Điều kiện cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động câu lạc bộ khuyến nông trên địa bàn huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 39)

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.4.2.3Điều kiện cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội trên địa bàn huyện

+ Công trình thuỷ lợi

Đến nay toàn huyện đã xây dựng được 65 trạm bơm tưới kể cả trạm bơm chuyền và hơn 40 hồ đập lớn nhỏ với tổng diện tích theo thiết kế trên 9643ha. Nguồn nước chính cung cấp cho các trạm bơm nội đồng của huyện là sông Lam, sông Đào.

Hệ thống thuỷ lợi Nam Đàn đã được đầu tư khá lớn góp phần quan trọng vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tham canh, tăng vụ mở rộng diện tích canh tác và phòng chống lũ lụt.

+ Đường giao thông

Hệ thống giao thông phân bố rải đều khắp lãnh thổ huyện (đường bộ và đường thuỷ).

Đường bộ: Tổng chiều dài các tuyến đường ôtô trên huyện là 301,4km trong đó: - Quốc lộ 46 từ Vinh qua huyện dài 20km.

- Quốc lộ 15A từ phía nam (xã Nam Kim) lên phía tây bắc huyện (xã Nam Hưng) qua 7 xã hữu ngạn sông Lam, thị trấn và 4 xã vùng Tây Bắc dài 36,6km.

Đường thuỷ: Có 30km đường sông vận chuyển hàng hoá từ trung tâm huyện đến Bến Thuỷ và ngược lại. Có một cảng sông tại Thị Trấn và 7 đò ngang.

+ Hệ thống điện

Nam Đàn có mạng lưới điện đến tất cả các xã, với tỉ lệ dùng điện khá cao (98,5%), cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Với tổng số 75 trạm biến áp có dung lượng 20,570 KVA.

Đường dây cao thế 500KV chạy từ bắc xuống nam và đường dây 110KV chạy từ đông sang tây.

Đường dây trung thế 35KV và 10 KV có tổng chiều dài 140,8km. Đường dây hạ thế dài 141,2km.

+ Giáo dục

Nam Đàn có 56 trường học gồm có 32 trường tiểu học, 19 trường trung học cơ sở và 5 trường phổ thông trung học. Công tác xã hội hoá giáo dục có nhiều chuyển biến đáng kể. 100% số xã đã tổ chức đại hội giáo dục cấp cơ sở. Nhiều xã tổ chức hội đồng giáo dục, xây dựng quỹ khuyến học, đầu tư xây dựng mới sửa chữa nâng cấp và tăng cường thiết bị các trường học bằng vốn góp của dân.

Bảng 2.4. Tình hình dân số và lao động huyện Nam Đàn trong 3 năm (2006 - 2008)

Nguồn: Phòng thống kê huyện Nam Đàn

Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 So sánh SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) 07/06 08/07 BQ I. Tổng dân số Người 157.842 100,0 158.182 100,0 158.237 100,0 100,21 100,03 1. Giới tính - Nam Người 75.421 47,8 75.451 47,70 76.830 48,56 100,01 101,82 100,91 - Nữ Người 82.421 52,2 82.731 52,30 81.407 51,44 100,13 98,39 99,26 2. Tỉ lệ tăng dân số 7,0 6,2 5,8 - Tỉ lệ sinh 12,1 11,26 10,5 - Tỉ lệ chết 5,4 5,3 5,36 II. Tổng số hộ Hộ 64.462 100,0 64.757 100,0 65.189 100,0 100,45 100,66 100,55 1. Hộ nông nghiệp Hộ 37.024 57,43 36.386 56,18 36.137 55,43 98,27 99,31 98,79

2. Phi nông nghiệp Hộ 27.438 42,57 28.371 43,82 29.052 44,57 103,4 102,4 102,9

III. Tổng số lao động Người 81.328 100,0 81.434 100,0 81.623 100,0 100,1 100,2 100,15 1. Lao động nông nghiệp Người 52.194 64,18 50.267 61,73 50.107 38,61 96,31 99,68 98 2. Lao động CN - TTCN Người 29.134 35,82 31.167 38,27 31.516 61,39 106,97 101,11 104

