2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.3 Những tồn tại và bài học kinh nghiệm trong hoạt động câu lạc bộ khuyến
khuyến nông ở Nghệ An
+ Những tồn tại trong việc tổ chức thành lập CLB:
- Một số CLB khuyến nông các buổi sinh hoạt diễn ra một cách hình thức, kém hiệu quả, hội viên tham gia không đầy đủ, nội dung sinh hoạt chưa lôi cuốn hấp dẫn hội viên, chưa giúp được nhiều cho việc giải quyết những khó khăn, chưa đáp ứng đầy đủ quyền lợi của người nông dân.
- Người nông dân ở vài nơi còn hạn chế về trình độ, khả năng nhận thức không giống nhau, còn mang tính bảo thủ, cục bộ.
- Việc xây dựng kế hoạch hoạt động cho CLB chưa được cụ thể, rõ ràng. - Phần nhiều chưa giải quyết được bài toán đầu ra của sản phẩm.
- Vấn đề tài chính và quản lý tài chính trong CLB gặp nhiều hạn chế, nhất là trong việc huy động vốn, gây quỹ trong CLB.
- Các tiến bộ kỹ thuật ứng dụng trong sản xuất nhiều khi không mang lại hiệu quả đã ảnh hưởng đến các hoạt động khác.
- Ban quản lý các CLB có vai trò đặc biệt cho sự tồn tại phát triển của CLB, những hiện nay đa số chưa được đào tạo có bài bản về các kỹ năng, những kiến thức để điều hành quản lý lãnh đạo CLB.
- Việc thành lập CLB dựa trên cơ sở tự nguyện nên người lãnh đạo CLB hoạt động không có lương mà chỉ hưởng lợi nhuận từ các hoạt động dịch vụ kinh doanh và một số quyền lợi khác, cho nên ở những CLB hoạt động kém hiệu quả không khuyến khích được ban quản lý tận tâm nhiệt tình lo nghĩ cho CLB.
Nguyên nhân một số CLB khuyến nông đã thành lập nhưng hoạt động kém hiệu quả hoặc bị tan rã.
- CLB thành lập tự phát, theo phong trào, không có quy chế tổ chức chặt chẽ. - Không có nội dung hoạt động cụ thể thường xuyên và thiết thực.
- Không đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của đại đa số các hộ nông dân. - Thành lập cho có hình thức, mỗi năm sinh hoạt 1 - 2 lần.
- Trình độ cán bộ Khuyến nông trợ giúp và ban chủ nhiệm CLB yếu cả về tổ chức và trình độ chuyên môn.
+ Kinh nghiệm bước đầu thu được từ CLB KN hoạt động tốt trong thời gian qua. - CLB phải có ban chủ nhiệm nhiệt tình với công việc, nắm vững được các nguyên tắc yêu cầu và các bước trong quá trình thành lập CLB.
- CLB có quy chế rõ ràng, được các hội thảo viên thảo luận thông suốt và tự giác chấp hành.
- Có tổ chức chặt chẽ, được các cấp uỷ Đảng và Chính quyền ủng hộ và tham gia hoạt động CLB
- Có nội dung sinh hoạt thiết thực đáp ứng được yêu cầu của đa số các hộ nông dân theo thời vụ trong năm, đem lại năng suất, chất lượng cao (cây trồng, vật nuôi) và góp phần tăng thu nhập của các hội viên CLB.
- Các cán bộ khuyến nông cơ sở nắm vững chuyên môn và nghiệp vụ khuyến nông hỗ trợ đắc lực cho ban chủ nhiệm CLB.
- Ban chủ nhiệm nhiệt tình, có tinh thầm trách nhiệm và thường xuyên có mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức hội, đoàn thể địa phương và khuyến nông Nhà nước, với các Viện, trường, các trung tâm nghiên cứu, đào tạo về khoa học kỹ thuật nông, lâm nghiệp hoặc với các cán bộ khoa học nông lâm nghiệp đã về hưu sống ở địa phương.
Chương 2
NỘI DUNG ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nội dung nghiên cứu
- Thực trạng hoạt động (cơ sở hạ tầng, công tác tổ chức, kết quả đạt được) CLB KN trên địa bàn nghiên cứu.
- Tác động của CLB KN đến sản xuất nông nghiệp của hộ điều tra.