Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động GDĐĐ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 45)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động GDĐĐ

1.3.5.1. Yếu tố pháp luật của Nhà nước

Pháp luật và đạo đức đều góp phần bảo vệ các giá trị chân chính, đều liên quan đến hành vi đến lợi ích của con người và xã hội. Pháp luật tham gia điều chỉnh quan hệ xã hội bằng những quy phạm, điều khoản quy định các quyền và nghĩa vụ của chủ thể. Các quy phạm pháp luật quy định chi tiết các hành vi được phép và hành vi bị cấm đoán. Đồng thời, pháp luật còn xác định cụ thể cách cư xử lẫn những hình phạt sẽ áp dụng nếu chủ thể vi phạm. Ngoài ra, pháp luật còn thực hiện điều chỉnh mối quan hệ giữa con người và xã hội bằng sự bắt buộc, cưỡng chế từ bên ngoài. Trong khi đó, đạo đức lại điều

22

chỉnh các mối quan hệ bằng dư luận xã hội, bằng sự giác ngộ và sự thôi thúc từ bên trong. Sự khác biệt nhưng lại thống nhất này là cơ sở để pháp luật và đạo đức bổ sung và hỗ trợ nhau. Do vậy có thể nói pháp luật không những là công cụ để quản lý nhà nước, mà còn là môi trường thuận lợi cho sự hình thành và phát triển ý thức đạo đức. Bên cạnh đó đạo đức là gốc của pháp luật cho nên việc con người thực hiện tốt các quy phạm, các chuẩn mực đạo đức cũng là một bước để thực thi tốt pháp luật.

Giữa đạo đức và pháp luật có mối quan hệ qua lại, tác động tương hỗ lẫn nhau. Chúng thống nhất với nhau ở đối tượng và mục tiêu là con người. Trái lại chúng khác nhau ở phương thức điều chỉnh hành vi của con người. Để nâng cao vai trò và phát triển ý thức đạo đức, ngoài các biện pháp tích cực khác, thì không thể thiếu vai trò của pháp luật và ý thức pháp quyền. Pháp luật càng chặt chẽ, càng đầy đủ và được thi hành nghiêm chỉnh thì đạo đức càng được đề cao, khả năng điều chỉnh và giáo dục của đạo đức càng được mở rộng và ảnh hưởng một cách toàn diện, tích cực đến mọi hành vi, mọi mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội.

1.3.5.2. Yếu tố gia đình

Trong quá trình tự rèn luyện tư cách đạo đức, học sinh luôn chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó gia đình là nền tảng sớm nhất, tác động thường xuyên nhất trong việc hình thành nhân cách học sinh. Yếu tố tình cảm gia đình rất có ý nghĩa đối với học sinh, đó là quan hệ giữa cha mẹ, họ hàng, cách đối xử của cha mẹ đối với các thành viên trong gia đình.

Kinh tế gia đình cũng ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, có thể cha mẹ chỉ lo làm kinh tế, ít quan tâm tới quá trình phát triển về tâm sinh lý và các yếu tố tác động đến hành vi đạo đức của con em mình. Ở một số gia đình có cuộc sống kinh tế đầy đủ, con cái có biểu hiện sai lệch chuẩn mực hành vi đạo đức là do phụ huynh chỉ cung cấp tiền nhưng lại

23

không quan tâm đến việc học tập, đời sống tinh thần, giao tiếp xã hội của con và việc GDĐĐ thì gần như phó mặc cho nhà trường, dẫn đến tình trạng nhiều học sinh không được trang bị những kỹ năng sống tối thiểu.

Vì vậy, một gia đình mẫu mực từ trên xuống dưới sẽ giúp các em hình thành nhân cách cơ bản từ khi đầu đời, gia đình giữ vai trò rất to lớn, góp phần quyết định trong việc GDĐĐ cho học sinh. Do đó, nhà trường cần phối hợp tốt với gia đình để học sinh trở thành những người có đầy đủ tài lẫn đức, trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước.

