Chúng ta có thể khẳng định, t tởng Hồ Chí Minh là sự gặp gỡ giữa văn minh Phơng Đông và Phơng Tây, giữa truyền thống và hiện đại.

Một phần của tài liệu Sự kế thừa và phát triển tư tưởng quyền con người, quyền dân tộc trong tuyên ngôn độc lập của chủ tịch hồ chí minh (Trang 46 - 51)

T tởng Hồ Chí Minh về quyền con ngời và quyền dân tộc trớc Cách mạng háng ám năm 1945.

3.2.1.Chúng ta có thể khẳng định, t tởng Hồ Chí Minh là sự gặp gỡ giữa văn minh Phơng Đông và Phơng Tây, giữa truyền thống và hiện đại.

giữa văn minh Phơng Đông và Phơng Tây, giữa truyền thống và hiện đại. Đối với Hồ Chí Minh, tất cả đều đợc thống nhất, không có mâu thuẫn. Điều này đợc thể hiện rất rõ trong “Tuyên ngôn Độc lập” của Ngời.

Trong lịch sử, để khẳng định quyền con ngời và quyền dân tộc sau quá trình đấu tranh chống kẻ thù xâm lợc, dân tộc ta đã sản sinh ra những bản tuyên ngôn bất hủ nh “Nam quốc sơn hà…” của Lý Thờng Kiệt hay “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi và “Tuyên ngôn Độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tất cả các văn kiện này, dù cách diễn đạt có thể khác

nhau nhng về nội dung ý tởng lại thống nhất, nhất quán mặc cho khoảng cách thời gian giữa các văn kiện này là hàng thế kỷ.

Trong “Nam quốc sơn hà…”, Lý Thờng Kiệt đã dùng chữ “Nam đế” nhằm mục đích đối lập với “Bắc đế”, để khẳng định t tởng “Trời không có hai mặt trời, đất không có hai hoàng đế”. Và, Lý Thờng Kiệt khẳng định độc lập, chủ quyền dân tộc trên cơ sở “mệnh trời” (thiên mệnh). Nó đã đợc ghi rất rõ ràng ở “Thiên th” (Sách trời). Bớc sang thế kỷ XV, với “Bình Ngô đại cáo”, t tởng độc lập, chủ quyền của đợc Nguyễn Trãi khẳng định bằng cơng vực lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời cộng với lịch sử riêng với hào kiệt không bao giờ thiếu. Còn với “Tuyên ngôn Độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ngời đã khái quát các quyền cơ bản của dân tộc đó là độc lập, tự do, bình đẳng và quyền dân tộc tự quyết.

Nh vậy, đặt trong chiều dài lịch sử, sự ra đời của “Tuyên ngôn Độc lập” ở thế kỷ XX của nớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phải đợc xem là một sự kiện lịch sử hoàn toàn tự nhiên và tất yếu. Dân tộc Việt Nam sau gần một trăm năm chịu ách đô hộ, thống trị tàn bạo của thực dân Pháp và bè lũ phong kiến tay sai đã bằng cuộc đấu tranh kiên cờng, bất khuất kể cả chấp nhận những hy sinh, mất mát to lớn để giành lại giang sơn gấm vóc, giành lại độc lập, tự do. Sự kiện trọng đại đó đợc đánh dấu bằng một bản “Tuyên ngôn Độc lập” long trọng tuyên bố với thế giới về quyền con ngời và quyền dân tộc của “một dân tộc đã đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải đợc tự do! Dân tộc đó phải đợc độc lập!” [20,557]. Và, “nớc Việt Nam có quyền hởng tự do và độc lập, và sự thật đó trở thành một nớc tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lợng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” [20,577].

