Phơng tiện thuyền nan phục vụ dân sinh

Một phần của tài liệu Phương tiện thuyền nan trong giao thông vận tải thanh hóa thời kỳ 1965 1973 (Trang 68 - 74)

10/ Chỉ đạo thực hiện Chỉ đạo phải nắm vững khâu then chốt là xây dựng tổ chức, quản lý con ngời, giáo dục t tởng, nâng cao chính trị Ban Thờng vụ

2.3. Phơng tiện thuyền nan phục vụ dân sinh

Đánh phá Thanh Hóa, Mỹ không chỉ hy vọng làm GTVT của ta bị bế tắc, mà còn hòng làm suy yếu nền kinh tế, chính trị của một tỉnh hậu phơng đối với chiến trờng và gây tình trạng đình đốn đến nhiều ngành sản xuất khác của tỉnh Thanh Hóa. UBHC tỉnh cùng với các đoàn thể nhận thức rõ âm mu của địch và xác định nhiệm vụ cách mạng, xây dựng địa phơng vững mạnh về mọi mặt để có tiềm lực chi viện cho chiến trờng. Ngày 20/4/1965 Tỉnh ủy Thanh Hóa phát động phong trào thi đua sản xuất và chiến đấu với khẩu hiệu “giặc đến là đánh, giặc đi lại sản xuất”, khắp nơi trên đồng ruộng, trong nhà máy hay cơ quan, xí nghiệp, trờng học, bệnh viện, đều đấu tranh thành lâp các đội dân quân tự vệ, ở các vùng xung yếu trọng điểm thành lập các đơn vị thờng trực chiến đấu, các tổ chức phục vụ chiến đấu hình thành từ tỉnh đến cơ sở. Công tác giáo dục chính trị, rèn luyện kĩ thuật, chiến thuật chiến đấu đợc đẩy mạnh lên một bớc. Quần chúng đã sáng tạo ra khẩu hiệu hành động thiết thực. Nông dân có “Tay cày, tay súng”, công nhân có “Tay búa, tay súng”, phụ nữ có “Ba đảm đang”, thanh niên có “Ba sẵn sàng”, dân quân “Quyết thắng” cả tỉnh sục sôi khí thế đánh…

Mỹ [18, tr.88].

Vùng chiêm trũng thì thuyền nan trở nên quá quen thuộc, từ đời này qua đời khác, nhà nào cũng có chiếc thuyền nan làm phơng tiện phòng hộ. Thuyền nan không chỉ dùng để đi lại trong mùa ma lũ mà còn là phơng tiện sản xuất, phơng tiện cứu hộ khi lũ lụt.

Thuyền nan đợc sử dụng trong nông nghiệp nh một phơng tiện vận tải thô sơ. Thuyền đợc đan bằng tre, nứa, luồng. Ngời ta sảm thuyền bằng vỏ cây sắn ăn quả già với vỏ cây làm kín các lỗ đan, nớc không vào đợc. Thuyền nan dùng trong dân sinh có nhiều loại. Thờng để đi thuyền trên sông nớc ngời ta dùng mái chèo hoặc cây sào, loại nhỏ dùng trong đồng ruộng thì chỉ dùng sức ngời đẩy hoặc kéo bằng tay.

Sau buổi đi cấy cày về, những chiếc thuyền nan nhỏ, ngời ta có thể vác, đội trên đầu đi về nhà. Hết mùa, những chiếc thuyền lại đợc đánh rửa sạch sẽ, phơi khô rồi gác lên. Vụ sau dùng đến, nếu thuyền h hỏng, rò rỉ thì sảm lại, không thì cứ thế tiếp tục hạ thủy.

Thuyền nan cùng phơng tiện thô sơ khác nh xe đạp thồ, xe cải tiến đã…

góp phần vào phát triển giao thông nông thôn nh vận chuyển hàng từ A về (than, gạo, muối, phân) phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và xây dựng giao thông nông thôn miền núi, giải phóng đôi vai cho ngời lao động.

Mùa ma lũ, thuyền nan là phơng tiện đi lại, phòng hộ và cứu hộ.

Công ty vận tải thuyền nan chống Mỹ Thanh Hóa ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt, đã sử dụng hợp lý nguồn phơng tiện và lực lợng lao động vào phục vụ chiến đấu, phục vụ chi viện chiến trờng. Và trong khí thế sản xuất sôi nổi của tỉnh để đảm bảo đời sống nhân dân, đảm bảo nguồn hàng phục vụ sản xuất nội tỉnh, đảm bảo nguồn hàng chi viện chiến trờng, Công ty thuyền nan cũng sử dụng hợp lý phơng tiện vào lao động phục vụ sản xuất.

