Hoạt động văn hoá giáo dục

Một phần của tài liệu Thanh niên xung phong nghệ an trong công cuộc bảo vệ và xây dựng tổ quốc 1950 2005 (Trang 111 - 114)

- Về chăn nuôi: Các Tổng đội có các đồng cỏ không lớn để chăn nuôi gia

3.2.2. Hoạt động văn hoá giáo dục

Một lẽ dĩ nhiên, cùng với việc phát triển kinh tế, mọi mặt đời sống văn hoá đều phát triển theo và ngợc lại văn hoá đợc nâng cao là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Việc phát triển giáo dục có một ý nghĩa to lớn trong việc đẩy mạnh tiến bộ xã hội, nâng cao chất lợng cuộc sống của nhân dân, trực tiếp là chính đội ngũ cán bộ, đội viên TNXP. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo có vị trí chiến lợc trong việc hình thành nhân cách con ngời, trong việc nâng cao dân trí, đào tạo, bồi dỡng nhân tài cho quê hơng, đất nớc, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của ngời lao động. Bởi vậy, văn hoá giáo dục luôn đợc sự quan tâm hàng đầu của bất kỳ một Tổng đội nào. Quan tâm phát triển văn hoá giáo dục

cho đội viên TNXP chính là quan tâm bớc phát triển về lâu dài cho Tổng đội. Trớc hết, thông qua chính hoạt động của TNXP - XDKT, đã tập hợp giáo dục đ- ợc thanh niên có lý tởng, có kỹ năng lao động giỏi, có khát vọng làm giàu cho gia đình và đất nớc. Quan trọng hơn hết chính sự chăm lo của Tổng đội với công tác giáo dục sẽ tạo niềm tin cho đội viên yên tâm lập nghiệp lâu dài. Điều này đặc biệt có vị trí quan trọng trong việc thực hiện chính sách định c lâu dài nh Tổng đội ở Kỳ Sơn.

Phát triển văn hoá giáo dục không chỉ xuất phát từ yêu cầu tha thiết của bản thân mỗi đơn vị mà đó còn là trách nhiệm đã đợc Đảng và Nhà nớc giao phó. Trong chỉ thị 66-CT/TW của Ban bí th TW Đảng (Ngày 20/3/1996) "Về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành TW Đảng khoá VII về Công tác thanh niên" khẳng định: Tăng cờng công tác xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học một cách có hiệu quả, nhất là đối với thanh niên vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Việc này cần huy động lực lợng thanh niên tình nguyện, TNXP, bộ đội biên phòng, học sinh, sinh viên… Nhà n- ớc có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho Đoàn thanh niên, Hội thanh niên tổ chức các lực lợng này và huy động rộng rãi hơn các lực lợng xã hội tham gia xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học.

Mặc dù, TNXP - XDKT là tổ chức nhằm đa thanh niên u tú tiến quân đến những vùng khó khăn, gian khó xây dựng kinh tế nhng đầu t cho giáo dục vẫn đợc chú trọng đúng mức, trong điều kiện cho phép. Vì vậy, các Tổng đội I, II, III, V, Tổng đội Anh Sơn đều có trờng học cho con em đội viên, nh trờng mẫu giáo, trờng tiểu học. Tổng đội I hiện nay có ba trờng trong đó có một nhà trẻ tr- ờng mầm non bán trú, một trờng cấp một, một phân hiệu trờng phổ thông cơ sở. Các Tổng đội VII, VIII, IX mới đợc thành lập sau này cha có điều kiện để xây dựng các trờng học song con em đội viên vẫn tham gia các lớp học, cấp học ở tr- ờng huyện đầy đủ. Nhờ sự quan tâm của Tổng đội, của các gia đình đội viên nên con em đến trờng đúng độ tuổi với số lợng cao và đạt chất lợng tốt. Cùng với những kết quả cụ thể trong phát triển kinh tế, tính đến năm 2005, các Tổng đội có 317 cháu đến nhà trẻ, 209 cháu đến mầm non, 509 cháu học các cấp khác, trong đó có 15 em đạt học sinh giỏi tỉnh, 75 em đạt học sinh giỏi cấp huyện. Trong năm học 2003 - 2004, Tổng đội II thống kế có: "82 cháu đạt học sinh

tiên tiến xuất sắc, 17 cháu đạt học sinh giỏi huyện, 2 cháu học sinh giỏi tỉnh, 14 cháu đậu đại học và 1 cháu đạt giải nhì Olimpic quốc gia"[39;3]. Hàng năm các Tổng đội đều lập quỹ khuyến học (nh Tổng đội V giành 3 triệu đồng) để động viên khuyến khích các em nỗ lực, phấn đấu trong học tập.

