Hành động ngôn ngữ và hành động nhận xét

Một phần của tài liệu Hành động nhận xét qua lời thoại nhân vật nam và nữ trong truyện ngắn chu lai (Trang 28 - 33)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3. Hành động ngôn ngữ và hành động nhận xét

1.3.1. Lí thuyết hành động ngôn ngữ

1.3.1.1.Khái niệm hành động ngôn ngữ

Trong hoạt động giao tiếp, nói cũng là một dạng hành động, nói là thực hiện hành động tác động đến ngời khác - đợc gọi là hành động ngôn ngữ (Speech act). “Hành động ngôn ngữ là hành động khi thực hiện, khi tạo ra một phát ngôn trong

một cuộc giao tiếp. Hành động ngôn ngữ đòi hỏi phải có điều kiện, thao tác, cách thức tổ chức thao tác và quan trọng nhất là đích nh mọi hành động khác của con ng- ời có ý thức” (8, tr.43). J.L. Austin cho rằng: tất cả các phát ngôn khi đợc sử dụng một cách nghiêm túc trong giao tiếp hội thoại đều biểu thị những hành vi ngôn ngữ, những hành động ngôn ngữ

1.3.1.2.Các loại hành động ngôn ngữ

a. Hành động tạo lời (Locutionary acts)

Hành động tạo lời là hành động lựa chọn từ ngữ, cấu trúc và phát âm theo một cách thức nhất định để tạo ra một phát ngôn.

<11>- Ngày xa tôi đẹp trai nhất làng.

Phát ngôn trên do các từ: Ngày xa/tôi/ đẹp trai/nhất làng/ tạo nên --> đây là hành động trần thuật.

<12>- Cậu đi đâu vậy?

Phát ngôn trên do các từ: Cậu/đi/đâu/vậy/ tạo nên-->đây là hành động hỏi. b. Hành động ở lời (Illocutionary acts)

Hành động ở lời là hành động đợc thực hiện ngay trong lời nói. Nó là mục đích của hành động tạo lời, là chức năng của lời nói từ bình diện tác động. Nói cách khác, nó là thao tác tạo lực ngôn trung của phát ngôn. Nếu đích của hành động ở lời đợc thoả mãn thì có hiệu quả ở lời. Sự đáp lại của ngời tiếp nhận hành động ở lời chính là dấu hiệu hiệu quả ở lời.

<13> - Cậu đi à? - ừ.

Hiệu quả của hành động ở lời là ngời nghe trả lời ở phát ngôn đáp “ừ”. <14> - Đóng cửa lại con!

- Dạ.(Đi ra cửa, đóng cánh cửa lại)

Hiệu quả của hành động ở lời mệnh lệnh trong ví dụ trên là việc thực hiện hành động đi ra cửa, đóng cánh cửa lại.

Hiệu quả ở lời là hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa là chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tơng xứng với chúng ở ngời nhận.

c. Hành động mợn lời (Perlocutionary acts)

Hành động mợn lời là hành động mợn các phơng tiện ngôn ngữ để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó, nh tác động đến tâm lí, hành vi, thái độ, tình cảm ở ngời nghe, ngời nhận hoặc chính ngời nói.

<15> - Mất điện.

Nghe phát ngôn này, có ngời đi lấy nến và bật lửa để thắp, ngời lời học thì vui vẻ, ngời đang sử dụng máy vi tính thì bực dọc vì phải ngừng công việc dở chừng, ngời khó chịu vì nóng nực Các hành động m… ợn lời đem lại cho phát ngôn những hiệu lực nhất định, nhng ở mỗi ngời nghe , mỗi hoàn cảnh khác nhau có hiệu quả khác nhau. Trong các phạm trù hoạt động ngôn ngữ trình bày trên, phạm trù mà ngữ dụng học quan tâm nhất là hành động ở lời. Trong phạm vi đề tài này chúng tôi cũng đi sâu tìm hiểu về hành động ở lời.