IV. Mật độ chỉ tiêu BQ

1. Mật độ dân số Người/Km2 48,0 48,3 49 100,62 101,45 101,03

2. BQ người/hộ Người/hộ 4,67 4,6 4,58 98,5 99,56 99,03

Bảng 2.5. Tình hình cơ sơ vật chất hạ tầng của huyện Nam Đàn qua 3 năm (2006 - 2008)

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng

I. Hệ thống đường giao thông 1. Đường bộ 2. Đường thuỷ Km Km Km 301,4 30 II. Công trình thuỷ lợi

1. Trạm bơm tưới 2. Trạm bơm tiêu 3. Đê kè phòng lũ Trạm Trạm Km 65 12 35,4 III. Công trình điện

1. Trạm biến áp 2. Đường dây cao thế 3. Đường dây hạ thế 4. Đường dây trung thế

Trạm Km Km Km 75 102 141,2 140,8 IV. Công trình phúc lợi

1. Trường học 2. Mẫu giáo 3. Trạm y tế 4. Bệnh viện huyện Trường Trường Trạm cái 56 48 24 1 V. Hệ thống thông tin 1. Trạm phát thanh xã 2. Trạm phát thanh huyện 3. Số tổng đài 4. Điện thoại Trạm Trạm Cái Cái 24 1 2 2503

Nguồn: Phòng thống kê huyện Nam Đàn 2.4.2.4 Kết quả phát triển kinh tế của huyện qua 3 năm (2006 - 2008)

Trong những năm qua huyện Nam Đàn đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trên tất cả các lĩnh vực: Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, thương mại… Cơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cấu kinh tế đang có sự chuyển biến tích cực thep hướng giảm dần tỉ trọng nông nghiệp và tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Bảng 2.6. Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Nam Đàn qua 3 năm (2006-2008) ĐVT: tr. VNĐ Chỉ tiêu Năm So sánh 2006 2007 2008 07/06 08/07 BQ I. Tổng giá trị sản xuất 480.830,51 519.614,27 585.350,90 108,06 112,65 110,35 1. Nông nghiệp 293.147 305.149,5 325.178 119,44 106,56 113,00 - Trồng trọt 189.670 190.008 192.937 100,18 101,54 100,86 - Chăn nuôi 81.183 94.163 105.076 115,98 111,59 113,78 - Thuỷ sản 22.296 20.978,5 27.165 94,09 129,49 111,79 2. CN - TTCN 97.806,18 99.617,2 112.470,73 101,85 112,90 107,37 3. Dịch vụ thương mại 89.877,33 114.847,57 147.702,17 127,79 128,60 128,19 II. Chỉ tiêu bình quân 1. Giá trị xuất khẩu 5,68 6,34 6,96 2. Giá trị xuất/hộ 22,87 24,47 26,98 3. Giá trị SXNN/ha 43,79 45,73 49,02 4. Giá trị sản xuất/LĐ 11,35 12,26 13,84 5. Giá trị SXNN/LĐ 8,45 9,06 9,56

Nguồn: Phòng thống kê Nam Đàn

Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp không ngừng tăng, về trồng trọt năm 2006 có giá trị sản xuất là 293.147 triệu đồng đến năm 2008 lên đến 325.178 triệu đồng, về chăn nuôi và thuỷ sản cũng tăng lên. Trong nông nghiệp trồng trọt vẫn là

ngành có giá trị cao nhất, chăn nuôi cũng đang được huyện tập trung phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm với nhiều quy mô khác nhau.

Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện nhìn chung chiếm tỉ lệ tăng đều giữa các năm. Bình quân 3 năm (2006 - 2008) giá trị ngành tăng 14,99%.

Ngành thương mại dịch vụ có thu nhập ngày càng cao, có tốc độ tăng hơn ngành công nghiệp. Doanh thu năm 2006 là 89.877,33 triệu đồng nhưng đến năm 2008 thì giá trị của ngành dịch vụ tăng lên là 147.702,17 triệu đồng chiếm 28% giá trị sản xuất của toàn huyện. Có lợi thế là có địa điểm cho du khác tham quan du lịch là quê nội, ngoại của Hồ Chí Minh nên hiện nay huyện đang tận dụng lợi thế này để thu hút nhiều du khách hơn nữa, huyện đang hướng nền kinh tế phát triển theo lĩnh vực này.

