8. Cấu trúc của luận văn
1.2.2. Quản lý, quản lý giáo dục và quản lý giáo dục đạo đức
1.2.2.1. Quản lý
Quản lý xuất hiện rất sớm của cuộc sống cộng đồng, từ khi con người làm việc theo nhóm để thực hiện những mục tiêu nhất định. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về quản lý:
Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong và ngoài nước đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý. Cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý. Đặc biệt là kể từ thế kỷ 21, các quan niệm về quản lý lại càng phong phú. Các trường phái quản lý học đã đưa ra những định nghĩa về quản lý như sau:
Hard Koont cho rằng: Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định.
Theo Các Mác, quản lý là: “Nhằm thiết lập sự phối hợp giữa những công việc cá nhân và thực hiện những chức năng chung, nảy sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, khác với sự vận động của các bộ phận riêng lẻ của nó. Một người chơi vĩ cầm riêng lẻ tự điều khiển mình, còn dàn nhạc thì cần người chỉ huy”. Như vậy, theo Các Mác: Quản lý là loại loại lao động sẽ điều khiển mọi quá trình lao động phát triển xã hội. [12,10]
Theo tác giả Trần Kiểm cho rằng: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối cá nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức với hiệu quả cao nhất”. [22, 8]
- Quản lý thực chất cũng là một hành vi, đã là hành vi thì phải có người gây ra và người chịu tác động. Với những phân tích trên, chúng ta thấy mọi hoạt động quản lý đều phải do 4 yếu tố cơ bản sau cấu thành:
- Chủ thể quản lý, trả lời câu hỏi: Do ai quản lý? - Khách thể quản lý, trả lời câu hỏi: Quản lý cái gì?
17
- Mục đích quản lý, trả lời câu hỏi: Quản lý vì cái gì?
- Môi trường và điều kiện tổ chức, trả lời câu hỏi: Quản lý trong hoàn cảnh nào?
Chúng ta có thể hiểu: Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
1.2.2.2. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là một bộ phận trong quản lý nhà nước XHCN Việt Nam. Vì vậy, quản lý giáo dục mặc dù có những đặc điểm riêng biệt song cũng chịu sự chi phối bởi mục tiêu quản lý của nhà nước XHCN.
Trong tài liệu “Tổng quan lý luận về quản lý giáo dục” của Trường Cán bộ quản lý Giáo dục – Đào tạo có nêu rõ: “Quản lý giáo dục là một loại hình
quản lý được hiểu là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất”.
Tác giả Trần Kiểm chia QLGD thành hai cấp độ: Quản lý vĩ mô và quản lý vi mô. QLGD cấp vĩ mô là quản lý nền giáo dục hoặc hệ thống giáo dục, quản lý cấp vi mô là quản lý một nhà trường. [22, 36]
Quản lý giáo dục nằm trong quản lý văn hóa tinh thần. Quản lý hệ thống giáo dục có thể xác định là tác động của hệ thống có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp độ khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ Bộ đến trường) nhằm mục đích đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội, cũng như các quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu tổng quát: Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt được mục tiêu quản lý đã đề ra.
18
1.2.2.3. Quản lý giáo dục đạo đức
Quản lý GDĐĐ là một quá trình chỉ đạo điều hành công tác GDĐĐ của chủ thể giáo dục tác động đến đối tượng giáo dục để hình thành những phẩm chất đạo đức của học sinh, đảm bảo quá trình GDĐĐ đúng hướng, phù hợp với chuẩn mực, quy tắc đạo đức được xã hội thừa nhận.
Quản lý GDĐĐ là quản lý mục tiêu, nội dung, được tiến hành một cách khoa học, đồng bộ phù hợp với những nguyên tắc, chuẩn mực xã hội, góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh.
Quản lý GDĐĐ trong nhà trường phổ thông, đó là quá trình tác động của Hiệu trưởng lên tất cả các thành tố tham gia vào quá trình GDĐĐ cho học sinh. Mục đích của quá trình này là hình thành ở các em những tri thức, tình cảm, niềm tin, đạo đức, hình thành thiện chí, nghị lực và thói quen đạo đức, đó chính là hệ thống phẩm chất và năng lực, là toàn bộ nhân cách của học sinh. Để đạt được mục đích đó công tác GDĐĐ phải hướng tới mọi lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng đặc biệt của công tác này.