Quản lý việc kiểm tra, đánh giá, đánh giá chất lượng GDĐĐ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 52)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.6. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá, đánh giá chất lượng GDĐĐ

Trong quản lý GDĐĐ, việc kiểm tra, đánh giá có ý nghĩa không chỉ đối với nhà quản lý mà còn có ý nghĩa đối với học sinh. Vì qua kiểm tra, đánh giá của giáo viên, học sinh hiểu rõ hơn về các hoạt động của mình. Từ đó hoạt động tích cực hơn, tự giác hơn, biết tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với yêu cầu chung của xã hội.

Việc kiểm tra, đánh giá phải khách quan, toàn diện, hệ thống, công khai. Sau khi kiểm tra phải có nhận xét, kết luận, phải động viên, khen thưởng, nhắc nhở kịp thời những sai sót thì mới có tác dụng. Hiệu trưởng có thể kiểm tra định kỳ, thường xuyên, đột xuất, trực tiếp hay gián tiếp, cần xây dựng chuẩn kiểm tra cho phù hợp giúp học sinh củng cố và tăng cường ý thức rèn luyện ở học sinh.

Đánh giá đối với môn Giáo dục công dân cần kết hợp giữa đánh giá bằng cho điểm mức độ đạt được về kiến thức và kỹ năng với việc theo dõi sự tiến bộ về thái độ, hành vi trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh. Đối với một số môn khoa học xã hội như: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, GDCD cần đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng hạn chế học sinh chỉ ghi nhớ máy móc. Tiếp tục đổi mới kiểm tra đánh giá bằng cách nêu vấn đề mở, đòi hỏi học sinh phải vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng. Đây là vấn đề khó, Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn nghiên cứu, kiên trì thực hiện từng bước, áp dụng đối với từng đối tượng.

Người Hiệu trưởng cần khoa học hóa việc xây dựng chuẩn đánh giá đạo đức, lối sống của học sinh, xây dựng để học sinh trở thành chủ thể các giá trị

33

đạo đức và văn hóa. Trong đó cần đặc biệt chú ý đến việc phát huy giá trị của gia đình, vì gia đình là cái nôi giáo dục đầu tiên của con người. Môi trường giáo dục gia đình rất quan trọng, gia đình là nơi mà con người cảm thấy hạnh phúc nhất trong suốt đời mình.

Cần thay đổi cách đánh giá đạo đức học sinh, GVCN có thể đánh giá đạo đức học sinh theo những nội dung:

- Kỹ năng làm việc độc lập, năng lực sáng tạo - Mức độ hoàn thành các bài tập

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin

- Khả năng hợp tác với những người xung quanh - Khả năng giải quyết những xung đột của cá nhân - Mức độ tham gia các hoạt động tập thể của lớp - Khả năng giải quyết vấn đề

- Khả năng biết đặt mục tiêu để hoàn thiện trong tương lai

Tóm lại, Hiệu trưởng nên mạnh dạn nêu lên vấn đề đổi mới cách đánh giá đạo đức học sinh phổ thông hiện nay, đây là một vấn đề cấp bách chắc chắn chúng ta phải thay đổi tiêu chí đánh giá và cách đánh giá đạo đức học sinh phổ thông hiện nay mới phục vụ kịp thời cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong thời kỳ hội nhập.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w