Tiếp tục phát triển huyện theo hướng CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, nền kinh tế của huyện còn phát triển xã hơn nữa.

Bảng 2.7. Diện tích, năng suất, sản lượng 1 số cây trồng chính của huyện Nam Đàn (2004 - 2008)

Chỉ tiêu Năm

Lúa Diện tích(ha) 12836 12746 12681 12409,9 12821 Năng suất (tạ/ha) 54,44 51,54 55,82 51,69 56,2 Sản lượng(tấn) 69923 65698,6 70783 64150 72039

Ngô

Diện tích(ha) 4879.1 5079,3 5023,82 4760,2 4241 Năng suất (tạ/ha) 41,88 35,58 37,34 34,9 36,95 Sản lượng(tấn) 20417 18071,8 18758 16614,6 15669

Lạc

Diện tích(ha) 1865 1931,9 1932,2 1875,1 1984

Năng suất (tạ/ha) 22,78 16,63 17,01 22,28 22,38

Sản lượng(tấn) 4248,9 3211,2 3287 4177 4442

Rau Diện tích(ha) 2825 2868,8 2981 3253,9 3128

Năng suất (tạ/ha) 83,57 94,8 132,95 105,95 95,56 Sản lượng(tấn) 23873 27188 39632 34474,2 29892

Khoai lang

Diện tích(ha) 842,3 526,1 657 604,2 446

Năng suất (tạ/ha) 61,65 64,55 63,07 68,77 69,44 Sản lượng(tấn) 5193 3396,1 4143,5 4154,9 3097

Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Nam Đàn

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Thực trạng hoạt động câu lạc bộ khuyến nông trên điạ bàn huyện Nam Đàn

3.1.1 Sự hình thành và phát triển câu lạc bộ khuyến nông trên địa bàn huyện Nam Đàn.

Do nhận thấy lợi ích từ việc thành lập CLB KN ở nhiều địa bàn khác nên Trạm khuyến nông huyện Nam Đàn đã tiến hành đề xuất thành lập các CLB KN trên địa bàn các xã. Ban đầu chỉ có 3 CLB KN được thành lập đó là CLB KN xã Nam Lộc (1997), CLB KN xã Nam Hưng (1999) và CLB KN xã Nam Anh (1999).

Qua một thời gian đến nay trên địa bàn toàn huyện đã thành lập được 19 CLB KN. Tuy nhiên tình hình hoạt động của các CLB KN lại không đều, phần lớn các CLB được thành lập nhưng hoạt động không thường xuyên. Chỉ có một số ít CLB thường xuyên hoạt động và đã thu được kết quả cao như: Trao đổi kinh nghiệm, tổ chức tập huấn, xây dựng nhiều mô hình thành công… góp phần đáng kể vào việc nâng cao giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó cũng có CLB thành lập nhưng không hoạt động, chỉ thành lập theo phong trào.

Số lượng CLB KN trên địa bàn huyện có nhiều biến đổi, số lượng CLB KN tăng lên từ 3 CLB năm 1999 đến nay có tới 19/24 xã thành lập CLB, trong số đó chỉ có 3 CLB sinh hoạt có chất lượng cao là CLB khuyến nông xã Nam Lộc, CLB khuyến nông xã Nam Anh và CLB xã Nam Thái. Và có 9 CLB được trang bị tủ sánh khoa học với nhiều tư liệu có ích như cẩm nang chăn nuôi, trồng trọt, thuỷ sản… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.1. Số lượng CLB KN trên địa bàn huyện Nam Đàn

