Xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc bộ

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động câu lạc bộ khuyến nông trên địa bàn huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 72 - 76)

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

3.4 xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc bộ

khuyến nông tại Nam Đàn

Qua quá trình tìm hiểu về công tác tổ chức, thực trạng hoạt động CLB KN thực hiện trên địa bàn trong những năm qua từ những kết quả đạt được và tồn tại hạn chế của CLB. Để hoạt động CLB KN có hiệu quả trong thời gian tới tôi có đề ra môt số giải pháp sau

Về công tác tổ chức

Các CLB KN nên phối hợp với các phòng ban, các tổ chức xã hội để CLB có điều kiện hoạt động thường xuyên và hoạt động hiệu quả hơn.

Cần vận động bà con nông dân tham gia vào tổ chức, tuyên truyền cho người dân hiểu được quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm khi tham gia vào CLB.

Tạo điều kiện cho các nhóm trưởng tham gia các khoá học quản lý nhóm, điều hành nhóm.

CLB cần có nội dung sinh hoạt thiết thực đáp ứng được yêu cầu của đa số các hộ nông dân theo thời vụ trong năm, đem lại năng suất, chất lượng cao (cây trồng, vật nuôi) và góp phần tăng thu nhập của các hội viên CLB.

Chính quyền địa phương nên có sự quan tâm nhiều hơn về kinh phí hoạt động của CLB cũng như giải quyết khó khăn nâng cao phụ cấp đảm bảo mức tối thiểu cho đời sống sinh hoạt của KNV cũng như ban cán bộ CLB KN.

Nên tìm kiếm, phối hợp, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân có nguồn vốn đầu tư cho nông dân để cùng triển khai các hoạt động.

Về bồi dưỡng nâng cao trình độ khuyến nông viên cơ sở, ban chủ nhiệm câu lạc bộ khuyến nông.

Đa số cán bộ khuyến nông viên cơ sở và ban chủ nhiệm CLB KN là qua đào tạo sơ cấp và trung cấp trình độ còn hạn chế. Cần nâng cao trình độ của họ bởi đây là bộ phận then chốt trong công tác chuyển giao TBKT mới, thông tin tuyên truyền các mô hình trồng trọt, chăn nuôi đến người dân. Họ là cây cầu bắc nhịp giữa TBKT với nông dân, nếu cây cầu này không tốt thì sẽ ảnh hưởng lớn đến việc tiếp thu của người dân.

Vì vậy cần thường xuyên tổ chức các lớp nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, tạo điều kiện tốt cả về tinh thần và vật chất gíp các cán bộ cơ sở yên tâm công tác và có gắng hêtình vì nhiệm vụ của mình.

Các hoạt động của câu lạc bộ khuyến nông

+ Hoạt động tập huấn

- Cần tập huấn theo từng chuyên đề cụ thể, xác định nhu cầu của người dân để tiến hành nội dung phù hợp.

- Thời gian và địa điểm: Trước các buổi tập huấn các cán bộ cần có sự điều tra, xá định tại thời điểm đó thì buổi nào phù hợp với các hộ tham gia tập huấn. - Đối tượng tập huấn: Để các lớp tập huấn tốt hơn cần chú ý đến đối tượng, như CLB KN thì có các nhóm khác nhau như nhóm chăn nuôi, nhóm trồng trọt… Thì khi có các buổi tập huấn về chăn nuôi nên ưu tiên hộ chăn nuôi tham gia.

+ Hoạt động xây dựng mô hình

- Cần điều tra xác định rõ nhu cầu của hội viên, đảm bảo hội viên tham gia nhiệt tình trong quá trình xây dựng mô hình.

- Lựa chọn cả những mô hình có mức đầu tư thấp để các hội viên nghèo có thể tham gia được, và cần có chế độ hỗ trợ trong việc xây dựng mô hình. Chỉ hỗ trợ một phần nào đó về giống, chế độ chăm sóc…, không nên hỗ trợ toàn phần. - Khuyến nông viên, cán bộ CLB phải thường xuyên theo dõi và cùng hội viên triển khai mô hình để đảm bảo mô hình thực hiện đúng kỹ thuật.

+ Hoạt động tham quan và hội thảo đầu bờ

- Lựa chọn địa điểm tham quan phù hợp, không quá xa để giảm kinh phí, nên tham quan những mô hình sản xuất giỏi ở những nơi có điều kiện giống địa phương mình.

- Trước khi tổ chức các cuộc hội thảo cần có sự bàn bạc, trao đổi với hội viên về nội dung và các vấn đề cần nhấn mạnh của hội thảo.

- Cần tránh việc tham quan theo kiểu "cưỡi ngựa xem hoa", phải có mục đích cụ thể.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu trên tôi rút ra được một số kết luận sau:

1. Trên địa bàn toàn huyện Nam Đàn đã có 19 CLB KN được thành lập, đến tháng 2 năm 2009 chỉ còn 7 CLB. Trong đó có 3 CLB thường xuyên hoạt động, 3 CLB thỉnh thoảng mới hoạt động, 1 CLB còn tên nhưng không còn hoạt động. 2. CLB KN xã Nam Lộc được thành lập từ ngày 20/04/1997 là một CLB hoạt động thường xuyên và hiệu quả nhất huyện Nam Đàn.

CLB đã tổ chức được 50 lớp tập huấn cho hơn 6.000 lượt người tham gia, xây dựng được 39 mô hình trình diễn thành công, tổ chức được 63 cuộc tham quan và hội thảo đầu bờ.

Từ năm 2006 đến năm 2008 CLB đã tập huấn được 10 lớp cho 867 lượt người tham gia, xây dựng được 12 mô hình trình diễn, tổ chức được 11 cuộc tham quan và hội thảo đầu bờ.

3. CLB KN xã Nam Giang được thành lập từ ngày 22/03/2003, các hoạt động của CLB trong năm 2007 và 2008 giảm dần nên hoạt động thực hiện được cũng không thu được hiệu quả cao như mong đợi.

Kết quả hoạt động của CLB KN xã Nam Giang trong những năm qua; về tổ chức tập huấn CLB tổ chức được 15 cuộc, xây dựng được 23 lượt đi tham quan và hội thảo đầu bờ, xây dựng được 17 mô hình trình diễn.

Trong 3 năm từ 2006 đến 2008 CLB đã tổ chức được 5 lớp tập huấn, 3 cuộc tham quan và hội thảo đầu bờ, xây dựng được 5 mô hình trình diễn.

4. Về tác động của CLB KN đến sản xuất nông nghiệp của các hội viên. Đối những hội viên thường xuyên tham gia các hoạt động của CLB và sẵn sàng chấp nhận áp dụng cái mới vào sản xuất sẽ cho thu nhập trong sản xuất nông nghiệp cao hơn những hội viên thỉnh thoảng hay không bao giờ tham gia các hoạt động của CLB và không dám áp dụng cái mới và sản xuất.

5. Một số hạn chế ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của CLB KN trên địa bàn nghiên cứu là: Trình độ của đôi ngũ cán bộ còn non kém, trình độ nhận thức của hội viên không đồng đều, sự phối hợp các ban ngành chưa chặt chẽ, lượng cán bộ ít, thiếu sự liên kết với nông dân, thiếu kinh phí hoạt động.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động câu lạc bộ khuyến nông trên địa bàn huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w