Thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và dũng cảm chiến đấu 1 Lực lợng thanh niên xung phong chiến đấu tại địa bàn Nghệ An

Một phần của tài liệu Thanh niên xung phong nghệ an trong công cuộc bảo vệ và xây dựng tổ quốc 1950 2005 (Trang 68 - 75)

2.2.2.1. Lực lợng thanh niên xung phong chiến đấu tại địa bàn Nghệ An

TNXP là tổ chức quân sự hoá, đi đôi với nhiệm vụ sản xuất phải chuẩn bị cho TNXP tinh thần sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu dũng cảm khi cần thiết: "Về mặt chiến đấu, Đội cần đợc trang bị, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu khi cần thiết…"[33;1]. Nhiệm vụ này bao gồm ba nội dung chính:

Phục vụ sản xuất, bảo toàn lực lợng và bảo vệ các công trình; Phục vụ chiến đấu, và chiến đấu khi cần thiết; Luyện tập quân sự, rèn luyện sức khoẻ, xây dựng nếp sống quân sự hoá, sẵn sàng bổ sung lực lợng vũ trang.

Nhằm đạt yêu cầu nói trên, lực lợng TNXP đợc tổ chức gọn nhẹ, vừa thích hợp nhiệm vụ sản xuất, vừa thích hợp nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. Tất cả lực lợng TNXP đều hoạt động thống nhất theo nội quy, điều lệnh, nội vụ 10 lời thề, 10 điều kỷ luật của TNXP do Ban TNXP TW ban hành. Do đó, TNXP đợc huấn luyện thống nhất, thực hiện chơng trình huấn luyện và xây dựng nếp sống quân sự hoá thống nhất. Lực lợng TNXP "đợc trang bị vũ khí 10% đợc huấn luyện nâng cao theo chơng trình của Bộ chỉ huy quân sự địa phơng để đủ khả năng phối hợp chiến đấu với bộ đội, dân quân bất cứ lúc nào" [13; 102]. Ngoài số này, "Tất cả số TNXP còn lại đều đợc huấn luyện theo chơng trình cơ bản sử dụng vũ khí thông thờng, cứu thơng, cứu sập và chủ yếu là tập luyện theo năm môn phối hợp để rèn luyện thân thể và thực hiện nếp sống quân sự hoá, nâng cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng gia nhập lực lợng vũ trang" [16; 103].

Phong trào luyện tập năm môn phối hợp ở Tổng đội TNXP Cù Chính Lan diễn ra khá sôi nổi. Có thể nói đây là lực lợng nòng cốt, đi đầu trong thanh niên toàn tỉnh. "Trong một cuộc thi do Tỉnh đoàn thanh niên và Uỷ ban thể dục thể thao tỉnh tổ chức, lực lợng TNXP tỉnh đã đạt 3 giải nhất, nhì, ba của năm môn phối hợp" [16;104].

Nhiều tấm gơng chiến đấu rất dũng cảm xuất hiện ở hầu hết các đội TNXP và các trọng điểm địch đánh phá ác liệt, trong đó có đồng chí Lê Trọng Ngọ (Đại đội 334). Khi máy bay địch ném bom, một chiếc thuyền của dân bị bắn chìm, một em bé sắp chết đuối. Đồng chí Ngọ lao mình xuống nớc, dới làn bom đạn địch, ôm em bé nhảy lên bờ, lấy thân mình che cho em. Đồng chí đã anh dũng hy sinh để cứu em bé khỏi làn bom đạn.

Nhiều tập thể anh hùng là những tấm gơng anh dũng tuyệt vời mà chúng ta không thể quên. Nhng ác liệt nhất vẫn là trọng điểm Truông Bồn gắn với những đội viên TNXP “Tiểu đội thép” (Là tên gọi sau này. Cảm động trớc sự hy sinh của 13 đội viên TNXP tại Truông Bồn, nhân dân địa phơng đặt tên cho họ là Tiểu đội thép để ví tinh thần chiến đấu của họ với sắt thép), Đội 300.

