Những biểu hiện cụ thể

Một phần của tài liệu Thơ vịnh vật trong văn học trung đại việt nam (Trang 50 - 54)

Sự có mặt của yếu tố tục trong thơ vịnh vật Hồ Xuân Hơng góp phần quan trọng vào việc khẳng định khát vọng tự nhiên, ngợi ca hạnh phúc trần thế, đòi hỏi giải phóng bản năng con ngời khỏi mọi trói buộc. Xuân Hơng là một trong những ngời công khai ngợi ca và khẳng định vẻ đẹp của thân thể con ngời, chú ý đến những bộ phận thân thể đợc giấu kín của con ngời. Đọc thơ bà không ai có thể quên đợc vể đẹp thanh tân lồ lộ của cô gái trong Thiếu nữ ngủ ngày: ‘Đôi gò bồng đảo sơng còn ngậm, Một lạch đào nguyên suối chửa thông …” và một lần nữa tác giả đã nhấn mạnh vẻ đẹp thanh tân và sinh động ấy trong bài thơ vịnh vật Giếng thơi :

Cầu trắng phau phau đôi ván ghép, Nớc trong leo lẻo một dòng thông. Cỏ gà lún phún leo quanh mép, Cá giếc le le lách giữa dòng.

Cái tục ở đây không phải là cái làm ngời ta phải xa lánh, phải che mặt không dám nhìn mà nó đã trở thành một đối tợng hấp dẫn khiến cho “quân tử dùng dằng đi chẳng dứt, Đi thì cũng dở, ở không xong”.

Hồ Xuân Hơng không thích những gì chết chóc, tàn lụi, tĩnh lặng mà luôn gắn bó với sự sống xanh tơi, với quá trình hình thành, phát triển của tạo vật trong một chuyển động linh hoạt và khỏe khoắn. Vì vậy trớc vẻ đẹp của hai cô gái trong Tranh tố nữ bà cho rằng đó là vẻ đẹp vô hồn của một hình thức chết cứng. Vẻ đẹp ấy không đem lại hạnh phúc thật sự, hạnh phúc trần tục cho con ngời. Bởi thế kết thúc bài thơ bà đã đặt ra câu hỏi mang tính thức tỉnh: “Còn thú vui kia sao chẳng vẽ, Trách ngời thợ vẽ khéo vô tình”. Thực ra nữ sĩ không trách ngời thợ vẽ tranh mà là chê cô thiếu nữ. Theo quan niệm của bà, đời ngời không

nên dừng lại ở mức thiếu nữ, hạnh phúc thực sự của con ngời phải đợc vợt qua thời thiếu nữ. Có nh thế mới là bình thờng, mới hợp với quy luật sinh tồn và phát triển của tạo vật, có nh thế mới xứng đáng với đời ngời.

Cái tục với ý nghĩa khẳng định hạnh phúc trần tục thực tế của con ngời cũng xuất hiện ở một số bài thơ vịnh vật khác nh Đánh đu, Dệt cửi. Cái tục trong những bài thơ này nếu đọc qua sẽ cho là chỉ có tính nội dung đơn thuần, bởi bài thơ chỉ nói về một chuyện, chuyện tình dục, chứ ngoài ra chẳng có chuyện gì khác. Chúng tôi cho rằng, cái tục trong hai bài thơ này vẫn là một ph- ơng tiện nghệ thuật, gợi đến chuyện không tục. Tục chỉ là cái bề nổi còn bề chìm kia là vấn đề quan niệm nghệ thuật, vấn đề t tởng của tác giả. Mục đích của những bài thơ này không nhằm thông tin chuyện dung tục.

