2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3.2.1.3 Kết quả mô hình trình diễn
Tại sao chúng ta phải xây dựng mô hình trình diễn và coi đó là việc quan trọng của công tác khuyến nông?
Qua kết quả nghiên cứu người ta nhận thấy:
- Nông dân sẽ nhớ 25% giáo trình mà họ vừa nghe.
- Nông dân sẽ nhớ khoảng 40% giáo trình mà họ vừa thấy. - Nông dân có thể nhớ 60% giáo trình mà họ vừa lập lại.
- Nông dân có thể nhớ tới 80% giáo trình mà họ nghe, thấy và lập lại. Nguồn: Bài giảng khuyến nông- Trường ĐHNNI
Do vậy xây dựng mô hình trình diễn là phương pháp hữu hiệu có tính thuyết phục cao. Là điều kiện chứng minh TBKT mới tới tận mắt người nông dân tạo điều kiện để mở rộng phạm vi áp dụng sau này. Vì vậy mọi tổ chức luôn xem đây là phương pháp quan trọng đặc biệt là tổ chức CLB KN.
a) Kết quả xây dựng mô hình trình diễn của CLB khuyến nông xã Nam Lộc
Bảng 3.5. Hoạt động mô hình trình diễn của CLB KN xã Nam Lộc và CLB KN xã Nam Giang trong 3 năm (2006 -2008)
Nguồn: CLB KN Nam Lộc và CLB KN xã Nam Giang
Trong những năm qua CLB khuyến nông xã Nam Lộc đã xây dựng được 39 mô hình trình diễn về cây trồng vật nuôi và trong số các mô hình đó phần lớn đều được triển khai thực hiện thành công giúp các hội viên trong CLB cùng với các bà con trong xã tiếp thu được cái mới một cách dễ dàng hơn, đây là cách chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến tận tay người nông dân một cách hiệu quả nhất.
Tổng số mô hình mà CLB thực hiện được trong 3 năm gần đây (2006 – 2008) là 12 mô hình, trong đó có 7 mô hình trồng trọt (chiếm 58,33%) và 5 mô hình chăn nuôi (chiếm 41,67%).
Quỹ I năm 2009 CLB KN xã Nam Lộc đã thực hiện được 1 mô hình trình diễn và đang thực hiện 2 mô hình là: Mô hình của Trung tâm khuyến nông tỉnh chỉ đạo Trạm khuyến nông huyện và Trạm khuyến nông huyện đã lựa chọn một số hội viên triển khai thực hiện (mô hình lúa lai mới sản xuất vào vụ đông xuân), và một mô hình của dự án CRS (mô hình lúa - cá - vịt).
b) Kết quả xây dựng mô hình trình diễn của CLB KN xã Nam Giang
CLB KN xã Nam Giang trong thời gian hoạt động cũng xây dựng được một số mô hình trình diễn. Trong gần 7 năm hoạt động CLB đã tổ chức được 17 mô hình trình diễn.
Qua bảng 3.5 cho thấy trong 3 năm gần đây CLB khuyến nông xã Nam Giang
đã triển khai thực hiện được 5 mô hình trình diễn. Năm 2006 CLB hoạt động đang thường xuyên nên việc xây dựng mô hình trình diễn hơn hẳn năm 2007 và năm 2008.
Chỉ tiêu Nam Lộc Nam Giang
2006 2007 2008 2006 2007 2008
Số mô hình 4 3 5 3 1 1
1. Trồng trọt 2 2 3 1 1 1
c) Một số mô hình trình diễn mà CLB KN xã Nam Lộc và CLB KN xã Nam Giang triển khai thực hiện.
* Hoạt động xây dựng mô hình trình diễn giống lúa chất lượng cao vụ xuân 2006
Hiện nay vấn đề làm thế nào để có gạo ngon chất lượng cao là nhu cầu cần thiết của bà con nông dân. Đáp ứng nhu cầu bức thiết đó các Trạm nhân giống huyện không ngừng nghiên cứu tìm hiểu ra nhiều giống mới đồng thời cũng nhập nhiều giống đạt chất lượng từ các nước tiên tiến về giống cây trồng và vật nuôi như Trung Quốc…
Áp dụng các TBKT đưa các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt nhằm nâng cao hiệu quả trên một đơn vị diện tích là việc làm thường xuyên của Trung tâm khuyến nông từ Trung ương đến cơ sở.
