy trên sân khấu đã biến mất để lộ ra một ngời đàn bà với vẻ đẹp bình dị đời thờng. Bihari kinh ngạc một cách dễ chịu. Trút ra một hơi thở dài, anh tự nhủ: "Binôdini nom nh một con b- ớm sặc sỡ nhng sâu thăm bên trong, nàng đang loé lên ánh sáng ngời chói của một ngời đàn bà thuần khiết và tận tuỵ. Ta biết nhau mới ít ỏi làm sao. Ta thờng

đánh giá một con ngời theo những khía cạnh của tính cách đợc bộc lộ trong một chuỗi những hoàn cảnh cụ thể nào đó mà thôi. Còn cái con ngời thực sự thì chỉ có Đấng sáng tạo mới biết mà thôi"" [23; 446]. Sự đan xen lời kể và lời tả làm nên giọng văn nhẹ nhàng, thổn thức nh chính nỗi lòng Bihari. Câu văn đều, chậm, thong thả, du dơng và man mác buồn. Nó có chất mơ màng của thi ca. Những cảm xúc, rung động trong tâm hồn Bihari dờng nh lan toả quyện lẫn với nhịp điệu xoáy sâu vào lòng ngời đọc. Trong mỗi sự việc ông kể lại, những phong cảnh, những con ngời đều chan chứa tình đời sâu thẳm của R.Tagore. Nó nh lời thì thầm từ trái tim tràn ngập yêu thơng và niềm tin mãnh liệt vào con ng- ời.

Bên cạnh việc đan xen lời kể và lời tả, tác phẩm còn đợc tạo nên qua những lời bình trực tiếp của ngời kể chuyện. Sáng tác thơ văn của R.Tagore mang tính triết luận sâu sắc nhng những quan niệm đó không đợc bộc lộ trực tiếp mà thể hiện dới những lời phát biểu, bình luận của mọt triết nhân đang chìm trong suy ngẫm về cuộc đời. Mà đó là lời bình trực tiếp của ngời kể chuyện - nhân vật mà tác giả hoá thân vào để nói hộ lòng mình.

Sáng tác của R.Tagore mang phong cách lãng mạn nên trong tác phẩm xuất hiện rất nhiều lời bình dài trực tiếp bộc lộc cảm xúc mà ta hiếm khi gặp trong các sáng tác của A.Puskin hay Nam Cao - những nhà văn hiện thực nghiêm nhặt. Những lời bình này không chỉ ở đầu hoặc cuối tác phẩm mà nó đan xen với cốt truyện: "Mất bố từ lúc còn trứng nớc nên cách c xử của Mahenđra với mẹ không hoàn toàn theo t cách của một thanh niên hai mơi tuổi đã đỗ bằng Maxtơ và nay đang theo học ngành y. Anh hay hờn dỗi và ơng ngạnh nên thờng bị mẹ trêu và mắng mỏ. ăn uống, nghỉ ngơi, chơi bời, hay làm việc, lúc nào anh cũng muốn có mẹ ở bên mình. Chẳng khác gì con Cănguru con, anh vẫn náu mình trong lòng mẹ mặc dù đã lớn tớng" [23; 369]. Những lời bình đó đã vẽ ra phần nào tính cách của Mahenđra: Dựa dẫm và bởi thế anh không phải là ngời có lập trờng: Mahenđra a những gì hấp dẫn, những thứ mới

quen đợc nhận chứ không cho ai cái gì. Những lời bình luận trực tiếp của ngời kể chuyện chính là bộc lộ thái độ của nhà văn trớc cuộc đời, con ngời.

Nàng Binôdini là tiểu thuyết tâm lý, cốt truyện men theo dòng tâm lý nhân vật. Chi tiết, sự kiện chỉ là cái cớ, là cốt truyện bên ngoài, còn bên trong là những xung đột nội tâm gay gắt. Vì thế nên dễ dàng thấy trong tác phẩm, những sự kiện, những chi tiết về nhân vật luôn đợc đan xen với những nhận xét thấm đẫm tình ngời của R.Tagore. "Những lời đồn đại độc địa về nàng và Mahenđra đã bay về làng trớc khi nàng trở về. Nàng lập tức hiểu rằng những lời đồn ác ấy lan nhanh và độc ác nh thế nào qua vẻ miễn cỡng không tự nhiên của cả bạn bè lẫn những kẻ tình địch. Đâu rồi niềm an lạc? Nàng cố xa lánh họ hàng, làng xóm láng giềng nhng điều đó chỉ làm họ thêm bực tức. Họ phật lòng vì lại bị t- ớc mất dịp tốt đợc chế giễu và hành hạ ngời đàn bà gục ngã.

Chẳng ích gì cứ ẩn mình ở chốn làng quê chật hẹp nơi khó mà tìm ra một xó xỉnh tối tăm để ngời ta có thể yên nghỉ cho vết thơng lành miệng. Những con mắt tọc mạch rình ngó ở mọi nơi, mọi chốn, cố moi ra những chuyện đau lòng. Nh một con cá nhốt trong chậu đang bức bối càng vẫy vùng, càng gây ra thơng tích cho mình. Ngay cả cái quyền đợc nhấm nháp nguyên vẹn vị cay đắng của nỗi đau đớn cũng bị ngời ta tớc bỏ ở đây" [23; 571]. Những vết thơng lòng của Binôdini dờng nh đang rỉ máu. Nỗi thất vọng, chán chờng cộng với con mắt khinh bỉ của hàng xóm lánh giềng càng đẩy nàng vào bớc đờng cùng. Nàng đã chấp nhận chạy trốn, ẩn vào làng quê. Nhng những d luận, tập tục lạc hậu không buông tha nàng. Tác giả bộc lộ một tấm lòng yêu thơng sâu sắc đến con ngời, nhất là những ngời phụ nữ đợc sống hạnh phúc. Những câu văn hay chính là tiếng nói cảm thông của R.Tagore với Binôdini.

Những lời bình trực tiếp là nét riêng trong nghệ thuật trần thuật của R. Tagore. Nó khác với chất giọng tỉnh táo, lạnh lùng của A.P.Sekhov, "kẻ thù" suốt đời cầm bút của ông là "thói dung tục", là những câu chuyện tẻ nhạt,

phải tuân theo nguyên tắc sáng tác của chủ nghĩa hiện thực có tính nghiêm nhặt. Các tác phẩm ít có những lời bình trực tiếp của tác giả. gần nh hình tợng và giọng tác giả ẩn sâu, không xuất hiện. Chủ yếu thông qua nhân vật, thông qua cuộc sống nội tâm nhân vật và những triết lí của tác giả đến với ngời đọc. Đến với những trang viết của R.Tagore, chúng ta đang đi vào thế giới nội tâm của mình, không có lên gân, xô bồ của cuộc sống. Ngời đọc cùng suy t, chiêm nghiệm lại bản thân, cuộc sống cùng với những trang viết. Những lời bình của R.Tagore không phải là sự mỉa mai, cay đắng mà là những rung động nhẹ nhàng, những lời tâm sự từ tấm lòng nhân hậu của một triết nhân giàu tình yêu thơng.

Một phần của tài liệu Kết cấu tiểu thuyết nàng binôdini của r tagore (Trang 46 - 50)