Cái tôi với khát vọng tình yêu, bộc lộ khá đầy đủ chân dung của thời đạ

Một phần của tài liệu Sự thức tỉnh của nhu cầu xã hội và cái tôi cá nhân trong thơ việt nam sau năm 1975 (Trang 51 - 58)

2. Sự thức tỉnh của nhu cầu xã hội và cái tôi cánhân

2.2. Cái tôi với khát vọng tình yêu, bộc lộ khá đầy đủ chân dung của thời đạ

thời đại

Thơ là tiếng nói nhạy cảm nhất của tình cảm, cảm xúc của con ng- ời.

Đó là nơi để con ngời giải bày, thổ lộ những tâm t trong trái tim, tâm hồn mình. Có thể nói, tình yêu là đề tài muôn thuở, là đối tợng khai thác không bao giờ cạn của sáng tạo thi ca. Hiện nay, khi cuộc sống đã trở về với muôn mặt đời th- ờng, với quy luật tất yếu của nó, nhu cầu tình cảm của con ngời bộc lộ mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Các nhà thơ đã thể hiện mọi trạng thái trữ tình với nhiều cung bậc tình cảm, khẳng định vị thế con ngời cá nhân.

Tình yêu trong giai đoạn hiện nay khác rất nhiều so với tình yêu trong thơ các giai đoạn trớc. Trong thơ ca lãng mạn 1932 - 1945, đó là thứ tình yêu mờ nhạt, xa vắng; tình yêu tan vào lớp sơng khói mờ mờ nhân ảnh. Tình yêu trong thời kháng chiến là tình yêu của lý tởng, tình yêu giữa các “đồng chí” với nhau, nó đợc xem xét ở sự ngỡng vọng của những chàng trai, những cô gái sống vì lý tởng. “Tình yêu thời chiến có đặc thù rất rõ. Tình yêu là nơi yên tĩnh, là sự thanh thản, là phút lặng trong chiến tranh, là biểu hiện của sự sống bất diệt trong bom đạn, là hậu phơng - nơi gửi gắm hy vọng, đợi chờ của ngời ra chiến trận. Đó là loại tình yêu mang tính lý tởng xã hội cao, mang nét chung của một thế hệ, một giai đoạn lịch sử.” [7, 22] Còn tình yêu trong thơ giai đoạn hiện nay đợc soi xét ở nhiều bình diện, trên nhiều cấp độ. Ta có thể thấy sự giận hờn, ghen tuông, trách móc, nuối tiếc, đợi chờ, những đam mê cuồng nhiệt và cả sự mất mát. Có thể nói, tình yêu đợc thể hiện một cách toàn diện nhất, trọn vẹn nhất. Điều này nói lên những đòi hỏi bức thiết trong ý thức cá nhân của con ng- ời. Thời kỳ sau 1975 là thời kỳ nở rộ, thời kỳ bùng nổ của những bài thơ tình. Nó chứng tỏ ý thức cá nhân, nhu cầu, khát vọng của con ngời đợc giải phóng.

Các nhà thơ có thể tự do, “thoải mái” bộc lộ, thể hiện những nhu cầu cảm xúc của mình. Tình cảm của cái tôi trữ tình đợc xác định từ nhiều cung bậc, góc độ. Nó thể hiện đợc vị thế, thái độ ứng xử của con ngời trong tình yêu.

Đó là cảm giác hạnh phúc, yêu thơng, đợc gần gũi với ngời mình yêu; là hạnh phúc đợc vun vén từ những điều nhỏ nhặt, bình thờng nhất:

“ Em nấu bếp nhìn anh trong mắt ớt Thế là chiều Hà Nội bớt lang thang”

Là ớc mơ nhỏ nhoi, giản dị:

“Tôi vẫn làm thơ dẫu chỉ một ngời sẽ đọc Tình yêu lui về nơi xuất phát - trái tim Giữa năm tháng đời ngời dằng dặc

Tôi mong đợc làm một khoảnh khắc trong em”