Vụ xuân năm 2006 Trung tâm khuyến nông kết hợp với trạm khuyến nông cùng với tổ chức CLB KN xã Nam Lộc và CLB KN xã Nam Giang cùng triển khai mô hình thâm canh giống lúa chất lượng cao ( Hương thơm số 1 viết tăt là HT1).
Mô hình được thực hiện có quy mô tại 2 CLB KN, mỗi CLB KN tiến hành xây dựng mô hình với diện tích 2ha và chia cho 10 hộ triển khai, 10 hộ này là hội viên của CLB KN. Để thấy được tính ưu việt của giống lúa này Trạm khuyến nông cùng với ban cán bộ CLB tiến hành so sánh đánh giá giống lúa HT1 với Khang dân 18 (KD18 ) và Nhị ưu 838 ( NƯ838 ).
Bảng 3.6. Một số chỉ tiêu sinh trưởng và yếu tố cấu thành năng suất
KD18 NƯ838 HT1 I. Các chỉ tiêu sinh trưởng Ngày
1. Thời gian mạ Ngày 19 20 20
2. Đẻ nhánh – đẻ nhánh rộ Ngày 43 43 42
3. Làm đòng - trổ bông Ngày 36 38 36
4. Trổ bông – chín Ngày 33 35 35
5. Tổng thời gian sinh trưởng Ngày 131 136 133
II. Yếu tố cấu thành năng suất
1. Mật độ khóm/m2 Khóm 52 42 52
2. Số bông/khóm Bông 5.8 7.2 6.0
3. Số chắc hạt/bông Hạt 106 120 108
4. Trọng lượng 1000 hạt Gam 21 24 22
5. Năng suất lý thuyết Tạ/ha 67.1 87.0 74.1
6. Năng suất thực thu Tạ/ha 54.6 65 56.6
(Nguồn:Báo cáo của CLB KN Nam Lộc)
HT1 là giống lúa thuần Trung Quốc nhập về Việt Nam được công nhận là TBKT mới vì nó phù hợp với điều kiện sản xuất của nước nhà, đây là một giống lúa có năng suất cao, chất lượng gạo thơm, dẻo được thị trường ưa chuộng hơn nữa giá thành lại cao làm tăng thu nhập cho bà con nông dân. Nhưng đây là giống yêu cầu kỹ thuật cao, phải theo dõi phòng trừ sâu bệnh kịp thời nhất là bệnh bạc lá ảnh hưởng lớn đến năng suất của cây trồng.
Qua bảng 3.6 ta nhận thấy tổng thời gian sinh trưởng của giống lúa HT1 có thời gian trung bình nên sẽ phù hợp cho việc sản xuất cả 2vụ xuân và vụ hè thu. Đồng thời năng suất thực thu của giống HT1 cao hơn giống khang dân18 và thấp hơn HT1 nhưng dựa vào giá bán thì giống HT1 lại bán với giá cao hơn do chất lượng gạo HT1 thơm ngon hơn.
Bảng 3.7. Đánh giá khả năng chống chịu của các giống Giống Mức độ nhiễm bệnh và khả năng chịu rét
Khô vằn Rầy nâu Đạo ôn Bạc lá Chống đổ Chịu rét
KD18 TB TB Nặng nhẹ Tốt kém
NƯ838 TB Nặng TB Nặng TB tốt
HT1 Nhẹ TB Nhẹ Nặng TB tốt
(Nguồn: Báo cáo của CLB KN Nam Lộc)
Qua bảng 3.7 ta nhận thấy giống HT1 chỉ dễ bị nhiễm nạng với bệnh bạc lá còn các bệnh khác tính chống chịu của nó thể hiện tốt hơn, đặc biệt là có đặc tính chống rét tốt nên rất tích hợp gieo trồng vào mùa đông xuân. Nhìn chung giống lúa HT1 là giống có khả năng chống chịu tốt hơn 2 loại giống còn lại.