1.3.1.3. Về việc phân loại các hành động ngôn ngữ ở lời

Việc phân loại hành động ngôn ngữ căn cứ vào phản ứng qua lại của những ngời tham gia giao tiếp. Đây chính là căn cứ để nhận ra hành động ở lời.

- Phân loại của J.L. Austin

J.L. Austin chia các loại hành động ngôn ngữ thành 5 phạm trù, đó là: phán xử, hành xử, cam kết, trình bày, ứng xử. Hành động nhận xét thuộc phạm trù phán xử (verditives, verditifs). ông viết: "Đây là những hành vi đa ra những lời phán xét (verdict) về một sự kiện hoặc một giá trị dựa trên những chứng cớ hiển nhiên hoặc dựa vào lí lẽ vững chắc nh: xử trắng án, xem là, tính toán, miêu tả, phân tích, đánh giá, phân loại, cho là, nêu đặc điểm,..." (6, tr.472). Về cơ bản bảng phân loại của J.L. Austin là phân loại từ vựng các động từ ngữ vi tiếng Anh

- Phân loại của J.R. Searle

Searle đã liệt kê 12 điểm đợc dùng để làm tiêu chí phân loại hành động ngôn ngữ: đích ở lời, hớng khớp ghép lời với hiện thực mà lời đề cập đến, trạng thái tâm lí đợc thể hiện, sức mạnh mà đích đợc trình bày ra, tính quan yếu, định hớng, câu hỏi và trả lời là hai thành phần của một cặp kế cận, nội dung mệnh đề . Sử dụng những… tiêu chí trên, Searle phân lập đợc 5 loại hành động ở lời: tái hiện, điều khiển, cam kết, biểu cảm, tuyên bố. Hành động nhận xét thuộc nhóm tái hiện (representatives).

Ông viết: "Hành vi này trớc đó đợc Searle gọi tên là xác tín (assertives). Đích ở lời là một sự miêu tả lại một sự tình đang đợc nói đến. Hớng khớp ghép là lời - hiện thực, trạng thái tâm lí là niềm tin vào điều mình xác tín, nội dung mệnh đề là một mệnh đề. Các mệnh đề này có thể đánh giá theo tiêu chuẩn đúng - sai lôgic. Nên chú ý có một số động từ biểu thị hành vi ở lời mà nội dung mệnh đè có thể đánh giá theo tiêu chuẩn đúng - sai nhng không quy về xác tín bình thờng. Ví dụ: than thở, khoe cũng nói lên các nội dung mệnh đề nhng hiệu lực ở lời của chúng khác với hiệu lực của phát ngôn miêu tả, khẳng định, tờng thuật thông thờng ở chỗ Sp1 thực hiện chúng là vì lợi ích của mình. Kết luận, suy diễn cũng là xác tín nhng ngoài đích ở lời chung với tái hiện chúng còn có thêm các chỉ dẫn về mối quan hệ giữa nội dung tái hiện đó với phần còn lại của diễn ngôn hay của ngữ huống". (5, tr. 476)

1.3.2. Hành động nhận xét

1.3.2.1.Khái niệm

Một ngời có thể biểu đạt hành động nhận xét, đánh giá không bằng lời nh: bĩu môi, lắc đầu, cời khẩy hoặc bằng lời. Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi chỉ… khảo sát cách thức biểu hiện hành động nhận xét bằng lời.

Hành động nhận xét, đánh giá là hành động mà ngời nói đa ra những nhận định của cá nhân về giá trị của vật, việc, sự kiện hay một hiện tợng nào đó tồn tại trong thực tế khách quan có thể chia theo những thang độ, nội dung ý nghĩ hay thái độ.

Hành động nhận xét chỉ xuất hiện khi có một hay nhiều tình huống hiện thực tác động đến nhu cầu nhận xét trớc đó làm tiền đề.

<16> - Xin thủ trởng cho ý kiến- Anh ta hỏi

- Hả! - Ông giật thót mình bừng tỉnh. ý kiến gì?... à, tốt đấy. Kịch hay lắm!

