Sự hài hoà giữa hình thức và nội tâm

Một phần của tài liệu Hình tượng người phụ nữ trong sáng tác của y kawabata (Trang 53 - 57)

“Vẻ đẹp... không có gì khác là sự cân đối của các bộ phận trong một tổng thể muôn màu, muôn vẻ và ấn tợng thị giác thu đợc ở đây mang lại một sự khoái cảm thẩm mĩ, nhng vì sao mọi sự sống đều hớng về cái đẹp, đều khao khát cái đẹp, và vì sao mỗi khi ngắm nhìn cái đẹp thì cảm thấy thoả mãn? ... Một thân cây xấu xí, phát triển lệch, cong về một phía theo thời gian đổ xuống và chết đi. Những hình thể cân đối nói chung tức là chứa những mầm mống của cái đẹp có may mắn tồn tại nhiều hơn. Một lá cây có những tỷ lệ cân xứng với nhau biểu thị hình thể cơ bản là sự cân đối” [17; 154].

Định lý trên đã nói rất rõ rằng vật đẹp là vật có sự hài hoà giữa hình thức bên ngoài và bản chất bên trong.

2.4.1. Hình thức - sự phản chiếu nội tâm

Ngời ta thờng nói hình thức nào thì nội dung ấy, nghĩa là ngời sáng tạo nghệ thuật phải tạo đợc sự hài hòa giữa hình thức và bản chất bên trong của tác phẩm nghệ thuật. Y.kawabata đã vận dụng nguyên lý đó vào sự nghiệp sáng tác của mình. Từ Tiếng rền của núi , Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc đến Ngời đẹp say ngủ ông đã xây dựng đợc thế giới nhân vật nữ phong phú, đa dạng, trở thành tiêu điểm chính trong quan niệm của ông về cái đẹp. Mỗi nhân vật đợc khắc hoạ bởi những hình dáng khác nhau thể hiện đời sống tâm lý, tính cách riêng của từng ngời.

Tiếng rền của núi là nơi tập trung nhiều nhất những hình tợng ngời phụ nữ : Kicukô, Yaxucô, Phuxacô, Ây cô, Kinu... mỗi hình tợng điển hình cho một lớp ngời Nhật trong quan niệm của Y.kawabata. Kicukô mang vẻ đẹp thánh thiện, tơi mát, thể hiện tâm hồn tinh tế, thuần khiết. “Trong điệu bộ ngúng nguẩy đôi vai của kicukô, Singô nhận thấy có một vẻ gì đó rất đáng yêu, thoáng nét đỏm dáng ngây thơ trong trắng” [10; 15]. Vẻ đẹp ấy mong manh, dễ khiến

không đẹp, trên mặt họ hằn lên sự mệt mỏi, dữ dằn của thời gian. Hai ngời phụ nữ ấy, một là vợ, một là con gái đã làm cho cuộc sống của Singô thêm nặng nề, căng thẳng. Nói về con gái mình, bà Yaxucô đôi lúc phải chua chát thú nhận “Với Phuxacô thì gánh nặng lại càng nặng hơn. Nó không còn đợc nh trớc đây nữa. Tôi hiểu rõ là tôi đang nói chuyện về con đẻ của mình, nhng tôi không tài nào khác đợc. Thật đáng sợ quá ! ” [10; 34].

Trong hai kiệt tác Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Y.kawabata không chú trọng miêu tả tỉ mỉ hình dáng của nhân vật mà qua những nét chấm phá,phác hoạ chung ta vẫn thấy đợc sự hài hoà giữa hình dáng bề ngoài và nội tâm bên trong của nhân vật. Kômakô là một cô gái đẹp tuyệt trần, làn da hồng hào, mịn màng. Toàn thân nàng đỏ rực nh lửa, lúc nào cũng nóng nực, khiến cho Shimamura mỗi lần đối diện với nàng là anh lại tởng tợng ra nàng đang khoả thân. Sắc diện hồng hào, vẻ gợi tình đằm thắm của nàng gợi lên sự trong sạch trong tâm hồn. Nàng yêu Shimamura, hiến dâng hết mình cho tình yêu nhng cũng đầy khắc khoải, lo sợ tình yêu ấy sẽ nhanh chóng qua đi, lo sợ Shimamura sẽ không thật lòng với mình. Fumicô yêu Kicuji một cách mãnh liệt nhng không dám thổ lộ. Nàng là con gái bà Ota, ngời tình cũ của cha Kikuji và là ngời tình mới của chàng. Fumicô mang vẻ đẹp u buồn và sự nồng nàn từ thân thể ngời mẹ dờng nh truyền sang cô gần trọn vẹn. Đôi mắt nàng lúc nào cũng cụp xuống, cái cổ cao trắng nõn nà, đôi môi nh trề ra ... thể hiện đời sống hớng nội của nàng. Vẻ đẹp ấy ban đầu tạo cho Kikuji cảm giác ấm nóng của bà Ota, sau này với cái nhìn khác đi, chàng lại thấy đồng cảm với nàng hơn là sự ám ảnh từ thân thể ng- ời mẹ.

