Chu Lai tác giả, tác phẩm

Một phần của tài liệu Hành động nhận xét qua lời thoại nhân vật nam và nữ trong truyện ngắn chu lai (Trang 33 - 36)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4. Chu Lai tác giả, tác phẩm

1.4.1. Tác giả

Nhà văn Chu Lai, tên khai sinh là Chu ân Lai, khi đi học đổi thành Chu Văn Lai và khi vào bộ đội gọi tắt là Chu Lai. Ông sinh ngày 5/2/1946, quê gốc ở thôn Tam Nông, xã Hng Đạo, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hng Yên. Cha ông là nhà viết kịch nổi tiếng Học Phi. Gia đình Chu Lai chuyển lên Hà Nội sinh sống từ lâu, bởi vậy, hun đúc lên trong nhà văn Chu Lai cái hơng vị ngọt ngào dung dị của quê hơng, làng mạc với cốt cách lịch lãm của một con ngời đất kinh thành.

Tốt nghiệp phổ thông, ông vào đại học, hết năm thứ nhất, ông tình nguyện nhập ngũ. Cuộc đời binh nghiệp của ông bắt đầu từ đó và ông khởi sự văn nghiệp cũng từ những năm khói lửa chiến tranh. Từ đoàn kịch, Chu Lai xin chuyển về đơn vị đặc công, chiến đấu tại Sài Gòn cho đến ngày giải phóng miền Nam 1975. Cuối năm 1975, ông đợc làm trợ lí tuyên huấn quân khu VII. Cuối năm 1976, về dự trại sáng tác văn học của tổng cục chính trị, sau đó học tại Trờng viết văn Nguyễn Du khoá I. Sau khi tốt nghiệp, Chu Lai về làm biên tập tạp chí Văn nghệ quân đội cho tới nay. Ông đã đợc nhận giải thởng văn học của Hội đồng văn học chiến tranh cách mạng và lực lợng vũ trang của Hội nhà văn (tiểu thuyết "Ăn mày dĩ vãng"), giải th- ởng văn học Bộ quốc phòng 1994, giải thởng tiểu thuyết của NXB Hà Nội (tiểu thuyết "Phố")... Sách của ông in nhiều, bán chạy, một số tác phẩm đợc chuyển thể

thành phim, đợc dịch ra nhiều tiếng nớc ngoài, xuất bản không chỉ ở trong nớc. Hiện ông đang sống ở Thành phố Hồ Chí Minh.

1.4.2. Tác phẩm

Chu Lai sáng tác ở nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, tiểu thuyết, bút kí, kịch... Tiêu biểu có thể kể đến một số tác phẩm nh sau:

Truyện ngắn:

Ngời im lặng (1976) Đôi ngả thời gian (1979) Vùng đất xa xăm (1981) Phố nhà binh (1992)

Truyện ngắn Chu Lai (2003) Truyện thiếu nhi:

út Ten (1983) Tiểu thuyết:

Nắng đồng bằng (1977) Sông xa (1982)

Gió không thổi từ biển (1985) Vòng tròn bội bạc (1990) Bãi bờ hoang lạnh (1990) Ăn mày dĩ vãng (1992) Kí sự:

Nhà lao cây dừa (1992)

Ngoài ra ông còn viết một số kịch bản sân khấu và điện ảnh.

Từ nhỏ, Chu Lai sớm đợc tiếp xúc với văn học nghệ thuật qua sách báo và những ngời thân trong gia đình. Chính điều này đã góp phần hình thành ở ông tình yêu văn học ngay từ rất sớm. Nó đợc chứng minh khi ông viết truyện ngắn đầu tay ngay trong thời gian đầu chiến đấu gian khổ trong đơn vị đặc công từ vùng sâu Sài Gòn. "Hũ muối ngời Mơ Nông" chính là sáng tác đầu tiên đợc đăng trên báo Độc lập năm 1963. Đây là truyện ngắn viết theo kiểu gơng ngời tốt việc tốt, ca ngợi khí tiết ngời Tây Nguyên. Ông tiếp tục viết và đợc khẳng định qua các truyện ngắn: Kỉ

niệm vùng ven, Lửa mắt, Anh Hai Đởm... đã đăng trên báo Văn nghệ năm 1976. Sau này đợc tập hợp trong tập "Truyện ngắn Chu Lai".

Khoảng thời gian mời năm lăn lộn chiến đấu trong chiến trờng miền Nam đã cung cấp cho ông một vốn sống phong phú, tạo nên mạch cảm hứng chủ đạo, xuyên suốt trong văn nghiệp Chu Lai.

Với những tác phẩm đầu tay nh: Kỉ niệm vùng ven, Lửa mắt,... và rất nhiều tác phẩm sau này, Chu Lai liên tục khám phá những bí ẩn chiến tranh và ngời lính. Tất cả đều đợc viết với cảm hững ngợi ca và bút pháp dung dị, chân thật. Các truyện ngắn nh: Ngời không đi qua hoàng cung, Cái tát sau cánh gà, Sắc đỏ chôm chôm,... đánh dấu một giai đoạn đổi mới bút pháp của Chu Lai từ cách tiếp cận, lí giải hiện thực đến nghệ thuật biểu hiện. Thông qua các nhân vật chính Hoán, Tùng (Ngời không đi qua hoàng cung), Lu An (Bức chân dung ngời đàn bà lạ), Xuân, Hà (Cái tát sau cánh gà)...Chu Lai có cái nhìn nhận, phân tích vấn đề sâu sắc hơn, văn phong đằm thắm hơn, đặc biệt là khả năng suy ngẫm, triết lí sâu xa, tâm huyết hơn.

Sự tìm tòi đổi mới trong cách viết giúp cho các tác phẩm nh: Kỉ niệm vùng ven, Lửa mắt, Anh Hai Đởm, Sắc đỏ chôm chôm, Phố nhà binh,... có đợc vị trí và sức sống lâu bền trong lòng bạn đọc. Hiện thực chiến tranh và cuộc sống đợc nhà văn khắc hoạ, tái hiện qua những câu chuyện bất ngờ, với những chi tiết độc đáo, li kì, ngoạn mục. Sự trần trụi của chiến tranh cuộc sống đợc dồn đẩy đến tận cùng, với những số phận cá nhân cũng đợc đẩy đến tận cùng. Tác phẩm của ông đạt tới chiều sâu triết lí: không thể từ chối nhng ngợc lại cũng không thể ôm kh kh mãi quá khứ. Những tìm tòi trong hình thức kể chuyện, thủ pháp đan xen đồng hiện thời gian với những tình huống gay cấn li kì đã tạo đợc sức hấp dẫn trong sáng tác của ông.

Không chỉ khám phá những bí ẩn của chiến tranh và ngời lính mà trong những truyện ngắn gần đây, ngòi bút Chu Lai còn hớng về cuộc sống thờng nhật. Những chi tiết, những cảnh đời thực, những câu chuyện phố xá, gia đình thờng nhật trong thời đại kinh tế mở cửa đợc ông xây dựng khá sinh động, ngôn ngữ mang đầy tính dự báo trong các truyện: Cái tát sau cánh gà, Phố nhà binh, Mất, Con tôi đi

Không thể phủ nhận đợc rằng: Chu Lai là một cây bút viết khoẻ, có sự vơn lên, sự đam mê, tâm huyết và công phu tìm tòi nghiên cứu một cách nghiêm túc. Chính vì thế, ông đã có đợc những thành công và sự đóng góp đáng quý vào văn xuôi đơng đại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hành động nhận xét qua lời thoại nhân vật nam và nữ trong truyện ngắn chu lai (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w