Năm 1965, song song với việc đan thuyền nan cung cấp cho các cơ quan vận chuyển vào B, 4.500 chiếc thuyền nan đã đợc đan và sử dụng vận chuyển trong nông nghiệp, có tác dụng giải phóng đôi vai với 48% lao động vận chuyển trong sản xuất nông nghiệp [73].

Dành u tiên số một cho kế hoạch B, C, Ty GTVT vẫn coi trọng việc sắp xếp lực lợng chủ lực vận tải thuyền nan vận chuyển hàng hóa từ Trung ơng về phục vụ công - nông nghiệp và đời sống nhân dân trong tỉnh. Bình quân có

3.812 tấn thuyền/ tháng hoạt động trên tuyến A. Có đợt chỉ trong một thời gian ngắn đã hoàn thành vợt mức khối lợng và thời gian vận chuyển 7.000 tấn đạm cho sản xuất nông nghiệp vụ Đông - Xuân 1964 - 1965, hơn 1 vạn tấn than cho phát triển công nghiệp địa phơng. Việc phát triển phơng tiện vận tải thô sơ là yêu cầu cấp thiết cho tình hình có chiến tranh. Mỗi hộ vùng đồng bằng chiêm trũng và ven đó ít nhất phải có một thuyền nan [27]. Thuyền nan và các phơng tiện vận tải thô sơ khác đã giải phóng đôi vai cho ngời lao động:

Hoằng Hóa, Triệu Sơn, Thiệu Hóa, Đông Sơn, Nông Cống, Tĩnh Gia: 60 - 65%.

Yên Định, Vĩnh Lộc, Hà Trung, Thọ Xuân, Quảng Xơng: 65 - 85%. Nga Sơn, Hậu Lộc: 85 - 90%.

Thờng Xuân, Lang Chánh, Quan Hóa, Thạch Thành: 40 - 50%. Bá Thớc, Cẩm Thủy, Nh Xuân, Ngọc Lặc: 50 - 60%.

Năm 1966, để phục vụ cho chiến đấu và sản xuất bình thờng, nhiệm vụ vận tải cần thiết phải có khả năng vận chuyển dự trữ một số mặt hàng chủ yếu nh than đá, xăng dầu, nguyên vật liệu kim khí, thuốc chữa bệnh và một số mặt hàng tiêu dùng. Phơng tiện thuyền nan đợc phát triển thêm ở những vùng chiêm trũng, những vùng bình quân ruộng đất, vận tải bán chuyên nghiệp, vận chuyển hàng hóa từ xã lên huyện, từ huyện lên tỉnh và ngợc lại.

Thực hiện kế hoạch vận chuyển, chiến lợc vận chuyển hàng A đợc phát động sôi nổi, rộng khắp. Công ty thuyền nan hởng ứng sôi nổi với 32 A tham gia. Thuyền đi từ Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh đi trên sông phụ thuộc vào n- ớc thủy triều lên xuống mà nhu cầu hàng hóa với các tỉnh khu IV để phục vụ sản xuất, phục vụ đời sống nhân dân thì cao, nhng khả năng vận tải thì bị hạn chế. Ví dụ: Than cám để nung vôi phục vụ cho vụ thu và vụ mùa Nghệ An cần 4.000 tấn, mới có 1.000 tấn, Hà Tĩnh cần 3.500 tấn, mới có 1.000 tấn, Quảng Bình cần 1.200 tấn nhng cha có.

Tổ chức các hợp tác xã thuyền nan ở các huyện, mỗi hợp tác xã đảm bảo ít nhất có 30 cái thuyền nan, nhiều là 100 cái, các hợp tác xã này chủ yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp khi có đợt vận động phục vụ kế hoạch vận tải đột xuất, sẽ tham gia vận chuyển hàng hóa nh một lực lợng vận tải bán chuyên nghiệp.

Mục đích chủ yếu của vấn đề phát triển giao thông nông thôn là để trực tiếp phục vụ thâm canh tăng năng suất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Muốn vậy, đi đôi với việc mở rộng đờng sá cần phải đẩy mạnh phát triển các phơng tiện vận tải thô sơ. Mùa ma lũ năm 1967, thuyền nan trở thành phơng tiện dự phòng cho giao thông nông thôn. Năm 1967, thuyền nan phục vụ sản xuất nông nghiệp có 29.564 cái, đạt 86,8% chỉ tiêu cả năm và 83,6% so với thuyền nan 1965 [64].

