Điểm nhìn trần thuật.

Một phần của tài liệu Kết cấu tiểu thuyết nàng binôdini của r tagore (Trang 42 - 45)

“Ngời nghệ sĩ không thể miêu tả, trần thuật các sự kiện về đời sống đợc nếu không xác định cho mình một điểm nhìn đối với sự vật, hiện tợng: nhìn từ góc độ nào, xa hay gần, cao hay thấp, từ bên trong ra hay từ bên ngoài vào …” [17; 310]. Do vậy, điểm nhìn trần thuật là một trong những yếu tố hàng đầu của sáng tạo nghệ thuật. Từ lâu các nghệ sĩ bậc thầy và các nhà phê bình đã lu ý tới vai trò của điểm nhìn trong kết cấu. Bêlinxki đã từng nói rằng: ‘Khi đứng trớc một phong cảnh đẹp thì chỉ có một điểm nhìn làm cho ta thấy toàn cảnh và chiều sâu của nó. Nếu đứng gần quá hoặc xa quá, lệch về phía bên phải hay bên trái quá cũng sẽ làm cho phong cảnh mất vẻ toàn vẹn, hoàn mỹ” [17; 310]. Nhà điện ảnh Xô Viết Puđôkip ví việc xác định điểm nhìn để tái hiện đời sống nh

mở một con đờng để đi vào rừng rậm. Xác định đúng, tạo cho ngời đi một các thế nhìn sâu, trông xa, đa họ đến điểm nhận thức và cảm thụ mà nhà văn muốn đạt tới. G.N.Pospelov đã khẳng định: “Trong tác phẩm tự sự điều quan trọng là tơng quan giữa các nhân vật với chủ thể trần thuật, hay, nói cách khác đi, điểm nhìn của ngời trần thuật đối với những gì mà anh ta miêu tả” [20; 289]. Điểm nhìn trần thuật chính là điểm nhìn của ngời đứng ra môi giới, kể chuyện, quan sát và miêu tả. Ngời trần thuật cũng nh nhân vật trong tác phẩm văn học không thể tách rời khỏi khái niệm điểm nhìn, bởi lẽ, đó chính là góc quan sát, là điểm xuất phát, là điểm soi chiếu trong điểm ngắm, để thâm nhập vào toàn bộ hiện thực đợc phản ánh, đồng thời đó cũng là điểm tựa để lý giải những hiện tợng đ- ợc phản ánh trong tác phẩm.

Xét về trờng nhìn trần thuât, tức là điểm nhìn bao quát cái phần thế giới đựơc nhìn từ chỗ đứng nào đó, có thể chia làm hai loại: “trờng nhìn tác giả” và “trờng nhìn nhân vật”. Loại “trờng nhìn tác giả” là trần thuật theo sự quan sát, hiểu biết của ngời trần thuật đứng ngoài truyện. Nó không bị hạn chế, mang lại tính khách quan tối đa cho trần thuật. Loại “trờng nhìn nhân vật” trần thuật theo quan điểm của một nhân vật trong tác phẩm, bị hạn chế bởi địa vị, hiểu biết, lập trờng của nhân vật đó. Nhng loại này cho phép đa vào trần thuật quan điểm riêng, sắc thái tâm lý, cá tính, mang đậm tính chủ quan, tăng cờng chất trữ tình hoặc châm biếm.

Tơng ứng với từng phong cách của mỗi nhà văn, điểm nhìn trần thuật có thể là trần thuật theo quan điểm của nhân vật, cũng có thể là trần thuật theo điểm nhìn của ngời trần thuật – tức là ngời kể chuyện. “Nàng Binôdini” trần thuật theo quan điểm của tác giả. Việc di chuyển điểm nhìn trần thuật dù theo thời gian hay không gian, việc di chuyển điểm nhìn trần thuật để miêu tả tốt hơn tâm lý nhân vật, xét đến cùng vẫn là cái nhìn mang đậm tính chủ quan.

Mặt khác, xét về mặt cấu trúc, tính đơn thanh là đặc điểm nổi bật trong toàn bộ lời trần thuật. Dờng nh trong tác phẩm ta thấy có giọng điệu xuyên suốt,