Đánh đu diễn tả một trò chơi quen thuộc trong các lễ hội mùa xuân xa. Bài thơ của Xuân Hơng tả cảnh đánh đu thật tuyệt. Bài thơ đầy những chuyển động, đầy màu sắc, không khí vui tơi của xuân trời đất và xuân trong lòng ngời. Để chơi đợc trò này ngời ta trồng bốn cây tre làm cây đu. Thờng thì một ngời nam và một ngời nữ lên đu cho. Khi ngời này lên đu thì ngời khác lại ngồi trông. Trên cây đu, khi cây đu chuyển động từ bên này qua bên kia sẽ kéo theo sự chuyển động của ngời đàn ông (so với ngời đàn bà) từ nằm dới lên nằm trên rồi lại từ nằm trên xuống nằm dới. Còn ngời đàn bà thì ngợc lại. Từ hình ảnh thực ấy Xuân Hơng đã khái quát lên dáng điệu của ngời trên đu: “Trai đu gối hạc khom khom cật. Gái uốn lng cong ngửa ngửa lòng”. Vì chơi đu vào các lễ hội nên ngời chơi đu thờng ăn mặc rất đẹp và trên đu, ngời con trai và ngời con gái thờng đứng đối mặt nhau tạo một thế đứng rất riêng: “Hai hàng chân ngọc duỗi song song”. Cuối vụ chơi xuân, các cột đu lại bị nhổ đi hết, chỉ còn trơ lại các lỗ cọc tạo ra cái cảnh: “Cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không”. Rõ ràng nhìn trên bề mặt câu chữ, bài thơ không có một chi tiết nào là tục cả. Tuy nhiên bất cứ một ai, khi đọc bài thơ này cũng không dừng lại ở tầng nghĩa phô ra ấy mà sẽ mỉm cời trớc cái nghĩa ngầm ẩn, qua đó thấy rõ tâm trạng ngán ngẩm của Xuân H-

ơng trớc cái trống rỗng, hiu quạnh của cảnh: “Chơi xuân có biết xuân chăng tá. Cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không”.

Hang Cắc Cớ là một bài thơ vịnh cái hang trong chùa Thầy. Ca dao có câu: “Hội chùa Thầy có hang Cắc Cớ. Trai cha vợ thì đến hội này”. Điều này cho thấy thắng cảnh này quả có điều gì đó rất đặc biệt, nhng nó đặc biệt nh thế nào thì cha thấy nói đến. Xuân Hơng đã thỏa trí tò mò của chúng ta. Hãy nghe nữ sĩ miêu tả về nó:

Trời đất sinh ra đá một chòm, Nứt làm hai mảnh hỏm hòm hom. Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn, Luồng gió thông reo vỗ phập phòm. Giọt nớc hữu tình rơi lõm bõm, Con đờng vô ngạn tối om om. Khen ai đẽo đá tài xuyên tạc, Khéo hớ hênh ra lắm kẻ dòm!

Tạo hóa đã tạo ra những cảnh trí thật lạ lùng. Hang Cắc Cớ là một trong những số đó. Nó vốn đợc tạo thành từ sự tách làm đôi của một chòm đá. Trơ ra giữa kẽ hang là rêu mốc toen hoẻn. Mỗi lần gió đa tới những cành thông vỗ phập phòm

làm cho giọt nớc vô tình rơi lõm bõm. Đờng vào hang tối om om lại không có thành bờ tay vịn, đi lại sẽ rất khó khăn, nguy hiểm. Nhng có lẽ chính vì vậy nó càng thu hút du khách mỗi lần đặt chân đến. Nhà thơ buông ra lời khen chân tình, hồn nhiên nhng cũng đầy ẩn ý: “Khen ai đẽo đá tài xuyên tạc. Khéo hớ hênh ra lắm kẻ dòm”. Thế nhng cái thú vị của bài thơ không chỉ đơn giản là miêu tả một cảnh trí của đất nớc mà qua đó nói đến bộ phận kín trên thân thể con ngời.