CLB Năm

2006 2007 2008

Tổng số CLB cả huyện 12 10 7 75

Số CLB còn hoạt động 9 8 6 66,67

Nguồn: Trạm khuyến nông huyện NĐ

Qua bảng thống kê số liệu các CLB KN trên ta có thể nhận thấy số lượng CLB KN trên địa bàn toàn huyện giảm dần qua các năm. Đồng thời có những CLB còn tên nhưng không còn hoạt động như năm 2006 theo thống kê là đang còn 12 CLB KN trên địa bàn huyện nhưng chỉ có 9 CLB hoạt động, đến năm 2007 số CLB lại giảm xuống còn 10 CLB và trong số đó có 8 CLB hoạt động, đến năm 2008 trên địa bàn huyện chỉ

còn 7 CLB KN nhưng số CLB hoạt động thì chỉ còn 6 CLB, số CLB còn tên nhưng không hoạt động là chỉ để tên lại cho có tổ chức.

3.1.2 Hình thức chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến người nông dân

Sơ đồ 2. Hình thức chuyển giao TBKT của câu lạc bộ khuyến nông huyện Nam Đàn

Chú thích: : Chỉ sự điều hành chỉ đạo : Chỉ mối quan hệ phối hợp

Để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tới tay người nông dân thì có nhiều con đường khác nhau, nhưng để đạt được hiệu quả thì không phải đơn giản. Để phát

Tiến bộ kỹ thuật mới

Trung tâm khuyến nông tỉnh Nghệ An

Trạm khuyên nông huyện Nam Đàn

KN viên cơ sở CLB khuyến nông

Thông tin qua các phương tiện truyền thông

Tập huấn kỹ

thuật Xây dựng mô hình trình diễn

Tham quan hội thảo đầu bờ

triển nông nghiệp theo xu hướng phát triển của thời đại đó là nhu cầu cao về sản phẩm có chất lượng muốn vậy cần áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất. Việc chuyển giao TBKT đến được với người dân một cách nhanh nhất và trực tiếp nhất thì phải thông qua hệ thống khuyến nông viên cơ sở và tổ chức CLB KN, quá trình đó phải được thực hiện từng bước: trước tiên phải xem TBKT đó có phù hợp với địa phương hay không, tiếp theo làm thí nghiệm thẩm định trên đồng ruộng rồi mới chuyển giao cho nông dân thông qua tập huấn và cuối cùng là đưa vào sản xuất đại trà, nhân ra diện rộng toàn huyện.

3.1.3 Thực trạng về công tác tổ chức hoạt động câu lạc bộ khuyến nông huyện Nam Đàn Nam Đàn

+ Về công tác tổ chức CLB KN

CLB KN được tổ chức thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm này liên quan đến các lĩnh vực sản xuất khác nhau như chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản… Các hội viên tham gia vào CLB được phân theo từng nhóm để thuận lợi cho việc sinh hoạt trao đổi kinh nghiệm với các hội viên khác và thuận tiện cho việc tổ chức tập huấn, tham quan hội thảo hay là xây dựng mô hình trình diễn để tiện hoạc hổi. Những nhóm này gần giống như các nhóm sở thích chỉ khác nhóm sở thích ở chỗ các thành viên trong nhóm phải thực hiện quy chế của CLB KN và chịu sự chỉ đạo hoạt động của CLB.

Sơ đồ 3: Tổ chức câu lạc bộ khuyến nông trên địa bàn huyện Nam Đàn

Chú thích: : Chỉ sự điều hành chỉ đạo : Chỉ mối quan hệ phối hợp

+ Về tổ chức hoạt động của CLB

Thông thường các CLB KN định kỳ hoạt động mỗi tháng một lần, hình thức

sinh hoạt là theo cụm, xóm, nội dung sinh hoạt thường thì trao đổi thông tin về KHKT, thông tin về cơ chế chính sách, thông tin về thị trường, đọc sách báo… Ngoài sinh hoạt định kỳ hàng tháng, hàng vụ, hàng năm mỗi CLB KN còn tổ chức tập huấn cho hội viên nông dân về các chuyên đề từ 5 – 6 cuộc, bao gồm tập huấn quy trình sản xuât thâm canh các loại cây trồng vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu cây trồng… Giảng viên tập huấn là những cán bộ đầu ngành của Trung tâm khoa học khuyến nông tỉnh, Trạm khuyến nông huyện, các chuyên gia giỏi về trồng trọt và chăn nuôi, và những hộ sản xuất kinh doanh giỏi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hàng năm các CLB KN còn tổ chức các buổi tham quan hôi thảo đầu bờ để rút kinh nghiệm cho mỗi mô hình hoặc là tham quan các mô hình sản xuất giỏi để từ đó học hỏi thêm kiến thức.

