0
Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Thành tựu văn hoá

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU BẢN SẮC VĂN HOÁ ĐÔNG NAM Á CỔ TRUNG ĐẠI (Trang 40 -48 )

Trên cái nền của văn hoá bản địa, cộng với sự tiếp thu văn hoá Trung, ấn của thiên niên kỷ đầu công nguyên, trong thiên niên kỷ tiếp theo của thời kỳ lịch sử, văn hoá Đông Nam á đã đạt đợc những thành tựu đáng kể cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.

Về mặt t tởng, trớc hết phải kể đến sự xuất hiện của một số tôn giáo mới ở Đông Nam á, Hồi giáo và Kitô giáo. Hồi giáo đợc truyền vào các quốc gia hải đảo Đông Nam á từ thế kỷ XIII mà lãnh thổ đầu tiên của nó là vùng Bắc Sumatra. Ngời Ache là c dân đầu tiên theo Đạo Hồi. Khi Malacca trở nên cờng thịnh thì nó trở thành trung tâm chủ yếu truyền bá đạo Hồi. Có một điều đặc biệt là đa Đạo Hồi đến Đông Nam á thờng không phải là những nhà truyền đạo chuyên nghiệp mà là các thơng gia ấn Độ, A Rập và Ba T. Và nếu nh Đạo Hồi đến Trung Cận Đông và ấn Độ bằng những cuộc chiến tranh “thần thánh” thì, trái lại, nó đến Đông Nam á hoàn toàn bằng con đờng thơng mại, hoà bình. Cũng từ đây, văn hoá A Rập, Ba T bắt đầu có ảnh hởng ở Đông Nam á . So với

ấn Độ giáo, Hồi giáo có tính dân chủ hơn hẳn bởi lẽ nó không bị gò bó bởi tính chất đẳng cấp nặng nề. Nó đáp ứng đợc những khát vọng của quần chúng nhân dân về sự công bằng, bình đẳng, do đó, ở một mức độ nhất định và trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định, Hồi giáo đã góp phần đáng kể vào việc đoàn kết các dân tộc trong việc chống ngoại xâm.

Muộn hơn Hồi giáo một thời gian, Kitô giáo cũng xâm nhập vào một số quốc gia Đông Nam á . Kitô giáo vào Philippin từ thế kỷ XVI, ở Philippin Kitô giáo đợc khởi xớng bởi giáo sĩ Andres de Urdaneta vào năm 1571. Năm 1574, Manila đợc Tây Ban Nha và toà thánh Vatican đặt tên là “Thành phố thanh cao và muôn đời trung nghĩa” và nó trở thành trung tâm Kitô giáo của quần đảo Philippin. Kitô giáo cũng vào Cămpuchia và Việt Nam từ thế kỷ XVI. “Năm Nguyên Hoà thứ I (1533), đời vua Lê Trang Tông có một ngời Tây Dơng tên là Inêkhu theo đờng biển lẻn vào giảng đạo Gia tô ở các làng Ninh Cờng, Quần Anh, Trà Lũ” (nay thuộc Nam Định) [ 6 ; 548]. Từ đó các giáo sĩ phơng Tây (Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha) tìm đến ngày càng đông để truyền đạo. ở

Majapahit, đạo Kitô xuất hiện ở thế kỷ XVI còn đạo Tin lành thì đợc ngời Hà Lan đa vào từ thế kỷ XVII. Đạo Kitô theo chân thực dân Bồ Đào Nha lúc đầu đến Sumatra, rồi đến Giava và các đảo khác. Nhng sau đó, do Anh thế chân Bồ Đào Nha, đạo Tin lành đợc phổ biến hơn.

