Nhân vật ngời kể chuyện:

Một phần của tài liệu Kết cấu tiểu thuyết nàng binôdini của r tagore (Trang 39 - 42)

Một trong những yếu tố cơ bản để tạo nên giọng điều trong tiểu thuyết nói chung và tác phẩm Nàng Binôdini nói riêng chính là nhân vật ngời kể chuyện (ngời trần thuật). Theo định nghĩa của tác giả G.N Pospelov đó là "một loại ngời môi giới giữa các hiện tợng đợc miêu tả và ngời nghe (ngời đọc) là ng- ời chứng kiến và ngời cắt nghĩa mọi việc xảy ra" [20; 287]. Hình tợng ngời trần thuật và hình tợng tác giả là hai khái niệm thống nhất song không đồng nhất. Nếu hình tợng tác giả là "cái đợc biểu hiện ra trong tác phẩm một cách đặc biệt" [17; 287] và biểu hiện chủ yếu ở "cái nhìn riêng độc đáo nhất quán có ý nghĩa t tởng, đạo đức, thị hiếu, giọng điệu trần thuật, gồm cả một phần giọng điệu nhân vật; và ở sự miêu tả hình dung của tác giả đối với mình" [17; 289] thì hình tợng ngời trần thuật chỉ là một phần tự biểu hiện của hình tợng tác giả. Có khi hình t- ợng ngời trần thuật là hình bóng của tác giả, tạo thành một khoảng cách nhất định giữa ngời kể và chuyện kể, hay có thể gọi đó là "ngời kể toàn thông" (th- ờng gặp ở trờng hợp trần thuật không nhân vật hoá), có khi là hai hình tợng

cùng độc lập tơng đối (thờng gặp ở trờng hợp ngời trần thuật đợc nhân vật hoá một cách sống động trong tác phẩm). Hình tợng tác giả do vậy cao hơn hình t- ợng ngời trần thuật.

Nằm trong phạm trù tiểu thuyết truyền thống, hình tợng ngời kể chuyện trong Nàng Binôdini của R.Tagore xuất hiện ở ngôi thứ ba, là kể về ngời khác, không nhân vật hoá. Qua khảo sát tác phẩm chúng tôi nhận thấy, hình tợng ngời trần thuật có sự thống nhất với hình tợng tác giả qua phong cách và sắc thái giọng điệu trần thuật. Ngời kể với giọng kể hầu nh xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm.

Cũng xuất phát điểm nhìn trần thuật từ ngôi thứ ba, song hình nh ngời trần thuật trong tác phẩm của R.Tagore có những nét riêng biệt. Trong Những ngời khốn khổ, V.Huygo có lúc chuyển sang trần thuật ở ngôi thứ hai để đối thoại với độc giả trong những đoạn bình luận hay trữ tình ngoại đề. Ngời trần thuật trong bộ Tấn trò đời (tiêu biểu là lão Gôriô) của Banzăc hoàn toàn khách quan với giọng "vô nhân xng" nhằm mục đích để nhân vật tự bộc lộ, thực hiện tuyên ngôn nghệ thuật: "Nhà văn là th ký trung thành của thời đại". Trong tiểu thuyết Nàng Binôdini, nhân vật ngời kể chuyện vừa khách quan (tôn trọng đến mức tối đa quá trình phát triển tâm lý nhân vật) vừa chủ quan (quan điểm đánh giá về nhân vật giữ "nhịp" kể) trong quá trình trần thuật. Nhân vật ngời kể chuyện ở đây đóng vai trò toàn năng đối với mọi diễn biến của tác phẩm. Ngời kể chuyện là ngời làm chủ sự vận động, phát triển của mạch truyện. Đó là ngời chứng kiến, tái hiện, xâu chuỗi, tổ chức cốt truyện từ những tình huống, yếu tố ngẫu nhiên (cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên giữa bà Railasmi và Binôdini; Asa tình cờ bắt gặp lá th của Binôdini gửi cho Mahenđra …). Bộc lộ sự nhận xét, đánh giá, khám phá chiều sâu tâm lý nhân vật, bình luận các sự kiện dờng nh là "đặc quyền" của ngời kể trong tiểu thuyết. Trong khi đó, ở các tác phẩm hiện thực nh của A.Sêkhôp, Nam Cao… điều này ít gặp. Chẳng hạn trong tiểu thuyết của Banzăc, nhân vật thờng có sự phán xét, đoán định tâm lý lẫn nhau. Đó là, những

