Hoàn cảnh sáng tác, những nhân tố thúc đẩy sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu từ “Từ ấy“ đến “Việt Bắc“.

Một phần của tài liệu Sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ tố hữu từ từ ấy đến việt bắc (Trang 39 - 41)

tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu từ “Từ ấy“ đến “Việt Bắc“.

Nếu nh “Từ ấy” là tập thơ cách mạng có hình thức nghệ thuật mới. Tố Hữu đã biết đem hình thức nghệ thuật mới phục vụ cho tiếng nói cách mạng trong thơ, đã tạo đợc hiệu quả và sức hấp dẫn riêng. Thì đến “Việt Bắc” lại là sự hoà hợp mới. Đời sống dân tộc trong những năm chiến tranh gian lao vất vã, vì vậy đòi hỏi một tiếng nói nghệ thuật thích hợp…Thơ trở về với cách nói gần gủi, chân tình, thắm thiết của thơ ca dân tộc.

Trớc hết ta hãy xem xét hoàn cảnh sáng tác, và các mốc thời gian trong “Việt Bắc” có gì khác so với “Từ ấy” trớc đó, để thấy đợc sự vận động của cái tôi nhà thơ. Phơng hớng đi lên của cái tôi đó luôn gắn liền với lịch sử dân tộc:

Hoàn cảnh sáng tác của tập “Việt Bắc” hoàn toàn khác với tập “Từ ấy”. Tố Hữu viết “Từ ấy” trong khi đất nớc còn cha đợc giải phóng. Tập thơ “Từ ấy”

(1937-1946) là chặng đờng đầu mời năm thơ Tố Hữu, cũng là mời năm hoạt động sôi nổi, say mê tự giác ngộ qua mọi thử thách đến trởng thành của ngời thanh niên cách mạng trong một giai đoạn lịch sử sôi động đã diễn ra nhiều biến cố to lớn, làm rung chuyển và đổi thay sâu sắc xã hội Việt nam.

Còn tập thơ “Việt Bắc” (1947-1954) đợc viết ra khi đất nớc ta đã có chủ quyền. Những ngời dân xa kia lầm than, tủi nhục nay trở thành chủ nhân chân chính của lịch sử. Họ đã gánh cả cuộc kháng chiến trên đôi vai bé nhỏ của mình cho đến ngày thắng lợi.

Đa số các bài thơ trong tập “Việt Bắc” đều gắn liền với từng sự kiện lịch sử, những chiến thắng vang dội. Bài thơ đầu tiên Tố Hữu viết để ca ngợi chiến thắng và những con ngời đã làm nên chiến thắng đó là bài: “Cá nớc”. Sau chiến thắng này Tố Hữu viết liền một mạch với hàng loạt bài thơ nh: “Bà mẹ Việt Bắc”, “Lợm”, “Bao giờ hết giặc”, “Giữa thành phố trụi”…Những bài thơ viết trong thời kỳ này nó đánh dâu bớc chuyển biến của thơ Tố Hữu. Thơ ông chuyển mạch đi sát vào thực tế của quần chúng nhân dân trong đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng.

Sau này với chiến thắng Điện Biên Phủ (1954)- Chiến thắng lẫy lừng “Chấn động địa cầu”. Chiến thắng này đã viết vào hồn thơ Tố Hữu một âm hởng mới, để từ đó đa hồn thơ Tố Hữu lên một tầm cao mới:

Chín năm làm một Điện Biên Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng .

(Hoan hô chiến sỹ Điện Biên) Cũng giống nh trận Việt Bắc trớc đây, trận Điện Biên Phủ bây giờ nh một luồng sáng lôi cuốn t tởng tình cảm của Tố Hữu lên phía trớc. Sau chiến thắng này Tố Hữu viết liền bốn bài, trừ bài “Lại về” còn ba bài “Hoan hô chiến sỹ Điện Biên”, “Ta đi tới”, “Việt Bắc” mang yếu tố sử thi. Ba bài này tập trung ca

ngợi chiến thắng vĩ đại của dân tộc, nói lên niềm tự hào về tổ quốc và những suy nghĩ về đất nớc, dân tộc Việt Nam khi kháng chiến thắng lợi.

Qua hai mốc sáng tác này ta có thể nhận thấy một điều rằng: Mỗi khi tổ quốc có những chiến công to lớn thì Tố Hữu lại cất cao tiếng thơ để ca ngợi những chiến công ấy. Nếu nh không nắm chắc và nhạy bén với tình hình đất nớc thì không thể tạo đợc vần thơ nh thế. Điều này chứng minh rằng: Tố Hữu là nhà thơ hiện thực, thơ ông gắn liền với thực tế, gắn liền với những biến cố lịch sử quan trọng.

Tính chất hiện thực đó còn đợc thể hiện trong hoàn cảnh sáng tác từng bài thơ cụ thể, những bài thơ gắn liền với sự thâm nhập thực tế cuộc kháng chiến. Nhà văn Nguyễn Đình Thi kể lại rằng: “Tôi nhớ những ngày lo âu hồi cuối năm 1947 khi quân Pháp nhảy dù tới Bắc Cạn và ồ ạt tiến lên Việt Bắc, Tố Hữu vừa ở khu bốn ra, một lần anh đi với tôi từ Thái Nguyên xuống Bắc Giang, đi qua những làng cháy chụi bên ven con sông im lặng, chúng tôi gặp những mái nhà còn xanh của đồng bào mới trở về. Quân giặc đã phải tháo chạy, khắp Việt Bắc cuộc sống lại nhóm lên. Một đêm, trong một xóm nhỏ ở vùng Phú Thọ, Tố Hữu thức suốt sáng làm bài thơ ca ngợi chiến thắng và những ngời làm nên chiến thắng ấy, đó là bài “Cá nớc”…Tôi cùng đi với anh theo các đồng chí pháo binh, ban ngày hành quân, đêm tối anh trung đội chạy tìm cho chúng tôi một ống dầu dọc, và Tố Hữu đã viết bài hành khúc “Voi” để sáng hôm sau bồ đội có thơ hát cho nhẹ vai gánh đại bác. Anh nói chuyện với bà cụ chủ nhà tôi ở và anh ngồi bên viết: Bà Bủ không ngủ, bà lo bời bời”.

Một phần của tài liệu Sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ tố hữu từ từ ấy đến việt bắc (Trang 39 - 41)