(Tôi từng muốn - Nguyễn Hoàng Sơn)

Ước mơ giản dị ấy, đợc thể hiện khá rõ nét trong những bài thơ tình của nhà thơ Xuân Quỳnh. Xuân Quỳnh có những vần thơ viết về tình yêu mang đậm chất nữ tính. Đó là tình yêu xuất phát từ trái tim của một ngời vợ, ngời mẹ trong gia đình. Chị luôn có ớc mơ vun vén, chăm lo cho tình yêu, hạnh phúc ngày một thêm nảy nở, trọn vẹn. Sự trọn vẹn ấy nhiều khi xuất phát từ những hành động, cử chỉ rất giản dị, nhẹ nhàng:

“Trong tay anh, tay của em đây Biết lặng lẽ vun trồng, gìn giữ Trời ma lạnh bàn tay em khép cửa Em phơi mền, vá áo cho anh Tay cắm hoa, tay để treo tranh

Tay thắp sáng ngọn đèn đêm anh đọc... Em nhẹ nhàng xoa dịu nỗi đau

Và góp nhặt niềm vui từ mọi ngả”

(Bàn tay em)

Nhiều lúc, chính chị lại cảm thấy mình bất lực, thấy tình yêu của mình dành cho chồng là cha đủ, cha thực sự xứng đáng. Trong một lá th viết cho chồng, Xuân Quỳnh viết: “ Em cảm thấy già rồi, già về thể chất đã đành mà còn già về sự yên phận của ngời đàn bà, về sự nhỏ nhen, tầm thờng của sự sống. Em nhìn mặt em trong gơng, em thấy không xứng đáng với anh”. “Em cảm thấy khô cằn và bất lực”. ở Xuân Quỳnh, chúng ta luôn thấy một trái tim nồng cháy với khát khao mãnh liệt: “Biết yêu anh cả khi chết đi rồi”, với sự trăn trở, dằn

vặt, để cho tình yêu đợc mãi mãi trọn vẹn, tơi nguyên. Trong nhiều bài thơ cũng nh trong nhiều bức th tình gửi cho chồng, ta cảm nhận đợc sự nhớ mong da diết, cảm nhận đợc tình yêu mãnh liệt của chị dành cho chồng. Nhớ thơng là một trạng thái, một cung bậc của tình yêu, tình yêu sẽ mất hết sức sống, mất hết ý nghĩa của nó nếu trong trái tim con ngời không còn sự tồn tại của nỗi nhớ:

“Anh nói với mình cho vợi nhớ Bớt chờ, bớt đợi, bớt tơng t Chao ôi xa xót, tình ly biệt Chỉ khổ lòng anh nhớ thẩn thờ”

(Nhớ- Trần Đăng Thao)

Khi đối diện với chính mình thì nỗi nhớ càng dâng lên mãnh liệt, và trong đó có sự hoà lẫn của nhiều cảm giác: chờ đợi, tơng t, sự xót xa, thẩn thờ. Và rồi anh chỉ biết hớng về em trong vòng chảy vô định của cuộc đời. Nhiều lúc, nhân vật trữ tình trong thơ lại ớc mình nh một con tàu để tìm đợc bến đỗ bình yên của cuộc đời mình:

“Nếu đời là con tàu Tôi muốn về em : ga cuối Dẫu vòng quay trăm lần bối rối Bánh xe ơi đừng có lăn thêm”

(Ngộ nhận - Hoài Ânn)

Trong tình yêu, con ngời luôn có cảm giác lo sợ hạnh phúc sẽ tuột khỏi tầm tay. Chính vì vậy, cảm giác lo âu luôn thờng trực trong tâm hồn những ngời đang yêu. Nói đến cảm giác lo sợ, chúng ta không thể không nhắc đến nhà thơ Xuân Diệu. Trong phong trào Thơ mới, Xuân Diệu là ngời có khát vọng tình yêu mạnh mẽ nhất, cuồng nhiệt nhất; là ngời có một tình yêu đầy đam mê và khao khát. Với nhà thơ, tình yêu là phần thởng vô giá của cuộc đời mà phần th- ởng đó nó không tồn tại vĩnh hằng, chính vì vậy, nhà thơ luôn mang cảm giác của sự lo sợ, lo sợ tình yêu sẽ mất đi. Đó cũng chính là lý do giải thích tại sao