1.3.5.3. Yếu tố nhà trường

Nhà trường là nơi cung cấp những kiến thức khoa học về tự nhiên và xã hội. Hiện nay Đảng, Nhà nước yêu cầu đổi mới trong sự nghiệp giáo dục để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chúng ta đang sống trong thời đại có sự tiến bộ mạnh mẽ về khoa học công nghệ, sự bùng nổ của thông tin toàn cầu. Việc này đặt ra cho từng con người phải phấn đấu nỗ lực vươn lên trong cuộc sống để không lạc hậu với thời cuộc, từng bước theo kịp tốc độ phát triển của thời đại. Nhà trường ngoài nhiệm vụ cung cấp kiến thức phổ thông cho học sinh thì việc GDĐĐ cho học sinh là mặt thứ hai của một vấn đề đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa, có tài có đức để phục vụ xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Những yếu tố trong nhà trường có ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động GDĐĐ

* Đội ngũ giáo viên

Đội ngũ giáo viên là một trong những chủ thể ảnh hường lớn đến đạo đức học sinh, chất lượng đội ngũ quyết định chất lượng đạo đức học sinh. Từ bao đời nay, người thầy giáo trong xã hội Việt Nam luôn đươc đề cao, tôn vinh, người thầy luôn được kính trọng bởi: "Không thầy đố mày làm nên". Rõ

24

ràng nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam là “Tôn sư trọng đạo”, đây là nét đẹp truyền thống được truyền từ đời này sang đời khác, đi qua bao thế hệ.

Giáo viên đứng trên bục giảng để truyền thụ cho các thế hệ đời sau những điều hay lẽ phải, những tinh túy chắt lọc từ ngàn đời và được truyền lại qua bài giảng với tinh thần trách nhiệm cao. Điều mà nhà trường cần quan tâm trước nhất là đội ngũ giáo viên, là đạo đức của người thầy. Thầy cô giáo luôn vẫn phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Thầy cô phải thi đua dạy tốt, có trách nhiệm phát huy trí sáng tạo của học sinh. Trước bước chuyển của thời kỳ mới với Cuộc vận động của Bộ Giáo dục và Đào tạo “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" thì vai trò của giáo

viên lại càng quan trọng. Phương pháp giảng dạy của giáo viên phải làm cho trò thấy hay và sự say mê học tập sẽ đến với mọi đối tượng học sinh, thế mới là dạy tốt thật sự, mới là “Tất cả vì học sinh thân yêu".

Do đó, việc nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên là việc hết sức cần thiết, đòi hỏi HT phải có kế hoạch thường xuyên bồi dưỡng một cách toàn diện và đồng bộ. Như Luật Giáo dục đã quy định: “ Nhà giáo giữ vai trò quyết

định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục”.

* Ý thức tự học, tự rèn luyện của bản thân học sinh

Trước yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhất là trong điều kiện đất nước ta đang có cơ hội mới, vận hội mới, xu hướng hòa nhập vào thế giới thì vấn đề tinh thần thái độ học tập của học sinh cần phải đúng mức hơn. Các em tiếp thu kiến thức thầy truyền đạt rồi trả lại cho thầy bằng các kiến thức y như sách giáo khoa trong bài thi, bài kiểm tra thì đúng nhưng chưa đủ. Quá trình học tập của học sinh phải là quá trình lao động thật sự. Kiến thức thầy truyền thụ, học sinh phải nắm chắc và qua quá trình khổ luyện, những kiến thức đó phải trở thành kiến thức của bản thân mình, phải như con ong biết hút mật hoa để đem

25

về tổ. Chính sự lao động của mình mà con ong đã biến mật hoa thành mật ong chứ không phải là thứ gạo mà loài kiến tha về xếp đầy tổ mà hạt gạo vẫn mãi mãi là hạt gạo. Học sinh “ Học là phải đi đôi với hành” trong bối cảnh hội nhập và phát triển nền kinh tế thế giới. Bên cạnh việc học hỏi kiến thức mới, việc tiếp nhận giáo dục đạo đức trong nhà trường là một nhiệm vụ quan trọng của học sinh trong quá trình hình thành nhân cách. Cụ thể hơn là ý thức tổ chức kỷ luật phải tốt, động cơ, thái độ học tập phải đúng, phải trung thực, đoàn kết, tu dưỡng phấn đấu theo lý tưởng của người thanh thiếu niên tiến bộ, lễ độ. Tất cả những chuỗi đạo đức đó học sinh phải được tiếp thu qua bài giảng của tất cả các bộ môn, các hoạt động nội khóa, ngoại khóa.

