Tập thơ “Từ ấy” tràn đầy nhiệt huyết của một thanh niên yêu nớc và say mê lý tởng cộng sản. Trong mối tình sâu nặng đối với đất nớc, Tố Hữu hầu nh giử trọn tình yêu thơng với quê hơng xứ Huế. Có lần trong bài thơ “Dững dng”
để nói lên lòng căm ghét triều đình Huế “mũ mão rồng bay áo phơng trầu”nhà thơ viết:
“Ta nện gót trên đờng phố Huế Dửng dng không một cảm tình chí .”
Sự thực Tố Hữu đâu có “Dững dng” trớc cảnh “Huế đẹp và thơ ”. Trong rất nhiều bài thơ hình ảnh sông Hơng, núi Ngự, đèo Bạch mã, đèo Hải Vân, quê nội Phù Lai, quê ngoại Thanh Lơng, hiện lên tơi đẹp, đầy thơng nhớ (Nhớ đồng, Huế tháng tám, Quê mẹ, Nớc non ngàn dặm, Bài ca quê hơng…)
“Gì sâu bằng những tra thơng nhớ Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!”
(Nhớ đồng) “Nỗi niềm chi rứa Huế ơi Mà ma xối xã trắng trời Thừa thiên”
(Nớc non ngàn dặm)
Điểm gặp gỡ giữa Tố Hữu và các nhà thơ lãng mạn là cái tâm sự yêu nớc của những ngời trí thức trong một nớc nô lệ. Tâm trạng thì gặp nhau nhng hệ t t- ởng lại khác nhau, thậm chí có khi lại đối lập nhau: “duy tâm và duy vật, vị nghệ thuật và vị nhân sinh…có điều ngợc chí chứ chẳng ngợc lòng”. “Qua cổ tháp” là một bài thơ Tố Hữu để tặng Chế Lan Viên, tác giả “Điêu tàn”. Trong “Điêu tàn” tinh thần dân tộc vẫn còn là một cái gì thầm kín, đôi khi lại mờ đi d- ới một làn sơng quá khứ. Lẫn với sự tiếc nuối một thời kỳ quá vãng xa xa.
Trong tập thơ “Điêu tàn”, bên cạnh những bài ca ngợi sự đổ nát là những hiện tợng ma quái, điên loạn! Còn trong bài “Qua cổ tháp”, vấn đề mất nớc, vẫn đề dân tộc đặt ra rất rõ ràng, rứt khoát:
“Chạnh lòng tởng nhớ thân nô lệ Mà hận cừu chung bỗng réo sôi!”
“Tiếng gọi bên sông”, “Giây phút chạnh lòng” của Thế Lữ, “Đôi bạn” của Nhất Linh, “Tiêu sơn tráng sỹ” của Khái Hng kêu goi lên đờng “hành động để hành động”. Tố Hữu cũng kêu gọi “đi”, “dậy mà đi”, “dậy lên thanh niên”, kêu gọi “dấn thân” vào cuộc đời sôi động, kêu gọi chọn lựa, nhận đờng;
“Bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nớc Chọn một dòng hay để nớc trôi?”
(Dậy lên thanh niên)
Nguyễn Tuân gọi những ngời chôn chân ở quê hơng là những kẻ không có tiểu sử và lý lịch, châm biếm những ông ký ga ngồi lỳ một chổ đến độ mọc rễ con rễ cái ở cái nghế công chức tẻ nhạt của mình và kêu gọi “giang hồ”, “trớc bạ cuộc đời của mình vào địa d của trái đất”. Còn Xuân Diệu thì phê phán cuộc đời đơn điệu tẻ nhạt nh “ngọn đèn le lói suốt trăm năm” và kêu gọi “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tốt”. Tố Hữu cũng phê phán cái cuộc đời “buồn thiêu nh dới chiều quê lặng lẽ” và kêu gọi:
“Sống trào sinh lực bốc men say Sống tung sóng gió thanh cao mới Sống mạnh dù trong một phút giây ”
(Đi)
Vậy thì giữa họ có cái gì khác không? giống nhau ở tâm trạng, nhng rất khác nhau ở hớng đi và mục đích của hành động. Tố Hữu không đồng tình vơi kiểu sống buông thả, thụ động “hoang mang không định hớng tơng lai” nhng cũng phê phán cái hành động “ta sông sáo hề! Trong đám mông lung” (Tiêu sơn tráng sỹ), hành động không cần định hớng theo kiểu chủ nghĩa phiêu lu “Tung bừa sinh mạng lên đùa bởn, với gió mây nh đứa thả diều” (Đi)
Tố Hữu kêu gọi thanh niên sống mảnh liệt, “dù trong một phút giây” nh- ng đây là một hành động có định hớng, có mục đích tiến bộ:
Với kho hùng khí của thanh niên Vang lừng mặt trận rung trăm trống Cách mạng quân ta cớp chính quyền!”
(Dậy lên thanh niên)
Tố Hữu kêu gọi thanh niên “Dấn thân”vào cách mạng, tự nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân cho lý tởng cộng sản. Hành động cách mạng không thể là một hành động tự phát, phiêu lu mà là một hành động tự giác, có ý thức:
“Với cách mạng tôi không hề đùa bởn Và không hề dám chối một nguy nan Tôi vẫn hằng tự nghĩ:Miễn quên thân
Dâng tất cả để tôn thờ chủ nghĩa”
(Trăng trối)
Nguồn cảm hứng của thơ Tố Hữu bắt ngay từ trong cuộc sống sôi nổi của phong trào cách mạng, khác với các nhà thơ lãng mạn chỉ biết đào sâu mãi vào trong tâm hồn cô độc, ích kỷ của mình. Đề tài của Tố Hữu tuy cha nhiều mặt nhng so với thời kỳ ấy thật là mới mẻ khác thờng: Lần đầu tiên ngời ta thấy ở trong thơ những cảnh sống khốn cùng trong xã hội, những sự việc, những cuộc đấu tranh cách mạng trên Thế giới và trong nớc, những truyện trong nhà tù đế quốc, những hình ảnh chiến sỹ hay quần chúng cách mạng. Thật là một loại khác hẳn với đề tài của phần đông thi sỹ bấy giờ: Chỉ toàn những anh với em, những sầu với nhớ, những ánh trăng với những tiếng đàn…