Cuối năm 1967, không quân Mỹ điên cuồng đánh phá miền Bắc ngày càng ác liệt. Tuyến đờng 1A đi qua tỉnh Nghệ An bị đánh nát nhiều đoạn. Các phơng tiện vận tải phải chuyển sang đi theo đờng chiến lợc 15. Truông Bồn nằm trên trục đờng 15. Đây là đoạn đầu đờng Trờng Sơn, thuộc xã Mỹ Sơn, Đô Lơng, Nghệ An, giáp giới hai huyện Nam Đàn và Đô Lơng. Truông Bồn là trọng điểm lợi hại. Hai bên là sờn núi cao đồi dốc. ở giữa chỉ có một con đờng đi qua, dài 5km. Truông Bồn trở thành "yết hầu" của tuyến đờng giao thông, là "túi bom", "cửa tử". Vì có vị trí quan trọng nh vậy nên Tổng đội đã chọn điều hai Đại đội 304, 317 chốt giữ. Đây là hai đơn vị có nhiều thành tích, có ý thức kỷ luật cao, có kinh nghiệm làm đờng và phòng tránh máy bay oanh tạc.

Ngày 19/02/1967, C317 và C304 chính thức nhận nhiệm vụ ở Truông Bồn. Lúc đầu đơn vị làm lán tập trung ở trong khe núi gần đờng. Nhng ngày 24/04/1968, máy bay địch oanh tạc vào doanh trại nên C317 sơ tán đóng quân ở địa điểm quanh Truông Bồn, bao gồm ở hợp tác xã Mỹ Thái, hợp tác xã Trần Phú (Mỹ Sơn), hợp tác xã Thống Nhất (Nhân Sơn). Chỉ tính riêng 4 tháng "Từ tháng 6 đến tháng 8/1968, máy bay Mỹ đã ném xuống Truông Bồn 2.692 quả bom"[47;347]. Nh vậy, 1km gánh chịu 538 quả bom.

Để đảm bảo giao thông thông suốt trên tuyến đờng huyết mạch, Đội TNXP 300 đã thành lập các tiểu đội thờng xuyên bám trụ tại Truông Bồn, trong đó có Tiểu đội 2 của tiểu đội trởng Trần Thị Thông. Tiểu đội gồm 12 nữ, đều là các đội viên xuất sắc của các huyện Đô Lơng, Yên Thành, Diễn Châu, Hng Nguyên, đợc tuyển chọn từ hai đại đội 304, 317.

Trớc lúc đợc lựa chọn vào tiểu đội, tất cả anh chị em đều làm đơn tình nguyện và có ngời viết bằng máu mình ký vào đơn, thề quyết tử để bảo vệ mạch máu giao thông của Tổ quốc, thực hiện khẩu hiệu "Địch đánh ta cứ đi". Tiểu đội từng đa hàng ngàn xe qua trọng điểm ở những thời điểm địch đánh phá ác liệt nhất. Những đêm tối trời, đèn gầm của xe sợ lộ mục tiêu, không dám bật, các đội viên TNXP lấy bẹ chuối rải trên mặt đờng làm cự cho xe vợt trọng điểm. Nhng bẹ chuối trắng cũng bị nát, lấm bùn. Các đội viên TNXP lại lấy thân mình, mặc áo trắng, chạy trớc xe để dẫn đờng. Có những đêm đến 438 lợt xe qua lại, các đội viên TNXP vẫn bình tĩnh hớng dẫn từng xe vợt qua.

Tháng 10/1968, cả Tiểu đội sắp hoàn thành nghĩa vụ 3 năm, bốn đội viên nữ (Doãn, Phúc, Tâm, Bốn) đã có giấy gọi đi học ở Hà Nội. Các cô bàn nhau xin đợc ra mặt đờng làm thêm ngày cuối cùng sửa lại đoạn đờng thật đẹp làm kỷ niệm trong giờ phút chia tay. Khoảng 4h sáng ngày 31/10/1968, 12 đội viên của Tiểu đội 2 và 2 đội viên Hoà, Hạp (C317) ra hiện trờng làm việc. Chính tinh thần lao động, chiến đấu của họ là nguồn cảm hứng trực tiếp cho sự ra đời của bài thơ “12 cô gái Truông Bồn” của nhà thơ Quang Huy. Bài thơ là hình ảnh đẹp đẽ về tinh thần lao động, chiến đấu của TNXP Truông Bồn nói riêng, TNXP Nghệ An nói chung:

"Mời hai cô gái Truông Bồn Nửa đêm thức dậy giữa vòm sao khuya

…Em ra mở lối cho ngày sáng lên Sững sờ tay vẫy trong đêm

áo em trắng quá, anh nhìn thêm thơng. …Anh đi vợt núi xuyên rừng

Chúng em thức mấy đêm trờng thấm chi"[3;12 - 13]

Đến 6h30 phút, một tốp máy bay Mỹ bất ngờ ào đến thả bom trúng đội hình tiểu đội đang lao nhanh vào hầm. 13 đội viên TNXP đã anh dũng hy sinh. Trên cánh tay của Doãn, khi đợc bới lên vẫn còn buộc các giấy tờ quyết định đi học, giấy chuyển sinh hoạt Đảng, tem gạo…Trên miệng Hạp còn ngậm cái còi. A trởng Trần Thị Thông đợc cứu sống nhờ có khẩu súng trờng nhô lên khỏi hầm bị sập. Tối hôm đó, hai đội TNXP cùng bà con hai xã Nhân Sơn, Mỹ Sơn lo chu đáo lễ truy điệu, tiễn đa các liệt sỹ về nơi an nghỉ cuối cùng! Nhng có lẽ:

"Mời hai cô gái dịu hiền

Bom không át nổi ngàn đêm tiếng cời Dẫn xe vợt dốc khuya rồi

Lại về ngủ giữa một trời đầy sao!"[3;12 - 13].

Trong thời gian làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông tại Truông Bồn, 8/14 đội viên đợc kết nạp Đảng, 14/14 đội viên đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua. Tiểu đội thép đợc Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng lẵng hoa, đợc TW Đoàn TNLĐ Việt Nam tặng thởng cờ mang chân dung Nguyễn Văn Trỗi.

Bảng 2: Danh sách “Tiểu đội thép Truông Bồn”

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Trần Thị Doãn (Tiểu đội phó) Hà Nhất Danh Hoàng Thị Nhung Nguyễn Thị Tâm Phan Thị Dung Nguyễn Thị Phúc Vũ Thị Hiên Đinh Thị Vinh Đoàm Thị Bốn Nguyễn Thị Hoài Nguyễn Thị Văn Cao Ngọc Hoà Trần Văn Hạp Trần Thị Thông (Tiểu đội trởng) 1948 1948 1948 1946 1948 1947 1948 1948 1947 1951 1950 1945 Sơn Thành, Yên Thành Phú Thành, Yên Thành Phúc Thành, Yên Thành Hợp Thành, Yên Thành Hợp Thành, Yên Thành Phúc Thành, Yên Thành Tăng Thành, Yên Thành Quỳnh Ngọc, Quỳnh Lu Khánh Thành, Yên Thành Hng Yên, Hng Nguyên Thợng Sơn, Đô Lơng

Diễn Lộc, Diễn Châu (C317) Tiên Thành, Yên Thành (Trực ban C317) Thọ Thành, Yên Thành

Xác minh sự kiện diễn ra tại Truông Bồn (31/10/1968), chúng tôi có hai vấn đề lu ý: Thứ nhất: hiện nay tại Địa danh lịch sử cấp quốc gia Truông Bồn có bia tởng niệm khắc tên 14 tên liệt sỹ TNXP Truông Bồn hy sinh ngày 31/10/1968 là không đúng sự thật lịch sử. Chị Hoàng Thị Tiu (1949, Diễn Thái, Diễn Châu) cũng là một ngời đội viên TNXP Nghệ An (C317) nhng không phải hy sinh trong thời khắc lịch sử đó. Chị chết trớc sự kiện ngày 31/10/1968 do bị bệnh sốt rét. Thứ hai: Có nhiều tài liệu xem chị Trần Thị Bảo là tiểu đội trởng tiểu đội 2 và cũng là đội viên TNXP Truông Bồn duy nhất còn sống (Sở GTVT Nghệ An (1996), Lịch sử GTVT Nghệ An, NXB GTVT, HN, Trang 132, 247; Bài Nhớ mãi Truông Bồn của Tác giả Nắng Hồng đăng trên Báo Nghệ An số 1472, 23/7/1993; Bài Day dứt Truông Bồn, Tác giả Vơng Trọng, Báo Nghệ An, số 1936, 3/5/1997; Phóng sự của Đài truyền hình Nghệ An và VTV3 TW, 9/1996…). Nhng chị Trần Thị Thông mới đúng là tiểu đội trởng tiểu đội 2, ngời duy nhất còn sống sót trong vụ oanh tạc của máy bay Mỹ ngày 31/10/1968.