* Các hoạt động Đoàn - Đội

Trong nhà trường XHCN, hoạt động Đoàn - Đội là một trong những đoàn thể không thể tách khỏi hoạt động GDĐĐ học sinh, công tác này nhằm giáo dục con người để phát triển toàn diện: Đức - Trí - Thể - Mỹ. Chính vì vậy, BGH nhà trường cần phối hợp với Đoàn thanh niên, đội TNTP Hồ Chí Minh để triển khai kế hoạch nhiệm vụ giáo dục đạo đức, rèn kỹ năng sống cho học sinh bằng nhiều biện pháp với nhiều hình thức đa dạng và phong phú. Qua những hoạt động phong phú đó sẽ định hướng cho học học sinh biết sống trung thực, biết yêu quý cái đẹp, thành thạo các kỹ năng sống đồng thời biết phê phán thói hư tật xấu, tránh xa các tệ nạn xã hội, luôn có ý thức vươn lên trong học tập và tu dưỡng, góp phần hoàn thiện nhân cách của mình.

* Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Cơ sở vật chất trong nhà trường được hiểu là hệ thống các phương tiện vật chất và kỹ thuật khác nhau được sử dụng để phục vụ việc giáo dục toàn diện con người trong nhà trường. Trang thiết bị hiện đại phù hợp với thực tiễn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục khác. Học sinh sẽ cảm

26

thấy say mê hứng thú hơn khi bước chân đến một ngôi trường khang trang, sạch đẹp với những trang thiết bị hiện đại.

1.3.5.4. Yếu tố xã hội

Yếu tố xã hội rất quan trọng, có ảnh hưởng đến nhận thức và hình thành thế giới quan, nhân sinh quan của học sinh. Hiệu trưởng cần có sự phối hợp cụ thể và hiệu quả giữa gia đình, nhà trường và địa phương về các trường hợp học sinh vi phạm đạo đức, tổ chức cho Ban đại diện cha mẹ học sinh phát huy hết vai trò là cầu nối giữa nhà trường và gia đình.

Thời đại mở cửa hội nhập có nhiều cái hay cũng không kém những điều chưa hay. Học điều hay rất khó nhưng thực hiện theo điều dở lại quá dễ dàng. Các nguồn thông tin từ mạng Internet: trang tin, nhật ký điện tử (blog), trò chơi trực tuyến (game online)…đã làm cho học sinh ngày nay sao nhãng dần việc học tập và rèn luyện. Ngoài ra, ảnh hưởng của sách báo, tạp chí, phim ảnh và các chương trình trên truyền hình cũng có tác động đáng kể.

Để đào tạo cho xã hội một thế hệ trẻ hoàn thiện về đạo đức, trí tuệ, tinh thần và thể chất chuẩn bị cho các em trở thành người chủ nhân của đất nước thì nhà trường, gia đình, xã hội phải phối hợp chặt chẽ, nghiêm ngặt, không thể thiếu một trong ba lĩnh vực đó. Giáo dục cần kết hợp với học tập văn hóa, với vui chơi lành mạnh bổ ích, cần quan tâm bảo vệ chăm sóc trẻ em về thể chất lẫn tinh thần. Có như vậy mới ngăn ngừa được tệ nạn xã hội đang xảy ra đối với thanh thiếu niên, học sinh hiện nay, đây cũng là điều đáng báo động và làm cho toàn xã hội lo lắng. Vì vậy, tất cả các lực lượng phải quan tâm ngăn chặn thì GDĐĐ mới đạt kết quả như mong muốn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w