Nội dung Hiệp định sửa đổi 16-07-

Một phần của tài liệu Hợp tác giữa việt nam và liên xô, liên bang nga về lĩnh vực dầu khí trong khuôn khổ xí nghiệp liên doanh vietsovpetro (Trang 70 - 72)

- Ngày 16-7-1991 tại Hà Nội đã ký kết Hiệp định Liên Chính phủ giữa Cộng hoà XHCN Việt Nam và Liên bang Cộng hoà XHCN Xô Viết về việc tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía Nam Cộng hoà XHCN Việt Nam trong khuôn khổ Xí nghiệp liên doanh

Vietsovpetro. Hiệp định này bổ sung và thay thế Hiệp định Liên Chính phủ ký năm 1981. Từ đó Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro có tên gọi chính thức là Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro .

- Hiệp định 16-7-1991 đã đạt đợc những vấn đề cơ bản nhằm bảo đảm cho Xí nghiệp liên doanh hoạt động trên những nguyên tắc bình đẳng hai bên đều có lợi, tôn trọng chủ quyền luật pháp của nớc chủ nhà và thông lệ quốc tế.

1.Xí nghiệp liên doanh là pháp nhân của Cộng hoà XHCN Việt Nam, trong hoạt động phải tuân thủ các Hiệp định Liên Chính phủ, Điều lệ Xí nghiệp liên doanh và pháp luật Việt Nam. Từ ngày 1-1-1991 xoá bỏ cơ chế bao cấp, Xí nghiệp liên doanh hoạt động trên nguyên tắc hạch toán kinh tế độc lập, tự cấp vốn và tự hoàn vốn(Điều 2). Hiệp định mở rộng quyền hạn và nâng cao trách nhiệm của Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro đối với việc quản lý đầu vào cũng nh hiệu quả sản phẩm cuối cùng, đặc biệt là công tác xuất nhập khẩu. Nh vậy Xí nghiệp đã từng bớc hoàn thiện công tác quản lý, tổ chức lao động, cải tiến bộ máy.

2. Khu vực hoạt động của Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro đợc xác định trong phạm vi 1 phần của 03 lô: 09, 16, và 05. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì trớc đây theo Hiệp định 19-6-1981 bên Việt Nam giao cho Xí nghiệp liên doanh 2 lô: 09 và 16, Nghị định th 25-10-1985 chuyển cho Xí nghiệp liên doanh 5 lô:, 04, 05, 10, 11, 15. Diện tích 7 lô trên bao gồm

53.000km2 thềm lục địa Việt Nam. Đến ngày 1-1-1994 sau khi hoàn thành giai đoạn khai thác thăm dò, Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro sẽ trả lại toàn bộ diện tích các lô còn lại, trừ diện tích các mỏ đang khai thác có hiệu quả. Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro đợc giới hạn trong phạm vi đờng ranh giới chứa dầu khí của các mỏ Bạch Hổ và Rồng.

3. Thời gian có hiệu lực đợc qui định là 20 năm tính từ ngày 1-1-1991, nghĩa là thời hạn của Hiệp định sẽ kết thúc vào năm 2010.

4. Theo thông lệ quốc tế, Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro sử dụng phải trả tiền thuê mặt đất, mặt nớc, mặt biển trong khu vực hoạt động sản xuất chính của mình cho nớc chủ nhà. Giá thuê khác nhau đối với các đối tợng sử dụng và các giai đoạn khai thác.

5. Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro phải nộp các loại thuế cho Nhà nớc Việt Nam (Điều 10, Điều 13), phù hợp với Luật đầu t nớc ngoài của Việt Nam. 6. Vốn pháp định của Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro đợc chuyển từ hình thức góp vốn chủ yếu bằng hiện vật trớc đây sang góp vốn bằng giá trị tiền mặt, tính theo Hiệp định 16-7-1991 là 1.500 triệu USD, phần của mỗi phía tham gia là 750 triệu USD. Cũng từ ngày 1-1-1991 đồng tiền để hạch toán trong Xí nghiệp liên doanh là đôla Mĩ.

Để cấp vốn bổ sung cho hoạt động của mình, Xí nghiệp liên doanh đợc để lại không quá 35% khối lợng sản phẩm hàng hoá hàng năm. Phần sản phẩm này sẽ đợc hai phía tham gia xem xét giảm xuống khi sản lợng dầu tăng lên(Điều 10). Liên doanh Vietsovpetro phải bảo toàn và sử dụng vốn có hiệu quả trong suốt quá trình hoạt động của mình. Hai bên không đợc làm giảm vốn pháp định và thu hồi vốn đầu t, hoặc rút dần vốn đầu t qua khấu hao tài sản cố định.

7. Lợi nhuận ròng sau khi đã nộp các loại thuế, tiền thuê đất, thuế mặt nớc khu vực hoạt động cấp vốn cho Xí nghiệp liên doanh sẽ chia đều cho hai Bên, theo tỷ lệ mỗi bên 50%-50%.

8. Khi chuyển đến và chuyển đi các vật t, thiết bị và hàng hoá phục vụ cho hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của Xí nghiệp liên doanh đợc miễn thuế trên lãnh thổ Việt Nam.

9. Về hoạt động kinh tế đối ngoại(Điều 14), Xí nghiệp liên doanh

Vietsovpetro có quyền ký các hợp đồng nhập khẩu thiết bị, vật t và dịch vụ cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh(trớc đây việc nhập khẩu vật t thiết bị phải thông qua tổ chức ngoại thơng Việt Nam) đã mở rộng dần quyền tự chủ của Xí nghiệp. Ngợc lại việc bán dầu phải thông qua tổ chức ngoại thợng Việt Nam là công ty Petechim để Nhà nớc kiểm soát đợc giá dầu, tích luỹ kinh nghiệm, tạo điều kiện để Việt Nam quản lý việc bán dầu của các mỏ khác. Tổ chức này cũng chịu trách nhiệm phân phối và chuyển phần lợi nhuận của các Bên và nộp các loại thuế, nộp ngân sách cho Nhà nớc Việt Nam theo cơ chế tài chính nh Hiệp định qui định.

10. Tổng Giám đốc Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro đợc xác định là công dân Việt Nam. Cũng theo tinh thần của Hiệp định này, các vị trí cán bộ chủ chốt của Xí nghiệp liên doanh đợc phía Liên Xô giúp đỡ đào tạo và chuyển giao cho công dân Việt Nam trong thời hạn nhất định.

Xí nghiệp liên doanh từng bớc hoàn thiện các văn bản pháp quy nh: quy chế nhân viên, quy chế hạch toán kế toán, quy chế tính giá thành dầu thô và khấu hao các tài sản cố định.

Điều lệ mới của Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro đợc đăng ký tại Uỷ ban Nhà nớc về Hợp tác và Đầu t ngày 16-6-1993, theo đó Điều 4 quy định về quyền của các phía tham gia Xí nghiệp liên doanh trong việc: quản lý Xí nghiệp; đợc hởng phần lợi nhuận đợc chia; đợc cung cấp mọi thông tin, có quyền tiến hành độc lập kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của Xí nghiệp.

Một phần của tài liệu Hợp tác giữa việt nam và liên xô, liên bang nga về lĩnh vực dầu khí trong khuôn khổ xí nghiệp liên doanh vietsovpetro (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w