Đồng thời với sự xuất hiện của đạo Hồi và đạo Kitô, tuỳ ở từng quốc gia, những tôn giáo đã du nhập vào Đông Nam á trớc đấy, ở thời kỳ này , cũng vẫn có những ảnh hởng đáng kể. ở Cămpuchia, bắt đầu từ thời Jayavarma VII (1181-1219 ), Phật giáo đã hoàn toàn thay thế ấn Độ giáo và trở thành quốc giáo của ngời Khmer. Từ đó Phật giáo Tiểu thừa trở thành tôn giáo của cả tầng lớp quý tộc lẫn bình dân. Nó góp phần không nhỏ vào việc đoàn kết toàn dân. ở

Việt Nam, trong thời Lý-Trần, triều đình thực hiện chính sách tam giáo (Nho- Phật-Đạo) đồng nguyên không hạn chế sự phát triển của bất kỳ tôn giáo nào.

Do đó, tinh thần văn hoá Lý-Trần là tinh thần khai phóng đa nguyên, phối hợp Phật -Đạo-Nho cũng với các tín ngỡng dân gian khác [ 6; 116].

Trong số những thành tựu về văn hoá tinh thần ở thời kỳ này phải kể đến sự xuất hiện một số bộ luật ở các quốc gia Đông Nam á . ở Giava, một bộ luật cổ có tên là Sivasaxana do vua Erelanga xây dựng đã ban hành. ở Miến Điện, bộ luật đầu tiên bằng tiếng Miến Điện cũng đã đợc soạn thảo trong thời Tongu. Bộ luật này có tên gọi là Maharaja Dhamathat. ở Việt Nam, một bộ luật đồ sộ, mang tính văn hoá cao, đợc thực thi trong một thời gian khá dài là bộ luật Hồng Đức. Năm 1483, dới sự chỉ đạo của Lê Thánh Tông, tất cả những điều luật đã đ- ợc ban hành đợc tập hợp lại một cách hệ thống và chỉnh lý, bổ sung thành một bộ luật hoàn chỉnh. Bộ luật Hồng Đức đợc sử dụng đến tận cuối thế kỷ XVIII, sau đó đợc tiếp tục bổ sung, gồm 721 điều, chia thành 6 quyển, 16 chơng. Đây là một bộ luật lớn, bao hàm nhiều lĩnh vực: luật hình sự, luật dân sự-tố tụng, luật hôn nhân-gia đình. Sự xuất hiện của nhiều bộ luật vào thời kỳ này đánh dấu một bớc phát triển quan trọng của lịch sử pháp quyền Đông Nam á .

Một thành tựu khác của văn hoá Đông Nam á cần phải kể đến là sự xuất hiện các chữ viết mới của các dân tộc, phơng tiện chuyển tải thông tin quan trọng nhất của con ngời.

Theo những dấu tích đã biết, chữ Thái cổ đã hình thành ở vùng bắc Đông Dơng-tây nam Trung Quốc, tức là khu vực đông ngời Thái sinh sống. Chữ Thái cổ có nhiều yếu tố giống chữ Pegu cổ (ở Miến Điện) vốn xuất hiện vào đầu công nguyên. Song bản thân chữ Pegu cổ thực ra cũng bắt nguồn từ chữ ấn Độ cổ. Chữ Thái-Xiêm, tức chữ viết của c dân Thái khu vực Chao Praya ra đời vào khoảng thế kỷ XIII.

Chữ Lào ra đời khoảng thế kỷ XIV trên cơ sở chữ Xiêm cổ. Một văn bản có niên đại chính xác liên quan đến sự xuất hiện của chữ Lào là lời huấn thị của Pha nguồn năm 1353. Các văn bản muộn hơn là văn bia Vat that (Luông Pha

Băng) năm 1548, văn bia Donsai năm 1560 và văn bia That Luôn (Viên Chăn) năm 1566 [ 9 ; 64].