Xuân Diệu có nhiều vần thơ bộc lộ khát vọng sống và khát vọng yêu nhiều nh thế. Thơ ca giai đoạn sau 1975 đã tiếp nối, kế thừa những giá trị của Thơ mới, vì vậy, tình yêu trong thơ giai đoạn này cũng có sự thể hiện những trạng thái cảm xúc của Thơ mới.

Chúng ta nhận thấy, nhiều nhà thơ sau này cũng thể hiện đợc trạng thái lo lắng trớc sự hữu hạn của tình yêu và dự cảm trớc sự bất trắc của cuộc đời:

“Anh gặp em qua những nỗi đau Nhng sẽ đau hơn nếu không đợc gặp Anh sợ lắm

Có em rồi mất

Ai bù lại cho anh niềm tin”

(Linh cảm- Hoài Ân)

Tình yêu là đề tài muôn thuở, là nguồn cảm hứng vô tận của văn học nói chung và thơ ca nói riêng. Tình yêu không dừng lại ở hạnh phúc, nó không đồng nghĩa với hạnh phúc mà chứa đựng trong nó biết bao nhiêu tình thế: hạnh phúc, nhớ nhung, có khi lại lo sợ và đầy đau khổ khi thấy mình nh vừa mất mát một cái gì đó, chỉ còn lại sự hụt hẫng, đau đớn trong âm thầm, lặng lẽ:

“Chẳng biết vì sao chân em lui bớc Chiều đơng xanh bên cánh cửa xanh Có lẽ nào em lỡ hẹn cùng anh

Đôi guốc đỏ biết rằng em đã tới”

(Điều anh không biết- Phi Tuyết Ba)

Nhng cũng có lúc, đau khổ lại đợc gây ra khi tình yêu không đợc đáp đền, đó là biểu hiện của tình yêu đơn phơng. Nó giống nh mũi dao nhọn cứa vào trái tim của kẻ thất tình:

“ Em để lại trong tim tôi một mũi dao Thỉnh thoảng lại nhấn sâu thêm một chút Tôi mang nó suốt đời, còn em thì không biết

Những mùa thu ớt máu vẫn đi về”

(Thất tình- Thanh Tùng)

Đau khổ không phải chỉ vì tình yêu không đợc đáp trả mà có lúc chính mình phải chứng kiến cảnh ngời yêu đi lấy chồng. Đồng thời, cái tôi trữ tình còn đau khổ vì sự mất mát quá lớn, vợt quá khả năng của mình:

“Giữa cơn đau vật vã chỉ cầu mong Em lợng thứ cho anh nhiều lầm lỗi Day diết thế, những lời em trăng trối Thành tình yêu vĩnh cửu ở trong anh”

(Thế là thôi- Võ Văn Trực)

Khi tình yêu tan vỡ, cái tôi trữ tình cảm thấy bơ vơ, cuộc sống không còn ý nghĩa, không cần biết cuộc đời đang xoay chuyển ra sao: “Mất em rồi anh thành ngời không tuổi, trẻ lại hay già hơn nào biết để làm gì”(Anh Ngọc).Có thể nói, thơ ca sau 1975 đã thể hiện khá đầy đủ những cung bậc của tình yêu lứa đôi: nhớ nhung, đau khổ, lo sợ, và đến lúc này là sự chờ đợi trong khắc khoải, trong sự phấp phỏng, hồi hộp:

“Chắc gì anh đến hôm nay

Mà em cứ đợi tàn ngày, trắng đêm Hết đi ra cửa ngóng nhìn

Vào nhà ngồi xuống, đứng lên thẩn thờ”