Tiểu kết chơng:

Cùng với nhân dân miền Bắc, nhân dân Thanh Hóa đã bớc vào cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ kéo dài gần 4 năm. Không một ngày nào không có tiếng gầm rú của máy bay và bom đạn, không có một nơi nào có thể gọi là thật sự an toàn. Trên mảnh đất Thanh Hóa, đâu cũng là mục tiêu đánh phá của quân giặc, nhất là hệ thống GTVT. Nhiệm vụ đảm bảo giao thông, vận tải chi viện chiến trờng, vận tải phục vụ đời sống nhân dân trong tỉnh đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết. Song với tinh thần “mở đờng mà tiến, đánh địch mà đi”, bất luận trong tình huống nào nhân dân Thanh Hóa vẫn hoạt động bền bỉ và sáng tạo, mở thêm đờng, phát triển thêm phơng tiện, vợt qua bom đạn, đa hàng tới đích, mà việc sử dụng phơng tiện thuyền nan là một minh chứng điển hình.

Thuyền nan Thanh Hóa ra trận là một trong những chủ trơng và biện pháp tích cực chủ động, sáng tạo của ngành GTVT Thanh Hóa đợc hiện thực hóa. Đợt ra quân đầu tiên năm 1965 là 667 thuyền, đợt thứ hai tăng lên 2.500 thuyền. Đoàn xuất phát từ đoạn bến sông nhà Lê thuộc xã Quảng Thắng - Thị xã Thanh Hóa. Binh đoàn thuyền nan cứ theo triều con nớc mà luồn lách trên kênh Than, kênh Son, kênh Sắt, Cát Vàng, đi qua lạch Bạng, lạch Quèn, Hoàng Mai, cầu Bùng v… ợt sông Lam, sông La tiến đến Chu Lễ (Hơng Khê - Hà Tĩnh).

Thuyền nan có u thế nhỏ, dễ luồn lách, cất giấu, rải rác trên đờng dài 200 - 300km, giặc Mỹ khó phát hiện và không có khả năng bắn phá hết đợc. Thuyền nan là loại phơng tiện dễ làm, làm nhanh, nguồn nguyên liệu dồi dào, kỹ thuật dân gian, vì vậy có thể đủ phơng tiện để đánh Mỹ 5 năm, 10 năm, 20 năm, hoặc lâu hơn nữa. Thanh Hóa là một tỉnh vốn không có bao nhiêu phơng tiện cơ giới, nếu không có loại phơng tiện thuyền nan này khó mà đối phó kịp với sự bắn phá của máy bay Mỹ.

Tuy khối lợng hàng vận tải không nhiều nhng rất cơ động, linh hoạt và có thể hoạt động suốt ngày đêm, thuyền nan trở thành phơng tiện vận tải quan trọng chiến lợc trong hoàn cảnh địch bắn phá dữ dội. Mặt khác nó không có sự

đe dọa nào về trục trặc kỹ thuật, thậm chí khi cần thiết nhiều chiếc thuyền nan ghép lại cũng có thể thay thế một cây cầu bị đánh sập. Rồi thuyền nan bọc vải bạt cho cơ động để vợt suối sâu thác lũ chở hàng vào Nam. Khuôn thuyền đợc định hình bằng cọc tre đóng xuống đất, sau đó các thanh tre bánh tẻ đợc uốn lại rồi cuộn bằng mây thành xơng thuyền. Vải bạt ô tô đợc may rồi luồn dây, để x- ơng thuyền vào, kéo lại nh kiểu bọc mũ. Đây là một sáng kiến có giá trị vì thuyền gọn, nhẹ, làm nhanh, chở đợc nhiều (khoảng 1,5 tấn). Đêm xuôi dòng, ngày lột bạt ra, khiêng bạt và xơng thuyền theo đờng giao liên, đi ban ngày về nơi nhận hàng. Năng suất tăng lên gấp đôi lại đảm bảo bí mật [48].

Trong suốt 4 năm trời (1965 - 1968), cứ mỗi chuyến đi từng đoàn thuyền phải vợt qua 500km đờng sông lớn, nhỏ, vòng vèo nhiều sông, lạch đến tận nơi giao hàng. Đến hết năm 1968, thuyền nan Thanh Hóa đã vận chuyển đợc 182.383 tấn hàng cho chiến trờng miền Nam, 20.369 tấn hàng cho cách mạng Lào anh em.

Thắng lợi của phong trào vận chuyển thuyền nan góp phần vào thắng lợi trên mặt trận GTVT, những khó khăn về vận tải sau khi địch đánh phá đợc giải quyết kịp thời. Thắng lợi trên mặt trận GTVT là đáp số tất yếu của sự lãnh đạo tập trung của Đảng bộ, của phong trào toàn dân, toàn quân làm GTVT. Thắng lợi này không chỉ có ý nghĩa đối với công cuộc kháng chiến cứu nớc nói chung mà đó là sự đóng góp của quân và dân Thanh Hóa góp phần xơng máu với tiền tuyến lớn góp phần làm nên những chiến thắng của miền Nam, của dân tộc.

Chơng 3

Hoạt động của phơng tiện thuyền nan

Một phần của tài liệu Phương tiện thuyền nan trong giao thông vận tải thanh hóa thời kỳ 1965 1973 (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w