ở Việt Nam, đồng thời với chữ Hán, chữ Nôm cũng đã xuất hiện trong thời Lý-Trần. ở thời kỳ này, nhiều tác phẩm nổi tiếng đã đợc viết bằng chữ Nôm “c trần lạc đạo phú”, “đắc thử lâm tuyền thành đạo ca” của Trần Nhân Tông, “Giáo tử phú” của Mạc Đĩnh Chi, “Vịnh hoa Yên Tự phú” của Huyền Quang… Một sự kiện quan trọng khác trong lĩnh vực chữ viết là sự ra đời của chữ Quốc ngữ thế kỷ XVII. Sự ra đời cuả chữ Quốc ngữ trớc hết phục vụ cho mục đích truyền đạo. Lúc bấy giờ, để việc truyền đạo có hiệu quả, các giáo sĩ phơng Tây đã học tiếng Việt, dùng tiếng Việt để truyền giáo. Để ghi âm tiếng Việt, không thể dùng chữ Hán (vì chữ Hán vừa “khó vào” đối với quần chúng vừa khó học đối với bản thân các giáo sĩ) nên họ đã sáng tạo ra một thứ chữ mới trên cơ sở con chữ Latinh.

Văn học Đông Nam á trong thiên niên kỷ thứ II cũng hng thịnh theo sự h- ng thịnh của các quốc gia. ở hải đảo, một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất ở thế kỷ XV phản ánh sự hng thịnh của vơng quốc Majapahit là cuốn Pararaton (hay là “Sách của các ông vua”). Tác phẩm đợc viết bằng ngôn ngữ Giava cổ với nội dung ca ngợi quê hơng đất nớc, ca ngợi tinh thần thống nhất quốc gia. Một tác phẩm khác là trờng ca Negarak retagama của nhà thơ Prapantra miêu tả những cuộc du ngoạn khắp đất nớc của ông vua thời Mariphahit và sự quan tâm của ông đối với đời sống nhân dân. Trong tác phẩm này, Prapantra đã đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng nh quan hệ giữa nhà vua và nhân dân, việc lãnh đạo quốc gia, vấn đề quyền lực cá nhân, chính sách đối nội…

Sự thịnh vợng của vơng quốc Malacca đợc phản ánh rõ nhất qua tác phẩm khuyết danh “Truyện sử Malai”. ở đây tác giả miêu tả nhiều sự kiện lịch sử, kết hợp với trí tởng tợng phong phú của mình. Tác phẩm khuyết danh này kể về cuộc sống cung đình, hệ thống cai trị, phong tục tập quán… của quốc vơng và c

dân Malacca. Đây là một tác phẩm lớn, kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính chất cung đình và các sáng tác dân gian nh ngụ ngôn, truyền thuyết [17; 87 - 88].

Cũng trong thời kỳ này có nhiều tác phẩm cổ vũ, tuyên truyền cho t tởng Hồi giáo, đề ca thiên thần Môhamet thực hiện ý chí của đức thánh Allah. Phần lớn các tác phẩm này đều chịu ảnh hởng của văn học A Rập, Ba T .

Đồng thời với sự phát triển của văn hoá tinh thần là sự phát triển của văn hoá vật chất-tiền sử, cơ sở cho sự phát triển văn hoá tinh thần. Trong thiên niên kỷ này, có thể nói văn hoá vật chất Đông Nam á có sự phát triển vợt bậc mà một số thành quả của nó không chỉ có ý nghiã hôm nay mà còn cho muôn đời sau.

Cămpuchia, trong thời kỳ ăng co huy hoàng, đã xây dựng đợc nhiều công trình văn hoá. Dới thời Jayavarma VII, một hệ thống đờng giao thông trên khắp đế quốc Cămpuchia đã đợc xây dựng và mở rộng. Dọc theo các con đờng, ông cho lập 121 trạm dừng chân, mỗi trạm cách nhau 15 km và trong đó đều có các bếp lửa cho khách. Vua còn cho xây dựng 102 bệnh viện trên khắp mọi nơi. Và một điều đặc biệt là ở tất cả các bệnh viện đều có dòng chữ “ngời đau đớn vì bệnh tật của thần dân hơn là của chính ngời, vì nỗi đau đớn của mọi ngời đã gây nên nỗi đau đớn của các vua chứ không phải bởi chính nỗi đau đớn của các vua” [28 ; 32].