Một ngày sau sự kiện Truông Bồn (1/11/1968), Mỹ buộc phải ngừng ném bom miền Bắc. Các tuyến giao thông đợc nhanh chóng phục hồi. Giao thông đ-

ợc thông suốt, yêu cầu tuyển TNXP ít hơn. Năm 1969, chỉ tuyển 5.500 ngời, gồm 23C tập trung trong ba Đội (63 - 65 - 75). Số chiến sỹ nhiệm kỳ I chuyển sang công nhân và các ngành khác, một số đi học các trờng trung cấp, đại học, phần lớn về địa phơng.

Nhng bắt đầu từ năm 1972, Mỹ - Ngụy ngoan cố ở Hội nghị Pari khiến cho tình hình thay đổi dẫn đến Mỹ huy động tổng lực hải, lục, không quân mở lại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc với quy mô lớn hơn, tập trung bom đạn nhiều hơn. Chúng dùng B52 đánh phá Hà Nội - Hải Phòng. Các tuyến giao thông khu IV thuộc khu vực Cán Soong địch càng tập trung đánh phá ác liệt, cầu đờng lại bị đánh hỏng, băm nát. Một lần nữa tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc lại giục giã nam nữ TNXP Nghệ An lên đờng tăng cờng cho ngành GTVT làm nhiệm vụ mở đờng.

Thực hiện chỉ thị của cấp trên hai Đội TNXP mới (Đội 289, Đội 309) đợc ra đời, mục đích: cùng với các đơn vị cũ đảm bảo giao thông trên tuyến đờng huyết mạch. Đội 289 bao gồm 10 đại đội, do đồng chí Lý Văn Nhạn và Nguyễn Thanh Tiên, Nguyên Sỹ Hoá, Phan Văn Thám chỉ huy. Đội 309 gồm sáu đại đội do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Huy Tiêu, Nguyễn Văn Nghĩa chỉ huy.

Đặc biệt, ở tuyến 1A do Đội 289 phụ trách, địch đánh phá ác liệt nhất, vũ khí sử dụng gồm B52 và pháo hạm đội 7. Phát huy truyền thống chiến đấu kiên cờng, dũng cảm và kinh nghiệm xơng máu của lớp trớc, lực lợng TNXP mới thành lập đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Sau 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không" buộc đế quốc Mỹ phải chấp nhận ngừng ném bom miền Bắc và ký hiệp định Pari. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngay sau đó, lực lợng TNXP đợc giao nhiệm vụ nhanh chóng hàn gắn vết thơng chiến tranh, san lấp hố bom, phục hồi đờng sá, cầu cống để vận chuyển chi viện cho chiến trờng đợc nhanh chóng. Khôi phục tuyến đờng ở Cầu Cấm không ai khác ngoài những ngời con gái, con trai của Đại đội 333. Những cán bộ, đội viên C333 lại vui vẻ, hân hoan nhận nhiệm vụ mới trên con đờng nham nhở vết thơng vì bom đạn cày xới nhng rất thân quen ấy. Để biến khẩu hiệu "Khí thế tiến công, không ngừng, không nghỉ, chớp lấy thời gian, gìanh năm nhất thắng Mỹ" thành hiện thực đơn vị đã sử dụng nhiều biện pháp nh: vừa làm công tác giáo dục t tởng cho cán bộ vừa cải tiến kỹ thuật. Làm tốt công tác giáo

dục t tởng cho đội viên có sự đóng góp rất lớn của đội ngũ cán bộ Chi bộ, Chi đoàn. Để có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đa năng suất lao động tăng nhanh, vợt mức kế hoạch nh đã định, Ban chỉ huy Đại đội đã khoán lơng cho từng tiểu đội.