Ban chỉ huy lực lợng TNXP tỉnh là tổ chức thay mặt UBND tỉnh và Tỉnh đoàn đứng ra quản lý, chỉ đạo chung các Tổng đội. Tại mỗi Tổng đội có ban chỉ huy Tổng đội. Trong đó, đứng đầu là Tổng đội trởng, sau đó là Phó Tổng đội tr- ởng. Dới Ban chỉ huy là các Đội sản xuất nông – lâm nghiệp bao gồm các hộ gia đình và tổ, đội viên. Bởi vậy, để đơn vị hoạt động có hiệu quả với sự kết hợp nhuần nhuyễn và nhất quán, các Tổng đội quan tâm đặc biệt đến công tác giáo dục thanh niên và đào tạo chuyên môn, chính trị cho cán bộ lẫn đội viên. Các Tổng đội đều có cán bộ quản lý tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp và sơ cấp. Tổng đội I đến nay có 25 đồng chí tốt nghiệp đại học các chuyên nghành, 3 đồng chí tốt nghiệp cao cấp chính trị, 60 đội viên là công nhân kỹ thuật lành nghề.

Về công tác xây dựng đời sống văn hoá đợc xác định là: "Ngoài việc tập trung đầu t phát triển kinh tế, các Tổng đội cần phải xây dựng và sớm trở thành các điểm sáng văn hoá tại nơi đóng quân. Là đơn vị đặc thù của đơn vị tổ chức Đoàn, nên cần phải tạo đợc môi trờng văn hoá lành mạnh, xây dựng đời sống văn hoá phong phú cho đội viên. Các Tổng đội TNXP phải thực sự trở thành mô hình kiểu mẫu cho cả nhân dân quanh vùng phấn đấu thực hiện"[10;6].

Xuất phát từ quan điểm trên, công tác xây dựng nếp sống văn hoá, đời sống văn hoá đợc các đơn vị quan tâm. Chính Đảng bộ Tổng đội (bao gồm Bí th Đảng uỷ và Phó bí th Đảng uỷ), các đoàn thể (Đoàn TNCS lực lợng TNXP và Công đoàn lực lợng TNXP) là đội ngũ gơng mẫu đi đầu đa hoạt động văn hoá văn nghệ, thể thao quần chúng thờng xuyên đợc duy trì và phát triển. Niềm vui trong lao động gắn với niềm vui trong sinh hoạt, những trận thi đấu thể thao tràn ngập niềm vui, những buổi giao lu văn hoá bên ánh lửa bập bùng, nồng ấm men say r- ợu cần. Bản sắc văn hoá vùng cao đợc khơi dậy xen lẫn hoạt động văn hoá mới của hơng đất tình ngời cứ lớn dần lên theo thời gian. Mỗi tổng đội có ít nhất một sân bóng chuyền, một sân bóng đá và bàn đánh bóng bàn, 5/11 Tổng đội có nhà văn hoá. Trang thiết bị hoạt động văn hoá thể thao nh tăng âm, loa máy khá đầy

đủ. 10/11 Tổng đội có điện thoại, 1 Tổng đội có trạm thu phát truyền hình, 1 Tổng đội xây dựng đợc trạm truyền thanh phát sóng FM, 716 máy thu hình, 85% số hộ có rađiô, Cátsette.

Những hoạt động văn hoá thể thao sôi nổi trên đã tạo không khí vui tơi, đoàn kết trong các Tổng đội, tăng cờng giao lu với các đơn vị trong vùng. Các hoạt động văn hoá - văn nghệ, thể dục thể thao, truyền thanh, truyền hình, thông tin bu điện đợc duy trì và quan tâm phát triển đã có vai trò rất lớn trong việc tuyên truyền đờng lối, chủ trơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nớc, tuyên truyền gơng "ngời tốt, việc tốt", "ngời thật, việc thật", các điển hình tiên tiến. Sâu xa hơn góp phần đấu tranh chống tiêu cực, chống Diễn biến hoà bình.

Nhờ vậy, nếp sống văn hoá trong các hộ gia đình đội viên đi vào nề nếp nh cới xin, ma chay tiết kiệm, không lãng phí. ở vùng sâu, vùng xa, các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan dần dần đợc xoá bỏ. Số hộ gia đình đội viên đợc công nhận gia đình văn hoá chiếm 90%. Năm 2000, nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập Đoàn, Tổng đội TNXP I đợc UBND tỉnh tặng danh hiệu đơn vị văn hoá. Đây cũng là Làng văn hoá thanh niên đầu tiên của cả nớc. Năm 2002, Tổng đội II đ- ợc Chủ tịch UBND tỉnh trao Bằng Đơn vị văn hoá.

Một phần của tài liệu Thanh niên xung phong nghệ an trong công cuộc bảo vệ và xây dựng tổ quốc 1950 2005 (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w