Công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới của Cămpuchia mà mọi ngời đều biết là khu đền ăngco, cách thủ đô Phnôngpênh ngày nay khoảng 250 km. Khu đến này bao gồm ăngco voát, ăngco thom và hàng loạt chùa xung quanh. Đợc xây dựng từ thế kỷ XII (bắt đầu xây dựng năm 1122 và hoàn thành năm 1150),

ăngco voat chiếm một diện tích chừng 200 ha.Đền cao 60m, chia thành 3 tầng, với tổng số buồng lên tới 438. Bên trên đều là 5 ngọn tháp. ở ăngco voat có đến hàng nghìn mét vuông phù điêu, hàng nghìn hình tiên nữ ápsara xinh đẹp đợc khắc trên vách đá.

ăngco thom là khu đền hình vuông, mỗi chiều khoảng 5km, có thành luỹ bao quanh. Trung tâm của quần thể ăngco thom là khu đền Bay on, một hình ảnh tuyệt vời nhất về nghệ thuật biểu tợng hoành tráng khmer. Toàn bộ Bayon có khoản hơn 50 tháp lớn nhỏ, lô nhô trông nh một rừng đá.

Cả khu đền ăngco đợc xây dựng bằng những phiến đá khổng lồ, khối nọ xếp chồng lên khối kia. Khu đền là một tác phẩm vĩ đại, kiệt tác cả về mặt kiến trúc, hội họa lẫn điêu khắc, đó là hàng loạt những bức hoạ trên đá, chiến đấu, sinh hoạt của ngời dân khmer. Với khu đền này, Cămpuchia thực sự bớc vào một kỷ nguyên mới trong sự phát triển của mình: kỷ nguyên thịnh vợng của nền văn hoá ăngco huy hoàng.

Thế kỷ XIII cũng là thời kỳ Pagan phát triển khá toàn diện cả về lãnh thổ, kinh tế - xã hội. Xét về văn hoá vật chất, nông nghiệp Pagan khá phát triển, đặc biệt là hệ thống thuỷ lợi. Nhiều hồ nớc và đập nớc đợc xây dựng mà tiêu biểu nhất là hồ chứa nớc Mrakan trên núi Tiuin. Cũng trong thời kỳ này ngời ta đã xây dựng những ngôi chùa tháp với bức hoạ phù điêu nổi lớn. Hàng nghìn ngôi chùa đã đợc xây dựng, trong đó vĩ đại nhất là chùa Svegutgi (chùa vàng) đợc xây dựng từ thế kỷ XIV. Chùa vàng đợc coi là biểu tợng của nhân dân Mianma, bởi vậy nói đến Mianma ngời ta không thể không nhắc tới chùa vàng, một trong những công trình kiến trúc vĩ đại bậc nhất của Đông Nam á.

ở Thái Lan vào thế kỷ XVIII, có một sự kiện quan trọng là việc dời thủ đô từ Ayuthaya về Thon Buri vào năm 1782. Để thủ đô mới không kém gì Ayuthaya, nơi đã từng hơn 400 năm là kinh đô của các triều đại lừng lẫy, Rama I đã dồn tâm sức vào việc xây dựng tờng thành bao quanh kinh đô, xây dựng cung điện lớn (Grand Palace) và các công trình công cộng khác, riêng bức tờng thành cũng là một công trình vĩ đại lúc bấy giờ.

Trong số các vơng quốc hải đảo thì Philippin là nơi thịnh hành Thiên chúa giáo hơn cả. Do đó, những công trình kiến trúc nổi tiếng ở đây chính là những nhà thờ Thiên chúa giáo đợc xây dựng từ các thế kỷ XVI - XVII. Các nhà thờ

này thờng theo phong cách barocco. Chúng đợc xây dựng bằng đá lớn và trang trí phu điêu đắp nổi và chạm khắc lộng lẫy.