Qua bảng 3.8 về hiệu quả kinh tế giữa 3 giống lúa cho ta thấy rõ được giống HT1 sẽ đem lại hiệu quả hơn KD 18 và NƯ 838 rất nhiều.
Đem so sánh giữa giống HT1 với giống Nhị ưu 838 được thực hiện trên cùng một chân đất thì tổng thu của HT1 cao hơn Nhị ưu 838 là 1.673.000đ/ha. Và so sánh giữa HT1 với Khang dân 18 cũng được thực hiện trên cùng một chân đất, tổng thu của HT1 cao hơn KD18 là 3.816.000đ/ha.
Khi đầu tư thêm một đồng chi phí thì giá trị gia tăng thêm của giống HT1 là 1,64 còn đối với giống KD18 là 0,97 và giống nhị ưu 838 là 1,24. Một đồng chi phí sẽ cho giá trị sản xuất của 3 giống khang dân 18, nhị ưu 838 và hương thơm 1 lần lượt là 1,97: 2,24: 2,64. Phần thu nhập hỗn hợp thu thêm khi tăng một đồng chi phí của 3 loại giống khang dân 18, nhị ưu 838 và hương thơm 1 lần lượt là 0,89: 1,17: 1,57. Qua các số liệu đó ta có thể thấy rõ các giá trị của HT1 đều cao hơn 2 giống còn lại.
Bảng 3.8. Hiệu quả kinh tế tính cho 1ha Chỉ tiêu KD 18 NƯ 838 HT 1 So sánh% SL (kg) ĐG (đ) TT (1000) SL (kg) ĐG (đ) TT (1000) SL (kg) ĐG (đ) TT (1000) HT1/ KD18 HT1/ NƯ 838
1. Chi phí trung gian(IC) 9962 11610 10948 109,89 94,29
+ Giống 60 8000 480 30 42000 1260 40 40 1600 + Phân đạm 220 6800 1486 270 6800 1836 230 6800 1564 + Phân lân 380 4200 1596 380 4200 1596 380 4200 1596 + Kali 135 14000 1890 162 14000 2268 142 14000 1988 + Phân chuồng 9000 100 900 8000 100 800 8000 100 800 + Thuốc BVTV 800 1050 600 75 57,14 +Chi phí khác 2800 2800 2800 100 100 2. Dịch vụ phí 770 770 770 100 100 3. Năng suất 5460 3600 19650 6500 4000 26000 5660 52 28912 147,13 111,2 4. Giá trị sản xuất(GO) 19650 26000 28912
5. Giá trị tăng thêm(VA) 9690 14390 17964
6. Thu nhập hỗn
hợp(MI) 8920 13620 17194
7. GO/IC (lần) 1,97 2,24 2,64
8. VA/IC (lần) 0,97 1,24 1,64
9. MI/IC (lần) 0,89 1,17 1,57
Kết thúc mô hình ta nhận thấy cả 2 CLB cùng tiến hành thực hiện một mô hình và đều tiến hành thành công lần thử nghiệm giống này. Điều này chứng tỏ giống lúa HT1 là một giống có triển vọng cao nên nhân ra diện rộng.
Qua theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của giống HT1 cùng với sự so sánh với các giống lúa khác ta nhận thấy:
- HT 1 là giống lúa thuần, có khả năng chịu rét tốt, nhiễm nhẹ khô vằn và đạo ôn. - Cây cứng đẻ nhánh trung bình, hạt có màu nâu sẫm. Năng suất bình quân 55 – 60tạ/ha, nếu thâm canh tốt có thể đạt tới 65 – 70tạ/ha.