giọng điệu chủ đạo đó là giọng điệu của ngời trần thuật. Hầu nh không có hiện tợng đa âm – sự đan xen giọng của ngời trần thuật bao quát tất cả, cái nhìn đối với các sự vật, hiện tợng là từ con mắt chủ quan của ngời cầm bút chứ không phải cái nhìn lạnh lùng theo kiểu của A.Sekhốp hay Nam Cao là “đóng cũi sắt tình cảm” đối với hiện thực đợc miêu tả. ở đây là từ lời gián tiếp nhằm mục đích thuật lại sự việc biến cố: “Một hôm, Binôdini đến bên Asa, vừa quàng tay ôm nàng vừa bảo” [23; 412], lời gián tiếp nh cả tâm lý tính cách nhân vật: “Không phải Mahenđra không tò mò muốn gặp Binôdini, thực ra đôi khi sự tò mò đã nghiêng sang phái hăng hái. Nhng anh lại sợ chính sự hăng hái đang d- ờng nh còn mơ hồ trong anh. Anh tự hào về sự nghiêm chỉnh trong tình yêu của mình” [23; 412] cho đến lời trực tiếp hiểu nội tâm “Asa thất vọng và tự nhủ” những gì chị ấy nói không thể thay đổi đợc nữa. Mà cũng đúng là chồng mình đã xử sự bất công với chị ấy và bực tức đối với chị ấy nh đối với ngời dng thật”” [23; 420], đều mang âm hởng, giọng điệu của ngời trần thuật. Nghĩa là giọng điệu của nhân vật không đợc khắc hoạ một cách rõ rệt trong tác phẩm.

Xét về bình diện tâm lý, có thể phân biệt điểm nhìn từ bên trong và điểm nhìn bên ngoài. Điểm nhìn bên trong cho phép trần thuật qua lăng kính của một tâm trạng cụ thể, dễ dàng tái hiện các quá trình trong tâm hồn nhân vật. Nàng Binôdini là tác phẩm đợc R.Tagore xây dựng theo kiểu cốt truyện đặc biệt, lấy tâm lý nhân vật là trục phát triển của câu chuyện. Vì vậy để khắc hoạ tâm lý nhân vật, điểm nhìn trần thuật của ông không phải là bên ngoài mà từ bên trong. Những góc khuất tinh tế nhất của đời sống tâm hồn, những chân dung tâm lý đã đợc khắc hoạ dờng nh những ngóc ngách sâu kín nhất của "vũ trụ chứa đầy bí mật" cũng đợc hiện ra: "Lang thang vô mục đích trên đờng phố, Mahenđra thề với mình rằng anh sẽ trả miếng sự hờ hững của Binôdini bằng chính sự hờ hững của anh. Việc nàng lại dám xây lng lại với anh, với cái vẻ khinh khỉnh, cơng quyết và bất chấp đúng vào lúc anh là chỗ che chở duy nhất của nàng quả là một sự nhục mạ mà không một kẻ mày râu nào lại phải chịu bởi tay của một ng-

ời đàn bà ! Niềm kiêu hãnh của anh dù bị bẻ gục và chà đạp tan tành, vẫn không chị lắng xuống mà tiếp tục giãy giụa trong đất bụi" [23; 591]. Đây là lời của ng- ời kể chuyện nhng cũng chính là tâm trạng của Mahenđra. Điểm nhìn trần thuật di chuyển từ ngời kể sang nhân vật. Mahenđra đang tự nói với chính mình chứ không đơn thuần là của ngời kể chuyện nữa. Điểm nhìn của ngời kể chuyện và nhân vật đã "song trùng". Cách tiếp cận nh vậy làm cho khả năng đi sâu vào tâm lý nhân vật càng cao. Lời của ngời kể chuyện dờng nh cũng là lời độc thoại nội tâm của nhân vật. Điều đáng chú ý là ở tác phẩm, những trạng thái tâm lý luôn đợc gọi tên trực tiếp cho thấy thế giới bên trong của nhân vật cụ thể thế nào: Mahenđra cáu kỉnh, Mahenđra bực bội, anh ngồi ủ rũ… Mặt khác trạng thái , chân dung nhân vật lại đợc nhìn dới con mắt của nhân vật khác. Các nhân vật tự đánh giá lẫn nhau: Binôdini trong cái nhìn của Bihari, Asa hay Mahenđra. Asa trong cái nhìn của Bihari, Binôdini … Trần thuật theo lối chủ quan giàu cảm xúc làm cho ranh giới ngôn ngữ bên trong và bên ngoài bị xoá nhoà. Ngôn ngữ nhân vật chủ yếu là dòng độc thoại nội tâm - đó là những lời của nhân vật nhng cũng lời của tác giả mợn nhân vật.

Tác giả sử dụng kiểu trần thuật ở ngôi thứ ba (ngời kể chuyện ẩn) có ý nghĩa trong việc di chuyển điểm nhìn trần thuật. Đây là điểm nhìn mang tính chủ quan. Ngời kể đang kể nhng cũng chính là nhân vật đang kể lại những day dứt, đấu tranh, dằn vặt trong chính mình. Vì vậy, câu chuyện luôn có sự mờ nhoè giữa lời ngời kể chuyện và lời nhân vật, đánh dấu khả năng không tự quy định mình về mặt ngôn ngữ tác phẩm.

Một phần của tài liệu Kết cấu tiểu thuyết nàng binôdini của r tagore (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w