Tuy nhiên, trong các “sự kiện lịch sử hoàn toàn tự nhiên đó” lại có cái thể hiện tính đặc thù truyền thống rất Việt Nam mà không phải bao giờ

nó cũng đợc lặp lại ở những hoàn cảnh khác, ở trên những đất nớc khác. Trên bình diện so sánh theo chiều đồng đại chúng ta có thể thấy, với sự kết thúc chiến tranh thế giới chống phát xít Đức - Nhật thì hàng loạt dân tộc thuộc địa, sau nhiều thập kỷ mà có khi là hàng thế kỷ cũng đã chịu ách đô hộ, thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc cũng đã vùng dậy giành đợc quyền độc lập, tự chủ. Tuy nhiên, không phải ở đâu cũng đi kèm theo bản Tuyên ngôn độc lập. Trong lúc đó, từ Quảng trờng Ba Đình của nớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã vang lên đanh thép, dõng dạc bản “Tuyên ngôn Độc lập”.

Xét theo chiều lịch đại, theo chiều dài của lịch sử mấy ngàn năm tồn tại và phát triển, dân tộc Việt Nam không chỉ một lần mất nớc, một lần rơi vào cảnh bị thống trị… Do vị trí địa lý - chính trị đặc thù, sự tồn tại và sự tự khẳng định mình của dân tộc Việt Nam đã không chỉ một lần đối đầu với những thử thách khốc liệt. Nhiều lúc, lịch sử đã đặt dân tộc ta trớc hai con đờng phải lựa chọn, hoặc là: “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nớc, không chịu làm nô lệ”, hoặc là chịu sự nô dịch, đồng hoá, diệt vong. Trong cuộc đấu tranh giành và giữ vững quyền sống, quyền tự do của cả cộng đồng dân tộc luôn luôn xuất hiện những anh hùng hào kiệt, họ không chỉ đại diện cho tinh thần ngoan cờng, bất khuất mà còn đại diện cho ý chí, khát vọng đợc sống trong độc lập, tự do của cả dân tộc. Chính vì vậy, họ đã trở thành “ngời phát ngôn của cả một dân tộc” về quyền con ngời, quyền dân tộc thiêng liêng không ai có thể xâm phạm đợc.

Ngợc dòng thời gian, lịch sử Việt Nam đã từng ghi nhận trớc “Tuyên ngôn Độc lập” 2-9-1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có “Bình Ngô đại cáo” thế kỷ XV của Lê Lợi - Nguyễn Trãi sau khi đánh đổ ách thống trị của giặc Minh xâm lợc và đô hộ; có “Nam quốc sơn hà…” của Lý Thờng Kiệt thế kỷ XI trong cuộc chiến chống quân Tống xâm lăng. Lịch sử Việt Nam cũng còn vang vọng đâu đây quyết tâm “đền nợ nớc, trả thù

nhà” của Hai Bà Trng trong những năm đầu Công nguyên, khi trên đàn thề trớc ba quân dấy nghĩa. Hai Bà Trng nguyện: “Một xin rửa sạch nớc thù, hai xin đem lại nghiệp xa họ Hùng” trớc khi bớc vào cuộc đấu tranh hoàn toàn không cân sức đánh đổ chính quyền đô hộ Đông Hán. Hay trong “Hịch tớng sĩ” của Hng Đạo Đại Vơng Trần Quốc Tuấn thế kỷ XIII: “Ta thờng tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau nh cắt, nớc mắt đầm đìa…” trớc hoạ xâm lăng của giặc Mông Nguyên; rồi lời truyền của Quang Trung Nguyễn Huệ trong lễ duyệt binh trớc khi tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh xâm lợc: “Trong khoảng vũ tru, trời nào sao nấy, đều đã phân biệt rõ ràng…”, Và, ông còn dùng những lời hịch hùng hồn để cổ vũ ba quân: “phải đánh cho nó phiến giáp bất hoàn, đánh cho sử trí Nam quốc anh hùng chi hữu chủ…”….

