Những nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 31)

8. Cấu trúc của luận văn

1.1.2. Những nghiên cứu trong nước

Ở nước ta đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về đạo đức và GGĐĐ cho học sinh. Chủ Tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam - đặc biệt quan tâm đến đạo đức và rèn luyện đạo đức cho con người. Bác cho rằng đạo đức cách mạng là cái gốc, là nền tảng của người cách mạng. Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời rơi xuống mà do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố, cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong.

Đây phải xem là việc làm thường xuyên, tích cực trau dồi nhân cách, bồi đắp những giá trị đạo đức, sống chân thành, trung thực, yêu thương con người, có lòng nhân ái trong quan hê ̣ với con người và cô ̣ng đồng, có hành vi ứng xử có văn hóa. Bác còn căn dặn Đảng ta phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên thanh niên, học sinh thành những người thừa kế, xây dựng CNXH vừa” hồng” vừa “chuyên”.

Cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, là kết tinh những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam mà chúng ta phải học tập và noi theo. Bác coi trọng nội dung cơ bản trong quan điểm đạo đức cách mạng là: “Trung với nưới nước, hiếu với dân, cần kiệm

10

sáng”. Đó cũng là đạo học làm người, tức là học nhân, học đức. Bác đã dạy,

thiếu đức, không thành người.

Trách nhiệm của xã hội là phải quan tâm đầy đủ đến vấn đề đạo đức, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện những chuẩn mực đạo đức tiến bộ góp phần khắc phục sự suy thoái về đạo đức trong xã hội nói chung và trong trường học nói riêng. Có như vậy nó mới nuôi dưỡng và phát triển con người.

Nhà giáo dục Phạm Minh Hạc - người suốt đời theo đuổi “Giá trị con người” đã nêu rõ khi nói về mục tiêu của GDĐĐ: “Trang bị cho mọi người

những tri thức cần thiết về tư tưởng chính trị, đạo đức nhân văn, kiến thức pháp luật và văn hóa xã hội. Hình thành ở mọi công dân thái độ đúng đắn, tình cảm, niền tin, đạo đức trong sáng đối với bản thân, mọi người, với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc và với mọi hiện tượng xảy ra xung quanh. Tổ chức tốt giáo dục giới trẻ, rèn luyện để mọi người tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức xã hội, có thói quen chấp hành quy định của pháp luật, nỗ lực học tập và rèn luyện, tích cực cống hiến sức lực, trí tuệ vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.” [15, 168]

Theo ông, nấc thang phát triển cao nhất của con người chính là "nhân cách". Nhân cách thể hiện sự phân biệt khi nào bản thân là chủ thể, khi nào bản thân là khách thể. Dưới góc độ của giá trị học, nhân cách con người chính là hệ thống các thái độ của mỗi người thể hiện ở mức độ phù hợp giữa thang giá trị và thước đo giá trị của người ấy với thang giá trị và thước đo giá trị của cộng đồng và xã hội; mức độ phù hợp càng cao, thì nhân cách càng lớn, có tính độc lập càng cao. Như vậy, nhân cách con người đước đánh giá bằng chuẩn mực (hệ giá trị) của xã hội; bằng sự đóng góp của cá nhân cho cộng đồng xã hội. Nhiệm vụ của người lãnh đạo là phải làm cho nhân cách mỗi người hướng tới gần hệ giá trị của đất nước.

11

Trong những năm gần đây, nhiều giáo trình đạo đức được biên soạn khá công phu, tiêu biểu như giáo trình của Trần Hậu Kiểm (NXB Chính trị quốc gia, 1977); Phạm Khắc Chương – Hà Nhật Thăng (NXB Giáo dục, 2001); Giáo dục đạo đức học của tác giả Nguyễn Ngọc Long chủ biên, (NXB Chính trị quốc gia, 2000); Giáo trình đạo đức học Mác – Lê nin, Vũ Trọng Dung chủ biên, (NXB Chính trị quốc gia, 2005).

Vấn đề GDĐĐ cũng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu: Đặc trưng của đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức (Hoàng An, 1982); Giáo dục đạo đức trong nhà trường (Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt , 1988); Các nhiệm vụ giáo dục đạo đức (Nguyễn Sinh Huy, 1995); Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường (Thái Duy Tuyên, chủ biên, 1994); Giáo dục hệ thống giáo giá trị đạo đức nhân văn (Hà Nhật Thăng, 1998); Một số vấn đề về lối sống đạo đức, chuẩn giá trị xã hội (Huỳnh Khái Vinh. 2011); Giáo dục giá trị truyền thống cho học sinh, sinh viên (Phạm Minh Hạc, 1997); Vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường (Lê Văn Khoa, 2003); Một số nguyên tắc giáo dục nhân cách có hiệu quả trong nhà trường phổ thông (Nguyễn Thị Kim Dung, 2005).

Công cuộc đổi mới ở nước ta đang đặt ra nhiều vấn đề, trong đó vấn đề GGĐĐ được xem là vô cùng quan trọng. Có thể nói rằng, chưa bao giờ sự nghiệp giáo dục ở nước ta lại chịu nhiều tác động đến như vậy. Vì thế, những nhà giáo dục cần tăng cường, đẩy mạnh việc GGĐĐ cho học sinh. Đây là một yêu cầu vô cùng quan trọng trong công cuộc đổi mới về kinh tế - xã hội, là đòi hỏi cấp thiết của sự nghiệp phát triển con người trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay.

Vấn đề GGĐĐ ngày càng trở nên khó khăn và phức tạp, cũng chính vì lẽ đó, một số học viên Cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục đã chọn đề tài GGĐĐ để làm luận văn tốt nghiệp của mình, có thể kể đến:

12

- Huỳnh Thị Kim Anh: “Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp”, năm 2009.

- Phan Hồ Hải: “ Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác GGĐĐ ở các trường THPT trên địa bàn Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh”, năm 2010.

- Từ Ngọc Long: “Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai”, năm 2011.

- Lê Thanh Hải: “ Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho HS ở các trường THCS vùng ven biển huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa”, năm 2011.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w