Đạo đức, giáo dục và giáo dục đạo đức 1 Đạo đức

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 35)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.1. Đạo đức, giáo dục và giáo dục đạo đức 1 Đạo đức

1.2.1.1. Đạo đức

Theo học thuyết Mác - Lê nin: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội có nguồn gốc từ lao động sản xuất và đời sống cộng đồng xã hội. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội phản ánh và chịu sự chi phối của tồn tại xã hội, Vì vậy tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức xã hội cũng thay đổi theo. Và như vậy, đạo đức xã hội luôn mang tính lịch sử, tính giai cấp và tính dân tộc.

Theo tự điển Tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội thì: “Đạo đức là những

tiêu chuẩn, những quy tắc quy định hành vi quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội. đó là những phẩm chất tốt đẹp của con người theo những tiêu chuẩn đạo đức của một giai cấp nhất định”. [36, 221]

GS.TS Phạm Minh Hạc cho rằng: “ Đạo đức theo nghĩa hẹp là luân lý,

những quy định và chuẩn mực ứng xử trong quan hệ của con người. Nhưng trong điều kiện hiện nay, chính quan hệ của con người cũng đã mở rộng và

13

đạo đức bao gồm những quy định, những chuẩn mực ứng xử của con người với con người, với công việc và với bản thân, kể cả với thiên nhiên và môi trường sống.”

Trong giáo trình “ Đạo đức học” của tác giả Trần Kiểm: “Đạo đức là

tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó, con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người và tiến bộ xã hội trong mối quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân và tập thể hay toàn xã hội”. [22]

Có nhiều định nghĩa khác nhau về đạo đức, theo chúng tôi có thể tiếp cận đạo đức dưới hai góc độ:

- Về góc độ xã hội: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, phản ánh dưới dạng những nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực, điều chỉnh hoặc chi phối hành vi của con người trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, giữa con người với xã hội và với chính bản thân mình.

- Về góc độ cá nhân: Đạo đức chính là những phẩm chất, nhân cách của con người phản ánh ý thức, tình cảm, hành vi, thói quen và cách ứng xử của họ trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội, giữa bản thân họ với người khác và với chính bản thân mình.

Như vậy, mục đích điều chỉnh của đạo đức nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển xã hội bằng việc tạo nên sự hài hòa quan hệ lợi ích cộng đồng và cá nhân (và khi cần phải ưu tiên lợi ích cộng đồng).

Qua các cách lý luận khác nhau về đạo đức như trên, chúng ta có thể hiểu: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là môt hệ thống các quy tắc, chuẩn mực, nguyên tắc xã hội về cái Chân – Thiện – Mỹ và cái ác nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội.

14

1.2.1.2. Giáo dục

Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mac – Lênin, giáo dục là một hình thái ý thức xã hội, giáo dục tồn tại, vận động, phát triển theo sự tồn tại vận động và phát triển của xã hội. Là một hiện tượng xã hội, giáo dục chịu sự chi phối và quy định bởi nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, của nền văn minh nhân loại.

Theo tự điển Bách khoa toàn thư thì: Giáo dục là quá trình được tổ chức

có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người dạy và người học theo hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp phần đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội đương đại.

"Giáo dục" tiếng Anh - "Education" - vốn có gốc từ tiếng La tinh "Edu- care" có nghĩa là "làm bộc lộ ra". Có thể hiểu “giáo dục là quá trình, cách thức làm bộc lộ ra những khả năng tiềm ẩn của người được giáo dục".

Về cơ bản, các giáo trình về giáo dục học ở Việt Nam đều cho rằng: Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người.

Trong luận văn này, giáo dục được hiểu như là một quá trình sư phạm tổng thể: là hoạt động có kế hoạch, có nội dung bằng các phương pháp khoa học trong các cơ sở giáo dục đến học sinh nhằm phát triển đức, trí, thể, mỹ… cho họ.

1.2.1.3. Giáo dục đạo đức

Ý thức được tầm quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, từ năm học 2009-2010, Bộ GD-ĐT đã đưa ra chủ đề là “Học làm người trước khi học lấy chữ”. Chủ đề này được sự đồng tình của nhiều người, bởi những

15

năm gần đây đạo đức của các em học sinh có chiều hướng giảm sút gây nỗi lo âu cho những người công tác trong ngành giáo dục.

Một học sinh dù học giỏi đến đâu mà thiếu đạo đức cũng trở thành người vô dụng. Tệ hại hơn có tài mà không có đức thì các em có thể dùng trí tuệ của mình làm hại người khác với mức độ nguy hiểm hơn một người ít học. Để chú tâm vào việc rèn luyện đạo đức cho học sinh trong nhà trường không chỉ là những khẩu hiệu suông mà cần có biện pháp cụ thể và cần làm lâu dài.

Giáo dục đạo đức có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong toàn bộ công tác giáo dục ở nhà trường và được xem là then chốt trong nhà trường. Nếu công tác này được quan tâm đúng mức sẽ có tác dụng thúc đẩy việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Giáo dục đạo đức trong nhà trường THCS là một quá trình giáo dục bộ phận trong quá trình giáo dục tổng thể và có quan hệ biện chứng với các bộ phận khác như: giáo dục trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất, giáo dục lao động và hướng nghiệp, giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách toàn diện.

Giáo dục đạo đức là quá trình hình thành và phát triển ý thức, tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen đạo đức của học sinh dưới những tác động có mục đích, có kế hoạch, được lựa chọn về nội dung, phương pháp, phương tiện phù hợp với đối tượng giáo dục và sự phát triển kinh tế - xã hội nhất định.

Nội dung cơ bản của giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay là giáo dục những phẩm chất đạo đức mà con người Việt Nam cần phải có: đó là lao động sáng tạo, yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội, yêu hòa bình, có tinh thần cộng đồng và quốc tế; có lòng nhân ái xã hội chủ nghĩa, tinh thần đoàn kết hợp tác giúp đỡ lẫn nhau, có thái độ xây dựng và bảo vệ môi trường, có thái độ đúng đắn với tự nhiên và bản thân.

16

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w