2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.5.1.2 Địa hình và thổ nhưỡng
- Địa hình
Nằm hẹp giữa 2 dãy núi Đại Huệ ở phía Bắc và dãy Thiên nhẫn ở phía Tây tạo ra thung lũng, đồng bằng hình tam giác, có sông Lam chảy dọc theo hướng bắc nam, chia huyện thành 2 vùng, tả ngạn và hữu ngạn sông Lam:
- Địa hình đồng bằng: Bị chia cắt bởi sông Lam và sông Đào và có những quả đồi thấp độc lập tạo nên những dòng chảy cục bộ nhỏ hẹp. Mặt đất cao thấp không đều gây khó khăn cho việc xây dựng các công trình thủy nông nội đồng.
- Địa hình đồi núi: Gồm khu vực sườn nam dãy núi Đại Huệ và khu vực sườn phía đông bắc dãy núi Thiên Nhẫn, địa hình bị chia cắt mạnh.
- Thổ nhưỡng
Nam Đàn có 13 loại đất được tổng hợp thành 5 nhóm:
+ Nhóm đất ven sông (Cb) diện tích 384ha chiếm 1,3% diện tích toàn huyện phân bố rải rác ở các xã ven sông. Bãi cát thô chỉ làm vật liệu xây dựng, còn bãi cát mịn có thể trồng bầu bí, dưa đỏ trong mùa khô.
+ Nhóm đất phù sa (P) diện tích 10282ha, chiếm 34,84% diện tích toàn huyện. Nhóm này có 5 loại đất chính là đất phù sa được bồi hàng năm (1795ha), đất phù sa không được bồi (1562ha), đất phù sa glây (5241ha), đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (1647ha), đất phù sa úng nước (37ha).
+ Nhóm đất xám bạc màu: Diện tích 2485ha, chiếm 8,41% diện tích toàn huyện. + Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích 11302ha chiếm 38,28% diện tích toàn huyện. Nhóm đất này có 3 loại chính là đất đỏ vàng trên đất sét (7101ha), đất đỏ vàng trên đá macma axit (3596ha), đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (605ha).
+ Nhóm đất thung lững do sản phẩm dốc tụ, diện tích 112ha, chiếm 0,38% diện tích đất tự nhiên.