- Chất lượng gạo ngon, cơm giẻo có hương thơm ngay từ thời kỳ lúa con gái. - So với lúa lai và lúa khang dân 18 thì lúa HT1 mang hiệu quả kinh tế cao hơn. Đây là một mô hình mà các hội viên CLB KN xã Nam Lộc đã thực hiện thành công. Đến nay giống lúa này đã được người dân trong xã đưa vào sản xuất đại trà. * Mô hình trồng và thâm canh lạc Sán dầu 30
Nam Đàn là huyện có diện tích lạc đứng thứ 3 toàn tỉnh. Nhưng năng suất bình quân chỉ đạt 1,6 – 2,0 tấn/ha, chủ yếu là sản xuất các giống Sen Nghệ An, Sen lai, V97, L14… Các giống này đã quá nhiều năm gieo trồng nên một số giống bắt đầu có biểu hiện thoái hoá kể cả sinh trưởng và năng suất. Để thay đổi dần giống kém hiệu quả trên địa bàn huyện, được sự đồng ý của UBND huyện và sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến lâm tỉnh Nghệ An. Trạm khuyến nông huyện đã tổ chức triển khai thực hiện mô hình “trồng và thâm canh lạc Sán dầu 30” có che phủ nilon vụ xuân 2007 tại 3 địa điểm đó là xã Nam Lộc, xã Nam Anh và xã Nam Giang. Tại xã Nam Lộc mô hình được giao cho các hội viên trong CLB KN và được sự chỉ đạo thực hiện, giám sát của ban chủ nhiệm CLB. Và xã Nam Giang cũng giao cho các hội viên của CLB KN thực hiên.
Quy mô của mô hình là 3ha lạc Sán dầu 30 và 0,2ha lạc L14 làm đối chứng vì L14 là giống đạt năng suất nhất hiện nay trên địa bàn huyện. Hai giống này được trồng trên cùng một chất đất, một xứ đồng, cùng một chế độ đầu tư, số hộ tham gia là 30 hộ.
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Sán dầu 30 L 14
I. Chỉ tiêu sinh trưởng
1. Thời gian sinh trưởng Ngày 120 115
2. Thời kỳ mọc với tỉ lệ % 98 98
3. Thời kỳ 3 lá – Phân cành cành/cây 6,1 5,5 – 6,0 II. Yếu tố cấu thành năng suất
1. Mật độ Bụi/m2 18 18
2. Số củ chắc Bụi 24 19
3. Số củ trung bình kg 650 750
4. Năng suất lý thuyết Tạ/ha 53 36,4
5. Năng suất thực thu xã Nam Lộc Tạ/ha 40 30,7
6. Năng suất thực thu xã Nam Giang Tạ/ha 37 30
(Nguồn: Báo cáo trạm khuyến nông huyện Nam Đàn)
Qua bảng 3.9 ta thấy giống lạc Sán dầu và giống lạc L14 triển khai trên một vùng đất, chế độ bón phân và canh tác như nhau nhưng giống lạc Sán dầu cho năng suất hơn hẳn giống lạc L14. Đối với xã Nam Lộc thì lạc Sán Dầu cho năng suất hơn giống L14 là 9,3 tạ/ha, còn đối với xã Nam Giang năng suất giống lạc Sán dầu cao hơn L14 chỉ 7tạ/ha.
Về chi phí cho 1ha lạc, cả 2 giống lạc, và 2 xã thực hiện đều được chăm sóc với mức độ như nhau.
Cùng triển khai thực hiện 1 mô hình do Trạm khuyến nông chỉ đạo mà CLB khuyến nông Nam Lộc tổ chức thực hiện tốt hơn CLB khuyến nông Nam Giang thể hiện ở kết quả đạt được là năng suất thực thu của CLB KN Nam Lộc đạt 40tạ/ha trong khi đó CLB KN Nam Giang chỉ đạt được 37tạ/ha.
( Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Nam Đàn).
Qua bảng 3.10 về hiệu quả kinh tế giữa hai giống lạc cho ta thấy rõ được giống lạc Sán Dầu 30 sẽ đem lại hiệu quả hơn nhiều so với giống đối chứng L14.