Cách thể hiện cái tục trong Dệt cửi nằm ở lối nói ẩn dụ với hai ý nghĩa nằm trong một so sánh ngầm đặc biệt. Nghĩa thứ nhất, nghĩa do nhan đề bài thơ mách bảo là tả ngời dệt cửi. Công việc dệt cửi đợc mô tả hết sức chân thật, sinh

động, nh nó vốn có. Từ khung cảnh ban đêm, màu trắng của sợi (Thắp ngọn đèn lên thấy trắng phau), các bộ phận của khung cửi nh con cò, suốt, khuôn khổ … đến động tác của ngời và công cụ lao động (Hai chân đạp xuống năng năng nhắc. Một suốt đâm ngang thích thích mau) đều đợc miêu tả chính xác. Công việc dệt cửi càng chính xác bao nhiêu thì càng nổi lên cái nghĩa chìm bấy nhiêu, đó “là hành động tính giao” [36, 279] của con ngời. Cái nghĩa thứ hai này cũng đợc miêu tả rất chính xác. Hai câu kết bài nh là lời bình luận của tác giả, khớp với nghĩa thứ nhất và làm nổi bật nghĩa thứ hai. Mỗi một từ, một câu trong bài thơ đều ánh lên hai nghĩa: nghĩa phô và nghĩa ngầm, nghĩa thanh và nghĩa tục. Hai lớp nghĩa này xuyên thẫm vào nhau, khó tách ra đợc. Điều đáng chú ý ở đây là nữ sĩ đã mô tả thực dới hình thức ẩn dụ với tất cả sự say mê thích thú của mình. Xuân Hơng đã đem một cách nhìn khác lạ vào công việc quen thuộc của những cô gái dệt cửi. Bà đã bình thờng hoá sinh hoạt nam nữ, coi đó nh chuyện thờng tình của con ngời, thậm chí con ngời cần phải coi nó nh một niềm vui, niềm say mê nữa. Đó chính là ý nghĩa nhân đạo của bài thơ. Điều này gián tiếp khẳng định tính nội dung t tởng thẩm mỹ của hình thức nghệ thuật cái tục trong bài thơ này. Chúng tôi cho rằng đó là những bài thơ lành mạnh khỏe khoắn chứ không hề có gì là báng bổ hay trâng tráo cả. Tác giả Xuân Diệu đã nói rất đúng: “Thơ Hồ Xuân Hơng tục hay thanh? Đố ai bắt đợc: bảo rằng nó hoàn toàn là thanh, thì cái nghĩa thứ hai của nó có giấu đợc ai, mà Xuân Hơng có muốn giấu đâu. Mà bảo rằng nó là nhảm nhí, là tục thì có gì là tục nào?” [36, 322].

Có một thời kỳ dài, do lối t duy “trắng đen rõ ràng” đã diễn ra cuộc tranh luận thơ Hồ Xuân Hơng có dâm tục hay không. Những ngời coi thơ nữ sĩ là dâm tục thì muốn gạt bỏ nó, coi là có hại, đầu độc độc giả. Ngợc lại, những ng- ời cho thơ bà không phải là dâm tục thì phải chứng minh nó đợc là thanh. Sự thực không hẳn nh thế. Thơ Xuân Hơng vừa thanh vừa tục. “Vì tục nên nó mới vi phạm cấm kỵ, “gây sự” với ý thức chính thống của xã hội đơng thời. Trong

chúng ta, những độc giả của Xuân Hơng, ai cũng vừa sợ, vừa muốn phạm các cấm kỵ … sự vi phạm cấm kỵ cũng sẽ trở thành một cấm kỵ. Nếu không, chí ít đọc thơ của nữ sĩ ta cũng có cái thú đợc vi phạm cấm kỵ mà không nguy hiểm. Nếu coi thơ Hồ Xuân Hơng không phải là cấm kỵ thì ngời ta không có cái khoái này” [36, 280].

Trong bài Vịnh cái quạt I mọi chi tiết nhằm miêu tả cái quạt đồng thời cũng nhằm gợi đến bộ phận kín đáo trên thân thể của ngời phụ nữ: “Chành chành ba góc da còn thiếu, Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa”. Da thịt đều nhằm chỉ giấy dùng để gián trên nan quạt, nhng còn gợi liên tởng đến bộ phận kín của ngời phụ nữ.

Nh vậy, thanh và tục, tục và thanh đã làm nên nét riêng của thơ vịnh vật Hồ Xuân Hơng trong dòng chảy chung của thơ vịnh vật Việt Nam thời trung đại.

Một phần của tài liệu Thơ vịnh vật trong văn học trung đại việt nam (Trang 50 - 54)