Những tồn tại và hạn chế

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động câu lạc bộ khuyến nông trên địa bàn huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 69 - 72)

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

3.3.2 Những tồn tại và hạn chế

a) Về công tác tổ chức

Do trình độ đội ngũ cán bộ hiện nay chưa tương xứng với nông dân và vai trò hoạt động truyền tải thông tin, chuyển giao TBKT mới đến nông dân. Hơn nữa

quyền lợi của cán bộ khuyến nông còn quá ít, không đủ để họ cống hiến hết khả năng, nhiệt tình trong công việc.

Đội ngũ cán bộ khuyến nông hiện nay còn quá thưa thớt nên việc truyền tải thông tin cũng gặp không ít khó khăn. Đồng thời ban chủ nhiệm CLB chủ yếu là những cán bộ xã nên bên cạnh nhiệm vụ điều hành CLB họ cũng làm những nhiệm vụ khác như thế sẽ phần nào ảnh hưởng tới việc điều hành CLB.

Trình độ của các hội viên không đồng đều, nhận thức của hội viên về lợi ích tham gia vào CLB còn mơ hồ.

b) Về các hoạt động của CLB KN

- Hoạt động tập huấn kỹ thuật.

Để áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất thì yêu cầu người dân phải nắm được yêu cầu kỹ thuật chăm sóc và bảo vệ cây trồng vật nuôi. Trong tổng số 50 hội viên điều tra có 36 hội viên có được tham gia tập huấn (chiếm 72%), trong số hội viên đã từng tham gia các buổi tập huấn có 38% hội viên là chỉ thỉnh thoảnh mới áp dụng vào sản xuất, có 18% hội viên tham gia tập huấn mà không áp dụng vào sản xuất của gia đình

Theo ý kiến của các hội viên CLB thì các lớp tập huấn còn quá ít, mà mỗi lớp tập huấn không phải tất cả các hội viên CLB đề tham gia vì do số lương quá đông nên chỉ có một số hộ tham gia. Hơn nữa ngôn ngữ và cánh truyền đạt cho người dân còn yếu, cán bộ hay sử dụng từ ngữ khoa học, chuyên môn, mà đặc điểm của người dân là dân trí thấp, bảo thủ và khó chấp nhận cái mới.

- Hoạt động tham quan và hội thảo đầu bờ

Vì điều kiện kinh phí hạn hẹp nên việc tổ chưc cho hội viên đi tham quan và hội thảo đầu bờ còn gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy cũng có một số chuyến đi tham quan mà hội viên CLB nhận xét như “cưỡi ngựa xem hoa”.

Bảng 3.13. Kết quả điều tra hội viên 2008

Chỉ tiêu Số lượng Cơ cấu%

I. Về kỹ thuật tập huấn

1. Số hộ tham gia tập huấn 36 72,00

- Tham gia tập huấn và áp dụng 12 24,00

- Tham gia và không thường xuyên áp dụng 19 38,00

- Tham gia và không áp dụng 9 18,00

II. Về các buổi sinh hoạt CLB

- Số hộ thường xuyên tham gia sinh hoạt 20 40,00

- Số hộ thỉnh thoảng tham gia sinh hoạt 26 52,00

- Số hộ không tham gia 4 8,00

III. Số hộ tham gia mô hình trình diễn 17 34,00

IV. Số hộ tham gia tham quan và hội thảo 31 62,00 B. Ý kiến phản ánh của hộ

+ Số hộ cho rằng chất lượng các buổi tập huấn

kém 13 26,00

+ Số hộ cho rằng cần bố trí thời gian tập huấn

thích hợp hơn 8 16,00

+ Số hội viên cho rằng cán bộ tập huấn truyền đạt

khó hiểu, chưa tiếp thu được nhiều. 23 46,00

+ Số hội viên cho rằng cần đa dạng hoạt động của

CLB hơn nữa. 45 81,00

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra hội viên)

Theo kết quả điều tra có 62% trong tổng số 50 hội viên được tham quan và hội thảo đầu bờ. Đây là tỉ lệ có cao nhưng hiệu quả của các buôi đi tham quan chưa cao do việc áp dụng là theo qua những lần tham quan thấp.

Các buổi sinh hoạt của CLB cũng phần nào thể hện được CLB KN đó hoạt động có thường xuyên hay không. Có tới 52% hội viên thỉnh thoảng tham gia sinh hoạt và có 8% là hội viên của CLB mà không tham gia sinh hoạt.

- Hoạt động xây dựng mô hình

Hoạt đông xây dựng mô hình trình diễn còn nhiều hạn chế, trước hết là việc xây dựng mô hình phải lựa chọn hộ thực hiện. Nếu lựa chọn hộ khá, hội viên sản xuất giỏi thì người giỏi ngày càng giỏi hơn nhưng lại khả năng thành công của mô hình lại cao hơn còn lựa chọn hộ nghèo làm mô hình thì khả năng thành công mô hình lại thấp hơn nhưng lại giúp phần nào hộ nghèo vượt khó.

Số lượng mô hình ít nên chỉ một số hộ được thực hiện. Trong tổng số 50 hộ điều tra tại 2 CLB có 34% số hội viên đã tham gia mô hình trình diễn mà CLB tổ chức.

Kinh phí tài trợ cho các mô hình còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động câu lạc bộ khuyến nông trên địa bàn huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w