(Em chờ... - Vũ Thị Khơng)

Có thể nói đây là một trạng thái rất thú vị của con ngời khi yêu: chờ đợi trong thấp thỏm, hi vọng rồi lại thất vọng:

“Cành gẫy rơi quả non rụng đầy sân Em mở cửa chờ anh trong mỏi mệt Lòng thảng thốt mong trời thôi sấm sét Mong anh đừng nh thời tiết mùa thu”

Cô đơn, trống trải là cảm giác thờng thấy khi con ngời đối diện với chính lòng mình, khi chờ đợi trong hi vọng để rồi thất vọng; và quan trọng hơn là con ngời cha tìm thấy đợc hớng đi cho mình, cha biết ứng xử với chính mình nh thế nào:

“Đờng còn xa, hun hút phía mây mờ Cô độc quá, trời ơi, cô độc quá

Đời nặng gánh, một mình anh chịu cả Lần bớc đi cho đến đích sau này”

(Thế là thôi- Võ Văn Trực)

Con ngời đến với nhau mong muốn tìm sự đồng cảm, sự hoà hợp, thấu hiểu của hai tâm hồn.Và đó là chỗ dựa tinh thần lớn nhất của con ngời khi phải đối mặt với rất nhiều cạm bẫy trong cuộc đời. Đó là lúc, con ngời tìm thấy sự thanh thản của tâm hồn khi lòng mình có chốn để đi về:

“Khi nào thấy, trên đờng dài mệt mỏi Cần nghỉ ngơi đôi phút cạnh dòng sông Em hãy đến, tìm tôi nơi bến đợi

Tán đa tôi, bóng mát vốn quen dừng”

(Khi nào thấy- Xuân Hoàng)

Đó là chỗ dựa tinh thần để chia sẻ những u t, phiền muộn, đau khổ của cuộc sống. Chỗ dựa ấy là động lực thúc đẩy con ngời tiến lên phía trớc, là bến đỗ bình yên của tâm hồn:

“Bao giờ anh đau khổ Hãy tìm về với em Lòng anh còn bóng đêm Em sẽ làm tia nắng”

(Tâm hồn- Song Hảo)

Tình yêu không có những “vòng rào cấm địa” khi con ngời ý thức nghiêm túc về nhân cách của mình. Các nhà thơ đã đi đến tận cùng của sự khao khát và

đam mê, thể hiện sự không cùng của khát vọng con ngời trong tình yêu: “Hôn nhau ràng rịt Đất - Trời

Ma rơi ẩn mặt - Tuyết rơi mịn màng ...

Hôn nhau giọt lệ tràn mi Môi yêu ấp nỗi dậy thì ủ men”

(Hôn ca- Thế Dũng)

Đắm say mà tỉnh táo, đau đớn mà không bi luỵ, tin cậy mà vẫn đầy hoài nghi, cái tôi trong tình yêu có sự đan xen giữa cái trong sáng về mặt tinh thần đi kèm với thân xác, thậm chí phơi bay sự phóng đãng:

“Nguồn sáng nhân gian nhựa ứ đầy Một chiều khổ cực bốn chiều say Đã phanh yếm mỏng thì quăng hết Những nếp xiêm hờ giả bộ ngây”

(Hoàng Cầm)

Nh vậy, chúng ta đã đi qua nhiều cung bậc khác nhau của tình yêu cá nhân con ngời trong thơ. Nó thể hiện đợc t thế, thái độ, cách ứng xử của con ngời trong tình yêu, nâng con ngời lên sự mạnh mẽ, tự tin, đầy đam mê và sự chập nhận. Trong giai đoạn mới của sự phát triển văn học, thơ tình xuất hiện rất nhiều, thể hiện những đòi hỏi bức thiết trong ý thức cá nhân của con ngời.

Một phần của tài liệu Sự thức tỉnh của nhu cầu xã hội và cái tôi cá nhân trong thơ việt nam sau năm 1975 (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w