2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.2 Hoạt động câu lạc bộ khuyến nông tại Nghệ An
Thực hiện Nghị quyêt 8 của Trung ương về công nghiêp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Để tạo đà cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, trước mắt cần xây dựng một mạng lưới khuyến nông cơ sở. Trong mạng lưới khuyến nông cơ sở thì có CLB KN là một tổ chức khuyến nông vững mạnh sẽ đủ sức chuyến giao cho nông dân TBKT mới vào sản xuất nông nghiệp. CLB KN sẽ tuyên truyền tới hộ nông dân những thôn tin mới để bà con tự áp dụng vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao kể cả thông tin về kinh tế và thị trường.
Việc chuyển tải thông tin cho nông dân được thực hiện từ trung ương đến địa phương xuống cơ sở qua mạng lưới khuyến nông bằng nhiều kênh thông tin khác nhau. Nhưng trong thực tế số hộ tham gia sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An chiếm tới gần 90%. Vì vậy việc tổ chức các lớp tập huấn, tham quan của Trạm khuyến nông đến từng hộ nông dân là hết sức khó khăn và hạn chế. Các CLB KN cơ sở sẽ là những đơn vị trực tiếp hướng dẫn kỹ thụât cho nông dân với quy mô gia đình qua các mô hình trình diễn, nông dân được tận mắt nhìn thấy cho nên dễ tiếp thu và làm theo.
Thực tế ở tỉnh Nghệ An những xã nào có CLB KB hoạt động mạnh thì ở đó việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới dễ dàng và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ví dụ như ở xã Thọ Thành huyện Yên Thành CLB KN đóng vai trò chủ lực trong việc chuyển giao TBKT cho nông dân.
Trung tâm khuyến nông tỉnh, huyện cùng bà con nông dân các CLB KN xây dựng mô hình trình diễn, thông qua mô hình đưa TBKT mới vào sản xuất nông nghiệp. Các CLB KN cơ sở vừa là hệ thống phối hợp, vừa là người trực tiếp tác chiến, xây dựng mô hình.
Theo tìm hiểu Chị Phạm Thị Hà An phó Ban tuyên giáo Hội Liên hiệp Phụ nữ Nghệ An cho biết Tổng kết 10 năm xây dựng CLB từ 1998-2007, trong toàn tỉnh đã xây dựng 5195 CLB, bao gồm khoảng 85 loại hình. Trong đó CLB Không sinh con thứ 3 có 1044; Bà nội bà ngoại 600; Tín dụng tiết kiệm 595; Văn hóa văn nghệ 583; Lồng ghép 357; Mẹ chồng nàng dâu 319; Gia đình hạnh phúc 107… Nhìn
chung thuộc lĩnh vực văn hóa xã hội còn CLB mang màu sắc kinh tế rất khiêm tốn chỉ có 56 CLB KN, 32 CLB kinh tế lồng ghép với các tổ chức khác, 21 CLB chăn nuôi.[17]
Kết quả sản xuất nông nghiệp Nghệ An!
Sản lượng lương thực đạt 1.143.852 tấn năm 2006/832.399 tấn năm 2000, tăng 137,42%. Trong đó: Sản lượng lúa đạt 911.267 tấn năm 2006/753.643 tấn năm 2000, tăng 120,92% trong điều kiện diện tích lúa giảm từ 186.838ha năm 2000 xuống còn 182.135ha năm 2006 chuyển diện tích này sang cây trồng khác phù hợp và có hiệu quả kinh tế cao hơn. Sản lượng ngô đạt 232.544 tấn năm 2006/ 78.672 tấn năm 2000, tăng 295,59%. [17]
Hình thành các vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu như: Diện tích chè tăng từ 3.728ha năm 2000 lên 5.479ha năm 2006 (tăng 146,97%), Sản lượng chè tăng từ 11.984tấn năm 2000 lên 32.098tấn năm 2006 (tăng 267,84%). Diện tích cà phê giảm từ 2.988ha năm 2000 xuống còn 1.853ha năm 2006 (giảm 37,99%), Sản lượng càphê tăng từ 400tấn năm 2000 lên 1.630tấn năm 2006 (tăng 340%); Diện tích cao su tăng từ 3.564ha năm 2000 lên 3.937ha năm 2006 (tăng 110,47%), Sản lượng cao su tăng từ 497tấn năm 2000 lên 1.630tấn năm 2006 (tăng 327,97%). Diện tích dứa tăng từ 1.250ha năm 2003 lên 1.752ha năm 2006 (tăng 140,16%), Sản lượng dứa tăng từ 22.545tấn năm 2003 lên 32.504tấn năm 2006 (tăng 144,17%); Diện tích sắn tăng từ 11.284ha năm 2003 lên 15.233ha năm 2006 (tăng 135%), Sản lượng sắn tăng từ 149.925tấn năm 2003 lên 313.380tấn năm 2006 (tăng 209,03%). Diện tích cam tăng từ 2.150ha năm 2003 lên 3.005ha năm 2006 (tăng 139,77%), Sản lượng cam tăng từ 13.904tấn năm 2003 lên 25.005tấn năm 2006 (tăng 179,84%). [17]
Qua những kết quả cơ bản sản xuất nông nghiệp của ngành trồng trọt giai đoạn 2000-2006. Nhìn chung sản xuất nông nghiệp phát triển đi lên, tuy nhiên có một thực tế đáng buồn là đời sống của nông dân không những không tăng mà thậm chí còn giảm? Người dân phải sống chật vật với nông nghiệp, một thực tế đã xuất hiện và không ngừng phát triển là một số khá đông nông dân ít mặn mà với sản xuất nông
nghiệp. Họ bỏ ruộng ra thành phố để làm thuê. Xu thế này không chỉ diễn ra ở các huyện lân cận thành phố Vinh như: Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc mà còn phổ biến ở nhiều huyện khác trong tỉnh. Khó khăn của người nông dân hiện rất nhiều, khái quát qua một số khó khăn cơ bản sau có thể thấy rõ điều đó.
Nông nghiệp Nghệ An cần lấy mục tiêu là xác định xây dựng nền sản xuất hàng hoá có năng suất, chất lượng và có sức cạnh tranh cao, phát triển bền vững trên cơ sở các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến. Nước ta đã là thành viên chính thức của tổ chức WTO, vì lẽ đó chúng ta đang có nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những khó khăn thách thức. Trên cơ sở định hướng đó, UBND các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở cần tăng cường công tác quy hoạch, chỉ đạo sản xuất vận động nhân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ hợp lý.