nhận xét chua xót về sự bạc bẽo của hai đứa con gái lão Gôriô trong giờ phút hấp hối. Tính chất đơn âm trong bình luận, khám phá tâm lý nhân vật là một đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật tổ chức giọng điệu tiểu thuyết Nàng Binôdini. Có thể thấy rõ điều này qua trích dẫn sau: "Không phải là Mahenđra không tò mò muốn gặp Binôdini, thực ra đôi khi sự tò mò đã nghiêng sang phía hăng hái. Nhng anh lại sợ chính sự hăng hái đang dờng nh còn mơ hồ trong anh. Anh tự hào về sự nghiêm chỉnh trong tình yêu của mình" [23; 421]. Hình tợng trần thuật trong tác phẩm đã thể hiện rất rõ cái nhìn nghệ thuật và phong cách sáng tạo của R.Tagore. Đó là cái nhìn lãng mạn của một tâm hồn giàu cảm thông, yêu thơng đối với con ngời và cuộc sống.

Nếu trong các tác phẩm anh hùng ca nh Iliat, Mahabrahata, Ramayana, khoảng cách giữa ngời trần thuật và nhân vật là mang tính tuyệt đối, tâm thế của ngời kể chuyện là tâm thế của con cháu hớng đến tổ tiên với giọng "thành kính, ngợi ca", thì trong tiểu thuyết Nàng Binôdini tính khoảng cách ở đây chỉ là "lớp vỏ" bên ngoài nhằm tạo cảm giác khách quan trong quá trình thuật truyện, nằm trong dụng ý nghệ thuật của R.Tagore. Về cơ bản, giọng điệu trần thuật đứng cao hơn nhân vật nhng đó không phải là cái nhìn từ trên cao xuống với hàm ý khinh thờng mà hệ quả của nó là giọng giễu nhại nh tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng. Thay vào đó là cái nhìn của một ngời đạt đến sự thông suốt thấu hiểu quy luật vận động của vũ trụ và vạn vật với một tình yêu thiết tha cuộc sống con ngời. Thấp thoáng đằng sau hình tợng ngời trần thuật là bóng dáng của R.Tagore, ngời mang trong mình minh triết phơng Đông thấu hiểu mọi biến dịch khôn lờng của cuộc sống và một trái tim nhân hậu luôn nhìn con ngời bằng một ánh mắt yêu thơng trân trọng.

Chơng 3

Kết cấu trần thuật

Nh chúng ta đã biết, một tác phẩm không đơn giản chỉ là sự trần thuật lại nội dung câu chuyện, những biến cố của hình tợng nhân vật một cách tuần tự, máy móc, một tác phẩm sử dụng yếu tố trần thuật không có nghĩa là nó đã có một kết cấu trần thuật hoàn chỉnh. Trần thuật là sự thể hiện của hình tợng văn học, truyền đạt tới ngời thởng thức, thể hiện một cách tốt nhất giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học. Trần thuật nếu đợc sử dụng một cách thẩm mỹ, bị chi phối bởi ý đồ sáng tạo của nhà văn thì khi đó ta có khái niệm kết cấu trần thuật, tức là trần thuật đó đã tạo ra một cái khung hợp lý. Trong đó hình t- ợng văn học đợc sắp xếp, phân bố một cách hài hoà, theo mục đích nhất định. Kết cấu trần thuật có ý nghĩa rất lớn trong việc bộc lộ chủ đề t tởng của tác phẩm.

Kết cấu trần thuật về cơ bản chính là sự phân bố thế giới hình tợng vào một văn bản ngôn từ nhằm đạt đợc hiệu quả thẩm mỹ nhất định mà nhà văn đã có chủ định khi lựa chọn.

Một phần của tài liệu Kết cấu tiểu thuyết nàng binôdini của r tagore (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w