Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 40)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.3. Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS

Phương pháp giáo dục đạo đức trong nhà trường là cách thức hoạt động gắn bó với nhau của người giáo dục và người được giáo dục nhằm hình thành và phát triển nhân cách, phẩm chất theo mục tiêu giáo dục.

Có nhiều phương pháp GDĐĐ cho học sinh bậc THCS, rất phong phú và đa dạng, kết hợp giữa phương pháp truyền thống và hiện đại như:

- Phương pháp đàm thoại: là phương pháp tổ chức trò chuyện, trao đổi giữa giáo viên với học sinh về các vấn đề có liên quan quan đến đạo đức nhằm giáo dục cho học sinh cách ứng xử, giao tiếp, thái độ, hành vi đúng đắn, giúp các em phân biệt được cái đúng - cái sai, cái tốt - cái xấu trong cuộc sống.

- Phương pháp nêu gương: là phương pháp dùng những tấm gương của cá nhân, tập thể, những diển hình mẫu mực về người tốt, việc tốt, những lý tưởng sống đẹp. Từ đó giúp học sinh nhận thức rõ ràng hơn về bản chất và nội dung của đạo đức mới.

- Phương pháp tổ chức các hoạt động: là phương pháp tổ chúc cho học sinh tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao, tham gia vào các trò chơi dân gian lẫn hiện đại, tham quan du lịch, giao lưu học tập,…Qua đó hình thành và phát triển những hành vi, thói quen phù hợp với chuẩn mực đạo đức.

- Phương pháp thi đua: là phương pháp dùng các hình thức kích thích học sinh thi đua để tự khẳng định mình. Khi đó mỗi cá nhân đều có ý thức cố gắng vươn lên, có ý thức trách nhiệm, phấn đấu đạt thành tích cao nhất.

- Phương pháp khen thưởng - động viên - phê bình : khen thưởng cá nhân, tập thể có quá trình phấn đấu, đạt thành tích cao, có những việc làm tốt, có ý nghĩa. Khi học sinh chưa đạt thành tích cao nhưng có những biểu hiện tốt, có tiến bộ trong hành vi, thái độ ứng xử, giao tiếp…thì chúng ta cũng nên động viên, chia sẻ, khuyến khích học sinh đạt thành tích cao hơn. Còn phê bình vừa

21

biểu hiện sự nghiêm khắc, cứng rắn của nhà giáo dục vừa uốn nắn, điều chỉnh những hành vi đạo đức chưa chuẩn mực của học sinh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w