Chỉ tiêu Sán dầu 30 L14 So sánh SL kg ĐGđ TT 1000đ SL kg ĐGđ TT 1000đ SD30/ L14
1. Chi phí trung gian(IC) 11830 11.830 100
- Giống 240 20.000 4.800 240 20.000 20.000 100 - Vôi 600 1.000 600 600 1.000 600 100 - NPK 1.000 3.200 3.200 1.000 3.200 3.200 100 - Phân chuồng 10.000 150 1.500 10.000 100 1.000 100 - Nilon 100 2.300 230 100 2.300 230 100 - Thuốc BVTV+DVP 1.500 150 100 2. Công lao động 100 30.000 3.000 100 30.000 3.000 100
I. Kết quả tại Nam Lộc
1. Năng suất 4.000 11.000 44.000 3.070 11.000 33.770 130
2. Giá trị sản xuất (GO) 44.000 33.770 130
3. Giá trị tăng thêm (VA) 32.170 21.940 147,63
4. Thu nhập hỗn hợp(MI) 17340 6.110 283,8
5. GO/IC (lần) 3,72 2,85 130,52
6. VA/IC (lần) 2,72 1,85 147,02
7. MI/IC (lần) 1,46 0,6 243,33
II. Kết quả tại xã Nam Giang
1. Năng suất 3.700 11.000 40.700 3.000 11.000 33.000 123,33
2.Giá trị sản xuất 40.700 33.000 123,33
3. Giá trị tăng thêm (VA) 28.870 21.170 136,37
4. Thu nhập hỗn hợp (MI) 17.040 5.340 319,1
5. GO/IC (lần) 3,44 2,79 123
6. VA/IC (lần) 2,44 1,79 136,31
Tại xã Nam Lộc lãi thu được từ Sán dầu 30 cho 1 ha là 32.170.000 đồng, trong khi đó L14 chỉ đạt 21.940.000 đồng, và khi đầu tư thêm một đồng chi phí thì giá trị gia tăng thêm của giống Sán dầu 30 là 2,72 giống đối chứng L14 là 1,85. Và một đồng chi phí sẽ cho giá trị sản xuất của Sán dầu 30 và L14 lần lượt là 3,72 và 2,85.
Mô hình tại xã Nam Giang lãi thu được từ Sán dầu 30 là 28.870.000 đồng và L14 chỉ đạt 21.170.000 đồng, khi đầu tư thêm một đồng chi phí thì giá trị gia tăng của giống Sán dầu30 là 2,44 còn L14 là 1,79. Một đồng chi phí sẽ cho giá trị sản xuất của giống Sán dầu30 là 3,44 và L14 là 2,79.
Như vậy tất cả các chỉ tiêu GO/IC, VA/IC, MI/IC của giống L14 đều thấp hơn so với giống Sán dầu 3 0.
Qua đó ta cũng có thể nhận thấy 2 địa điểm triển khai thực hiện mô hình CLB khuyến nông xã Nam Lộc và CLB khuyến nông xã Nam Giang thì CLB KN xã Nam Lộc thực hiện tốt hơn và thành công hơn, bởi vì qua kết quả lãi suất lạc Sán dầu 30 của Nam Lộc cao hơn Nam Giang là 3.300.000đồng/ha.
* Mô hình chăn nuôi bò hàng hoá.
Thực hiện chủ trương đổi mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp. Trong những năm gần đây nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá nhất là trong chăn nuôi nói chung và nuôi bò nói riêng. Để giúp nông dân ngày càng tiến bộ, năm 2007 được sự giúp đỡ của dư án CRS đầu tư triển khai mô hình “Chăn nuôi bò hàng hoá” tại xã Nam Lộc và tại mà cụ thể là các hội viên CLB KN thực hiện mô hình.
Mô hình được triển khai tại 40 hộ nông dân với 40 con bò đực lai sin có trọng lượng từ 190 - 250kg/con. Bò ở giai đoạn 20 – 24 tháng tuổi có ngoại hình cân đối đúng với một con bò nuôi lấy thịt.
Mỗi hộ có bò tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò chất