Tổ chức chỉ đạo mô hình làm thử, mô hình trình diễn để chuyển giao TBKT mới cho hội viên và hộ nông dân để khuyến cáo và từng bước nhân ra diện rộng. Hình thức hoạt động của các CLB phải tuân theo một trật tự dưới sự điều hành là ban chủ nhiệm CLB cùng với sự giúp đỡ của các tổ chức trong xã như: Hội nông dân, hội phụ nữ…

Nhóm hội viên chăn nuôi Nhóm hội viên trồng trọt Nhóm hội viên NTTS Nhóm hội viên kết hợp Nông dân SX

Trên địa bàn huyện Nam Đàn các CLB KN hoạt động không như nhau và

cũng không theo những hình thức hoạt động trên. Có CLB hoạt động thường xuyên cho hiệu quả cao, cũng có CLB thành lập mà không hoạt động như CLB KN xã Kim Liên, còn có CLB hoạt động được một thời gian đến nay còn tên nhưng không còn hoạt động.

Thực trạng hoạt động của các CLB KN trên địa bàn huyện thể hiện:

Bảng 3.2. Thực trạng hoạt động CLB KN năm 2008 Thường xuyên Thỉnh thoảng Còn tên, không hoạt động Số CLB KN 3 3 1

(Nguồn: Báo cáo của trạm khuyến nông)

Qua bảng 3.2 ta có thể nhận thấy thực trạng hạt động CLB khuyến nông trên địa bàn toàn huyện kém dần, như ta đã biết ban đầu cả huyện thành lập được 19 CLB khuyến nông đến nay chỉ còn 7 CLB mà trong số đó có 3 CLB khuyến nông đang hoạt động thường xuyên đó là: CLB khuyến nông xã Nam Lộc, CLB khuyến nông xã Nam Anh và CLB khuyến nông xã Nam Thái.

3.2 Thực trạng hoạt động câu lạc bộ khuyến nông 2 xã Nam Lộc và Nam Giang Giang

+ Câu lạc bộ khuyến nông xã Nam Lộc

Nam Lộc là một xã miền núi của huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An, có đồng bào theo đạo Thiên Chúa giáo chiếm 93,7% dân số 5700 nhân khẩu với trên 2200 lao động. Có tổng diện tích đất tự nhiên là 1550ha, trong đó đất nông nghiệp là 450ha. Trình độ dân trí còn nhiều hạn chế đã gây nhiều ảnh hưởng tới việc ứng dụng KHKT mới vào sản xuất, đặc biệt là tính bảo thủ trì trệ mạng nặng tư tưởng sản xuất tự cung tự cấp, sản xuất theo kiểu tự nhiên cho nên sản lượng cây trồng, vật nuôi đạt thấp. Vì vậy việc nâng cao nhận thức cho người dân về TBKT và việc chuyển giao các tiến bộ đó là một vấn đề quan trọng.

CLB KN xã Nam Lộc là một CLB điển hình. Nam Lộc đã tổ chức thành lập CLB sớm nhất trong huyện, xã chính thức ra mắt và hoạt động CLB vào ngày 20/04/1997 do đồng chí Nguyễn Văn Lành chủ nhiệm HTX làm chủ nhiệm CLB. Ban đầu CLB chỉ có 50 hội viên, các hội viên lúc đó chủ yếu là các cán bộ xóm, các hộ sản xuất khá đến nay CLB đã có tới 294 hội viên.

Trong năm 2000 CLB đã tổ chức đội tuyển tập luyện và tham gia hội thi thanh

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động câu lạc bộ khuyến nông trên địa bàn huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 39)