Chỉ sau một thời gian ngắn, các tuyến đờng bộ, đờng sắt đều thông suốt. C333 lại đợc tin tởng giao nhiệm vụ làm đờng 79 đi Nam Đàn về quê hơng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đờng Vinh - Cửa Hội. Kỹ thuật tuy mới mẻ nhng anh chị em đều nhanh chóng tiếp thu, thích nghi, hoàn thành nhiệm vụ vợt chỉ tiêu. Khẩu hiệu đề ra lúc này là: "Phất cao cờ hồng Đại đội 333 quyết lập công dâng Bác". Quyết tâm cao cộng với truyền thống kiên cờng, dũng cảm, bám sát cầu đờng, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, công trình 79 đạt năng suất từ 100% đến 130%.

Năm 1969, Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu, ngời cha già của dân tộc qua đời. Thực hiện di chúc thiêng liêng của Ngời, biến đau thơng thành hành động cách mạng, đơn vị 333 đợc Đảng uỷ ngành GTVT giao nhiệm vụ làm 4km đờng từ quê ngoại sang quê nội. Yêu cầu về kỹ thuật làm đờng cao, phải rải đá nhỏ và đều. Với bàn tay chăm chỉ, tinh thần trách nhiệm cao, trình độ kỹ thuật đã đợc nâng lên, C333 đã hoàn thành con đờng trớc thời hạn 20 ngày. Con đờng là tấm lòng của những ngời con C333 TNXP Nghệ An kính dâng lên hơng hồn vị cha già trong ngày 100 ngày.

Đặc biệt, Đội Cù Chính Lan ở Quảng Bình rút ra sau một thời gian củng cố, bổ sung quân đã nhận làm đờng từ Phúc Sơn đến biên giới (Cao Vều) phục vụ lâm nghiệp và quốc phòng. Đây là tuyến đờng hầu hết xuyên qua rừng già, vách núi hiểm trở, chạy qua nhiều sông suối, thác ghềnh. Điều kiện thi công rất khó khăn, có lúc nớc sông lên cao phải huy động lực lợng gánh bộ hàng trăm cây số.

Sau khi địch ném bom trở lại miền Bắc (1972), đơn vị lại đợc giao thêm nhiệm vụ sẵn sàng chi viện cho các tuyến giao thông ác liệt nh: Bến Thuỷ, Ga Vinh, Cầu Phơng Tích, Cầu Giát, Hoàng Mai, Thái Hoà, Quỳnh Lu… cùng bộ đội xây dựng công sự quốc phòng.

Suốt trong mùa ma bão năm 1972, phải thờng trực ứng cứu hộ đê, đắp đê. Việc lãnh đạo và chỉ huy cũng gặp nhiều khó khăn, phức tạp do đơn vị phải làm

nhiều nhiệm vụ trong một lúc, quan hệ với nhiều ngành kinh tế khác nhau, nhiệm vụ thờng xuyên cơ động, phân tán ở nhiều nơi trong diện rộng.

Trong tình hình thực tế đó, các cán bộ và chiến sỹ luôn nêu cao vai trò tự lực, tự cờng, chủ động, độc lập, sáng tạo khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, sẵn sàng hy sinh, xả thân vì nhiệm vụ, đợc Uỷ ban hành chính tỉnh tặng cờ Nguyễn Văn Trỗi

Hoàn thành nhiệm vụ tham gia chiến đấu tại địa bàn trong tỉnh, lực lợng TNXP Nghệ An đã gián tiếp góp sức mình vào thực hiện nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ Quốc.

Một phần của tài liệu Thanh niên xung phong nghệ an trong công cuộc bảo vệ và xây dựng tổ quốc 1950 2005 (Trang 68 - 75)