- Dạ! Cảm ơn thủ trởng! - Anh ta cời rạng rỡ vẻ biết ơn. (III, tr. 57)

1.3.2.2. Tiêu chí nhận diện hành động nhận xét a. Đích ở lời

Cũng nh mọi hành động ngôn ngữ khác, hành động nhận xét cũng có những điều kiện riêng, với một nội dung nào đó, nhằm một mục đích nhất định. Nó có đích biểu lộ và tác động. Ngời nói đa ra một phát ngôn nhằm nhận xét, đánh giá đối tợng thông qua nội dung của phát ngôn. Nhờ đó, ngời nói và ngời nghe có thể thay đổi trạng thái, nhận thức, hành động của nhau hay nói khái quát là thực hiện các đích truyền cảm, đích hành động và đích thuyết phục.

Thành tố nội dung thông tin đảm nhiệm đích thuyết phục về nhận thức. Thành tố liên cá nhân đảm nhiện hai đích truyền cảm và hành động. ở hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, cùng một phát ngôn có thể có những đích khác nhau. Khi giao tiếp nếu đạt đợc đích mà ngời nói đặt ra thì hành vi đó đạt đích giao tiếp.

b. Nội dung mệnh đề

Một hành động nhận xét đợc đa ra luôn có một thể thức nói năng cốt lõi, do các phơng tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời kết hợp với nội dung mệnh đề đặc trng. Bản chất của mệnh đề chính là ở nội dung mệnh đề. Nội dung ở hành động nhận xét có thể là sự tán đồng hay phản đối, cũng có thể là lời khen, chê hoặc sự khẳng định, phủ định, tin tởng hay hoài nghi.

c. Dấu hiệu (phơng tiện) chỉ dẫn hiệu lực ở lời – IFIDs

c1. Dùng kết cấu trần thuật thiên về nhận xét chủ quan của ngời nói trớc một hiện tợng, một biểu hiện hành động của ai đó hớng đến khen hoặc chê.

Ví dụ:

<17>- Mấy anh đánh giặc giỏi quá.

<18>- Ngời chi mà khô nh cây xăng lẻ bị bom xăng ấy.

c2. Dùng những từ ngữ chuyên dùng trong biểu thức ngữ vi

Đó là những từ ngữ dùng để tổ chức các kết cấu và chúng là các dấu hiệu nhờ đó mà ta phân biệt đợc hành động nào đợc thực hiện. ở hành động nhận xét trong truyện ngắn Chu Lai, ta bắt gặp những từ ngữ chuyên dùng nh: tôi cho là thế, chấp nhận, có vẻ, coi bộ, thừa nhận, nhận xét, đồng ý…

Ngữ diệu của lời nói đợc thể hiện ở văn bản qua các dấu câu. Cùng một tổ chức từ vựng, ngữ pháp nhng đợc phát âm với ngữ điệu khác nhau sẽ cho hiệu quả hành động ở lời khác nhau.

Ngoài ra, những nhân tố tác động trực tiếp đến hành động nhận xét nh: vấn đề lịch sự trong giao tiếp, vốn văn hoá, tính phù hợp, thói quen sử dụng ngôn ngữ, địa vị xã hội của nhân vật giao tiếp. Chúng ta đều biết giao tiếp bằng ngôn ngữ có cách diễn đạt trực tiếp và diễn đạt gián tiếp, có lịch sự tích cực và lịch sự tiêu cực… việc viện đến cách thức diễn đạt, các chiến lợc lịch sự phụ thuộc vào sự phù hợp với đặc thù văn hoá. Nhân tố những ngời tham gia đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong những cộng đồng ngôn ngữ văn hoá có mang tính tôn ti cao nh tiếng Việt. Lời nhận xét trong hội thoại liên quan khá chặt chẽ đến vị thế - mối quan hệ liên nhân của những ngời tham thoại. Ngời phát ngôn phải cân nhắc, lựa chọn yếu tốn ngôn từ phù hợp với tình huống và ngữ cảnh để đạt hiệu quả giao tiếp cao.

Một phần của tài liệu Hành động nhận xét qua lời thoại nhân vật nam và nữ trong truyện ngắn chu lai (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w