2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.1.2.2 Hoạt động câu lạc bộ khuyến nông ở Việt Nam
Từ trước khi tổ chức Khuyến nông nhà nước chính thức ra đời, một số địa phương đã thành lập CLB KN như: Các CLB nông dân giỏi ở các huyện như huyện Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành, Tiền Giang, CLB khuyến nông Vân Nội( Đông Anh - Hà Nội thành lập từ năm 1991 do Trung tâm thông tin và hợp tác quốc tế của Bộ Nông nghiệp chỉ đạo, CLB khuyến nông Cát Quế (Hoài Đức - Hà Tây).
Đến nay, cả nước có hơn 4.000 CLB KN và CLB lồng ghép các loại, trong đó các tỉnh tổ chức được nhiều CLB KN như: Cần Thơ 209 CLB, Tiền Giang 143 CLB, Lào Cai có 138 CLB, Sơn La có 208 CLB, Yên Bái có 32 CLB, Đắc Lắc có 92 CLB... Qua hoạt động các loại hình khuyến nông này đã chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, nâng cao kiến thức và phổ biến những kinh nghiệm hay trong sản xuất, kinh doanh giữa những người nông dân với nhau. [17]
Một số nơi có CLB KN điển hình như:
CLB KN ở Cà Mau: Từ năm 1999 đến nay các địa phương trong tỉnh đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Cà Mau tổ chức thành lập được 50 CLBKN có trên 1.500 hội viên tham gia. Trong đó thành phố Cà Mau: 8 CLB, huyện Thới Bình: 8 CLB, huyện U Minh 13 CLB, huyện Trần Văn Thời 18 CLB, huyện Cái Nước 3 CLB… Thông qua sinh hoạt CLB các hội viên tham gia đã có sự thay đổi về nhận thức, trình độ kỹ năng sản xuất được nâng lên, tập quán canh tác từng bước được cải thiện, bên cạnh đó CLBKN còn là nơi giao lưu, chia sẻ khó khăn trong cuộc sống, giúp nhau về mặt vật chất tinh thần, qua đó gắn bó tình làng nghĩa xóm trong hội viên và trong cộng đồng dân cư. Vì vậy trong những năm qua nhiều CLBKN đã có hội viên vươn lên thoát nghèo, một số vươn lên làm giàu, nhiều mô hình khuyến nông có hiệu quả cho thu nhập từ 50 triệu đồng/ha/năm được hình thành như: Mô hình lúa - cá đồng (CLBKN tập đoàn 10 xã Nguyễn Phích U Minh), mô hình lúa - màu (CLBKN Cơi Năm B xã Khánh Bình Tây Trần Văn Thời), mô hình lúa - tôm (CLBKN ấp 4 xã Trí Phải Thới Bình); mô hình VAC (CLBKN 12 A xã Khánh Bình Trần Văn Thời, CLBKN ấp 3 xã Khánh lâm U Minh); mô hình nuôi cá thâm canh cá rô đồng, cá bổi, cá chình, cá bống tượng...
(CLBKN khóm 2 thị trấn Trần Văn Thời, CLBKN Kinh Đứng xã Khánh Hưng Trần Văn Thời, mô hình nuôi baba (CLBKN 12 A xã Khánh Bình, CLBKN Kinh chùa xã Trần Hợi Trần Văn Thời)... Ngoài ra một số CLBKN còn vận động hội viên góp vốn gây quỹ, tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể địa phương đã xây dựng được quỹ hỗ trợ sản xuất lên đến vài chục triệu đồng như: CLBKN ấp 5 xã Khánh Bình Đông (vốn 50 triệu), CLBKN ấp 10A xã Khánh Bình Đông (vốn 30 triệu), CLBKN Kinh chùa xã Trần Hợi (vốn 10 triệu), CLBKN ấp Kinh Đứng xã Khánh Hưng (vốn 10 triệu) ... nhờ có nguồn vốn này mà các hội viên có điều kiện thực hiện mô hình sản xuất nhằm tăng thêm thu nhập, tháo gỡ được những khó khăn nhất là khi sản xuất gặp rủi ro thiên tai. [17]
CLB KN tại Bắc Giang: Huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang có 26 CLB khuyến nông cơ sở, tập trung chủ yếu ở các xã: Dương Đức, Tiên Lục và Tân Thanh. Bà Hà Ngọc Hoa, Trưởng Trạm Khuyến nông huyện đánh giá: CLB khuyến nông cơ
sở không chỉ là "Trường học của nông dân mà còn là cầu nối hiệu quả để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật". Tất cả các mô hình thực hiện qua CLB khuyến nông đều
thành công và nhân rộng, vì tập hợp được nhiều người có cùng khả năng tham gia. Những năm qua, nhờ các CLB khuyến nông, nhiều loại cây, con giống mới như: Lúa thuần ĐB5, ĐB6, lúa lai Nhị ưu 838, bí xanh, dưa chuột bao tử, ngô ngọt, lợn siêu nạc, cá Diêu hồng, rô phi đơn tính... được đưa vào sản xuất. Hiện nay, 100% diện tích lúa, lạc trên địa bàn huyện được gieo trồng bằng các giống mới có năng suất, chất lượng cao. Nhiều công thức luân canh mới cho thu nhập từ 50-120 triệu đồng/ha/năm như: Dưa chuột bao tử - Lúa mùa – Cà chu bi; Lúa xuân - Cải dưa – rau vụ đông – Kim tiền thảo; Lúa xuân - Đậu tương hè – Cây sinh địa; Lúa xuân – Lúa mùa - Lạc thu đông... Hiện nay, trên địa bàn huyện Lạng Giang, mỗi CLB khuyến nông đều có một tủ sách kỹ thuật Nông – Lâm – Ngư nghiệp giúp bà con tìm hiểu học tập. Nhiều địa phương còn trích ngân sách hỗ trợ kinh phí hoạt động cho CLB khuyến nông.[17]
Và rất nhiều CLB KN khác hoạt động đem lại hiệu quả rất cao.