Chikakô, ngời tình của của cha Kikuji với “cái bớt chiếm nửa vú bên trái” [541] làm cho chàng ghê tởm. Bà ta đã không đẹp, thân hình nh đàn ông lại thêm cái bớt trên ngực khiến cho bà ta giống quỷ hơn là ngời. Bởi vẻ bề ngoài đáng sợ nh vậy tơng đồng với bản chất xấu xa bên trong của bà ta. “Chikacô là loại đàn bà có thể làm tất cả, không trừ một việc gì” [553] , “Khi cô ta cúi xuống sát chiếc bình, đôi vai nặng những xơng bật ngửa ra sau. Dờng nh cô ta ta đang phun nọc độc ra” [582].

Là một nhà văn duy mĩ, luôn nhìn con ngời ở những góc độ đẹp, hài hoà nh khi phản ánh vào tác phẩm ông không chỉ tạo đợc vẻ đẹp hài hoà giữa hình dáng và nội tâm của nhân vật mà còn đa vào đó những nét đối nghịch phản diện với vẻ đẹp trinh nguyên. Sở dĩ Y.kawabata làm nh vậy là để làm nổi bật hơn, rõ nét hơn những hình tợng hoàn mĩ, trở thành chuẩn mực của cái đẹp. Đây cũng thể hiện rất độc đáo quan niệm về cái đẹp của Y.kawabata: Cái đẹp luôn hớng đến sự toàn bích.

2.4.2. Hình thức và nội tâm - sự hoà hợp giữa truyền thống và hiện đại

Trong văn học Nhật Bản trớc Y.kawabata, việc khắc họa chân dung nhân vật hầu nh không có, các nhà văn chỉ chú trọng đi sâu vào nội tâm nhân vật, hình dáng bề ngoài chỉ là những phác họa đơn giản. Là ngời vừa kế thừa đợc truyền thống mĩ cảm của dân tộc vừa vờn lên đón nhận tinh thần của thời đại, Y.kawabata tạo cho mình một phong cách riêng trong sáng tạo nghệ thuật. Đó là kết hợp hài hoà giữa bút pháp khắc hoạ chân dung nhân vật của Phơng Tây và đi sâu miêu tả thế giới nội tâm theo kiểu Phơng Đông. Sự thể hiện hài hoà giữa hình thức và nội tâm cũng chính là sự hoà hợp giữa truyền thống và hiện đại.

Bộ ba kiệt tác Tiếng rền của núi, Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Y.kawabata “Tiếc mực nh tiếc vàng” trong việc khắc hoạ chân dung nhân vật, chỉ có vài nét khắc hoạ đơn giản ông làm nổi rõ vẻ đẹp hình thể của nhân vật và chủ yếu đi sâu khám phá thế giới nội tâm bên trong. Vì vậy, chúng tôi lấy Kômakô làm điểm chính về phân tích. Hình ảnh Kômakô (Xứ tuyết) hiện lên thật sống động, mang vẻ đẹp thần hậu của ngời con gái bản xứ .Vẻ đẹp của nàng cực kỳ quyến rũ, gợi cảm, nồng nàn. Mỗi lần đứng trớc Shimamura, nàng đẹp một cách hoàn hảo,gợi lên sự trong sạch của tâm hồn. “Vì cô cúi ngời về phía trớc, đầu nghiêng một chút và vơn thẳng, nên anh có thể trông thấy lng tôi đỏ ửng dơi áo kimônô hơi mở ra. Gáy cô và làn da ở đó trông thật khêu gợi và khi tơng phản với mái tóc đen sẫm, da thịt cô càng làm anh thèm muốn . Trong cơn thèm khát rạo rực cháy bỏng, anh tởng nh cô đang khoả thân trớc mặt anh” [255].

Cách miêu tả này trớc Y.kawabata rất ít nhà văn làm đợc, nó tuy xa lạ với ngời Nhật Bản nhng ông đã làm cho nó trở nên gần gũi với truyền thống của dân tộc bằng các kết hợp hài hoà trong việc miêu tả hình dáng bên ngoài và nội tâm bên trong của nhân vật. Tính cách của Kômakô mang đậm bản sắc Nhật. Nàng không chỉ hiền dịu, trọng tình nghĩa, khao khát tình yêu mà còn rất am hiểu nền văn hoá dân tộc, biết chơi những trò dân gian của xứ tuyết. Bởi thế vẻ đẹp của nàng là vẻ đẹp điển hình cho ngời phụ nữ xứ tuyết nói riêng và ngời phụ nữ Nhật Bản nói chung.

Bút pháp khắc hoạ chân dung nhân vật đợc Y.kawabata sử dụng nhiều nhất, thành công nhất trong tác phẩm Ngời đẹp say ngủ . Ông xây dựng đợc hàng loạt những hình tợng nghệ thuật độc đáo mang vẻ đẹp về tinh tế của khuôn mặt non sữa, ngây thơ trong sáng, vừa quyến rũ, gợi cảm của những núm vú hồng, những thân thể nhớp nháp mồ hôi. Tuy cách miêu tả ấy có phần táo bạo nhng lại rất sáng tạo của riêng Y.kawabata mà về cơ bản vẫn không làm mất bản sắc dân tộc. Chúng tôi sẽ đi sâu vào tác phẩm này ở chơng 3 của đề tài.

chơng 3

Nghệ thuật thể hiện hình tợng ngời phụ nữ trong sáng tác của Y.kawabata

Một phần của tài liệu Hình tượng người phụ nữ trong sáng tác của y kawabata (Trang 53 - 57)