ở Giava, từ thế kỷ X-XV, những công trình kiến trúc về thờ tự đợc tập trung ở núi Penangungan. Có đến khoảng 80 công trình đợc xây dựng dọc theo các triền núi cao này. Trong số những công trình đó, có vai trò quan trọng và độc đáo nhất là hồ nớc Jalatunda và Belakhan [25; 150].

Từ thế kỷ thứ XVI, với sự có mặt của ngời Hà Lan, nhiều công trình kiến trúc của Inđônêxia mang đậm phong cách châu Âu mà tiêu biểu nhất là thành phố Batavia đợc xây dựng vào thế kỷ XVII.

Sau khi dời đô về Thăng Long, tại đây nhà Lý đã cho xây dựng nhiều cung điện, đền đài, thành luỹ. Thành Thăng Long là một công trình xây dựng lớn nhất trong các triều đại phong kiến Việt Nam. Toàn bộ thành dài khoản 25 km đợc bố trí thành hai vòng. Bên trong thành có nhiều cung điện rực rỡ. Những công trình kiến trúc lớn của đời Lý là Chùa Một Cột, chùa Giạm, tháp Bảo Thiên,… Nghệ thuật điêu khắc trên gốm, đá và gỗ thời Lý khá đặc sắc. Bố cục các pho tợng gọn, đẹp và cân xứng. Kiến trúc và Mỹ thuật ở Việt Nam thời kỳ này rất gần với kiến trúc mỹ thuật Chăm và các nớc Đông Nam á khác [16; 115].

Từ thế kỷ X, Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong đời sống nhân dân, vì vậy năm 1031 triều Lý đã bỏ tiền xây dựng 950 ngôi chùa.Nho giáo, mặt dù cha mạnh, song cũng đợc chú ý. Năm 1070 nhà Lý dựng văn miếu, mở Quốc tử giám để đào tạo nhân tài và tuyển chọn quan lại cho bộ máy hành chính nhà n- ớc.

Sang thế kỷ XVI-XVII kiến trúc đình làng phát triển mạnh. Hàng loạt đền, đình, chùa lại tiếp tục đợc xây dựng. Tiêu biểu cho phong cách điêu khắc và kiến trúc thế kỷ XVII là đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh), đình Thạch Lôi (Hng Yên)…

Đầu thế kỷ XIX công trình kiến trúc vĩ đại nhất Việt Nam là kinh thành Huế và bố cục ba lớp bao bọc: kinh thành, hoàng thành và tử cấm thành. Là một toà kiến trúc đồ sộ và kiên cố, kinh thành Huế thực sự là một công trình văn hoá vật chất có giá trị của Việt Nam.

Tóm lại, xét về văn hoá vật chất, các công trình xây dựng ở Đông Nam á

trong thiên niên kỷ thứ hai thờng tập trung vào. Việc phát triển nông nghiệp, làm thuỷ lợi, xây dựng đập, hồ chứa nớc. Việc phát triển giao thông vận tải, đặc biệt là đờng sá. Việc xây dựng những công trình phục vụ tôn giáo nh chùa chiền, nhà thờ, thánh đờng, đền đài. Việc xây dựng các thành phố, thủ đô mới. Trên tất cả các lĩnh vực này, nhiều công trình vẫn có giá trị đến ngày nay và mai sau.

Thế kỷ XII cũng là thời kỳ Pagan phát triển toàn diện cả về lãnh thổ lẫn kinh tế -xã hội.

Chơng 3

bản sắc của văn hóa Đông Nam á

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU BẢN SẮC VĂN HOÁ ĐÔNG NAM Á CỔ TRUNG ĐẠI (Trang 40 -48 )

×