Những nghiên cứ uở nước ngoà

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 28)

8. Cấu trúc của luận văn

1.1.1. Những nghiên cứ uở nước ngoà

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội được hình thành rất sớm trong lịch sử, được mọi xã hội, mọi giai cấp, mọi thời đại quan tâm. Từ xa xưa, con người đã rất quan tâm đến việc nghiên cứu đạo đức, xem nó như điều không thể thiếu trong việc hoàn thiện nhân cách của con người.

Ở phương Tây, thời Cổ đại, nhà triết học Socrate (469 – 399 TCN) cho rằng cái gốc của đạo đức là tính thiện. Bản tính con người là vốn thiện, nếu tính thiện ấy được lan tỏa thì con người sẽ có hạnh phúc. Muốn xác định được chuẩn mực của đạo đức, theo Socrate phải bằng nhận thức lý tính với nhận thức phương pháp khoa học.

Thế kỷ XVII, Komenxky, nhà giáo dục học vĩ đại Tiệp Khắc đã có nhiều đóng góp cho công tác GGĐĐ qua tác phẩm “ Lý luận dạy học vĩ đại”. Komenxky đã chú trọng môi trường bên trong và bên ngoài để giáo dục đạo đức cho HS.

Thế kỷ XX, môt số nhà giáo dục nổi tiếng của Xô Viết cũng nghiên cứu về GGĐĐ như: AC. Macarenco, VA. Xukholinxky...Những nghiên cứu của họ đã đặt nền tảng cho việc GGĐĐ mới trong giai đoạn xây dựng CNXH ở Liên Xô.

AC. Macarenco(1888 – 1939) kiên trì đường lối giáo dục lao động qua “Trại cải tạo các trẻ em phạm pháp”. Ông đã tổng kết những kinh nghiệm của mình qua các tác phẩm: “Bài ca sư phạm”, “Những ngọn cờ trên tháp”, “Cuốn sách của những người làm cha làm mẹ”, “Những tấm lòng cao cả”.

Ở phương Đông, các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc Cổ đại bắt nguồn từ cách hiểu về đạo đức của họ. Đạo là một trong những phạm

9

trù quan trọng nhất của Triết học Trung Quốc Cổ đại. Đạo có nghĩa là con đường, là đường đi. Về sau, khái niệm đạo được vận dụng trong Triết học để chỉ con đường của tự nhiên. Đạo còn có nghĩa là con đường sống của con người trong xã hội.

Khổng Tử (551 – 479 TCN) là nhà hiền triết nổi tiếng của Trung Quốc. Ông đã xây dựng học thuyết “ Nhân-Lễ-Chính danh”. Trong đó chữ “ Nhân “ được hiểu là lòng yêu thương người, là yếu tố hạt nhân, là đạo đức cơ bản nhất của con người.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w