Điểm qua lịch sử, chúng ta có thể thấy, “Tuyên ngôn Độc lập” năm 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thế kỷ XX hoàn toàn không phải là một sự kiện đột biến, cá biệt trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc vốn phải tính bằng cả thiên niên kỷ. Mà đó là một sự kiện tất yếu, hợp với truyền thống dân tộc. Sự ra đời của “Tuyên ngôn Độc lập” trong thế kỷ XX là sự tiếp bớc, là sự thể hiện một truyền thống rất Việt Nam, một bản lĩnh Việt Nam xuyên suốt lịch sử nhiều thế kỷ. Dù cách diễn đạt có thể khác nhau thì về nội dung ý tởng vẫn chỉ là một. Nó chính là biểu hiện, là kết tinh bản lĩnh của cộng đồng các dân tộc Việt Nam luôn luôn đoàn kết, đồng tâm, nhất trí để vơn tới sự tự khẳng định mình với t cách một quốc gia, một dân tộc với một lòng tự tôn, tự hào dân tộc chính đáng. Và, một khi đã trở thành truyền thống, nó là một thứ giá trị tinh thần làm nên sức mạnh vật chất có sức cổ vũ, nuôi dỡng tâm linh các thế hệ ngời Việt Nam để rồi không bao giờ và dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không chiụ tự đánh mất mình, “không chịu làm nô lệ” và sự “đồng hoá” của kẻ thù xâm lợc.

Với t cách là một dân tộc, chúng ta luôn luôn đứng dậy đấu tranh với kẻ thù xâm lợc để đòi, để khẳng định quyền con ngời và quyền dân tộc.

3.2.2.Mặt khác, trong bậc thang các giá trị truyền thống Việt Nam thì truyền thống nhân nghĩa, tơng thân tơng ái và nhân đạo luôn luôn chiếm một trong những vị trí cao trong bảng các giá trị. Truyền thống này cũng hình thành cùng một lúc với sự hình thành dân tộc, từ hoàn cảnh và nhu cầu đấu tranh quyệt liệt với thiên nhiên và với giặc ngoại xâm. Và, một điều hết sức đặc biệt là tinh thần nhân ái, nhân đạo của dân tộc Việt Nam không chỉ giành cho những ngời con mang trong mình dòng máu “con Lạc, cháu Hồng” mà còn đối với kẻ thù xâm lợc đã gieo bao tai ơng và hiểm hoạ cho chính dân tộc mình. Trong “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi đã thể hiện rất rõ truyền thống ấy. Sau khi liệt kê các tội ác của giặc Minh xâm lợc: “nớng dân đen”, “vùi con đỏ”… đến nỗi “trúc Nam Sơn không ghi hết tội” và “nớc Đông Hải không rửa hết mùi”… Nhng tính cách của ngời dân Việt Nam là “đem đại nghĩa để thắng hung tàn” và yêu chuộng hoà bình cho nên chúng ta đã “cấp cho năm trăm chiếc thuyền” và “phát cho vài nghìn cỗ ngựa”… mở đờng cho quân giặc thoát thân về nớc. Với chính sách “mềm dẻo này đã thể hiện rõ tinh thần nhân đạo cao cả của dân tộc Việt Nam với kẻ thù xâm lợc.

Nối tiếp truyền thống nhân đạo của lịch sử dân tộc, đứng trên lập tr- ờng nhân đạo của chủ nghĩa Cộng sản, đối với Hồ Chí Minh, lòng yêu th- ơng ngời nô lệ mất nớc Việt Nam đã đợc nâng lên lòng yêu thơng toàn nhân loại. Mà hơn hết, truyền thống nhân đạo đó còn đợc thể hiện khá rõ trong “Tuyên ngôn Độc lập” đối với giặc Pháp xâm lợc. Mặc dù chúng đã gây ra bao nỗi khổ nhục cho dân tộc Việt Nam nhng “đối với ngời Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo”, “Việt Minh đã giúp cho nhiều ngời Pháp chạy qua biên thuỳ, lại cứu cho nhiều ngời Pháp

khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ” [20,556]. Khi kẻ thù thất bại, Hồ Chí Minh chỉ coi họ là những kẻ “sa cơ lỡ bớc” cần cu mang, cứu giúp khi Pháp quỳ gối dâng Đông Dơng cho Nhật và đang trở thành kẻ bại trận. Điều này thể hiện rõ sự kế thừa t tởng nhân đạo của truyền thống Việt Nam đợc hun đúc qua hàng ngàn năm của dân tộc.

Một phần của tài liệu Sự kế thừa và phát triển tư tưởng quyền con người, quyền dân tộc trong tuyên ngôn độc lập của chủ tịch hồ chí minh (Trang 46 - 51)