Y.kawabata tự nguyện làm một lữ khách trên hành trình tìm về cái đẹp nguồn cội của dân tộc. Trong cuộc đời sáng tạo, ông luôn có ý thức tạo cho mình một phong cách riêng vừa dân tộc vừa hiện đại. Trong đó nghệ thuật khắc hoạ chân dung nhân vật là một biểu hiện sinh động của sự kết hợp ấy.
Ngời đẹp say ngủ giới thiệu một dạng lầu xanh đặc biệt tồn tại ở Nhật Bản những năm 60 của thế kỷ XX, dành riêng cho những ông già không còn chút sinh khí, nhng vẫn ham tận hởng nhục dục và lạc thú bên một trinh nữ. Lầu xanh đó đợc Y.kawabata gọi là “căn phòng kín đáo chứa ngời đẹp say ngủ”. ở đó, đối tợng thẩm mỹ của những ông già là các cô gái trẻ rất đẹp, trinh trắng, tuổi cha đến đôi mơi, đã đợc gây mê bằng thuốc ngủ và hoàn toàn khoả thân trong tình trạng mất tri giác.Hàng đêm các cô gái phải chịu sự vày vò của những bàn tay già nua,nhăn nheo.Y.kawabata đã tái hiện một lối thởng thức nghệ thuật vừa tinh tế vừa dã man trên thân thể của ngời con gái mà điển hình sống động nhất là ông già Êguchi. Ông Êguchi đến ngôi nhà chứa ngời đẹp say ngủ trong năm đêm khác nhau, trải qua cùng năm cô gái tuyệt đẹp, gây cho ông già những ấn tợng mạnh: vẻ thanh tú của cô gái đêm thứ nhất, sự lẳng lơ của cô gái đêm thứ hai, nét ngây thơ của cô gái đêm thứ ba, sức sống tràn trề của cô gái đêm thứ t và sắc đẹp rực rỡ của cô gái đêm thứ năm. Vẻ đẹp của họ đợc Y.kawabata tái hiện sống động, chân thực, tinh tế và sắc sảo. Ông đi vào khắc hoạ tỉ mỉ và chân thực ngoại hình nhân vật: hàm răng, mái tóc, làn môi, cần cổ, bầu ngực, sự nhớp nhúa của mồ hôi... những chi tiết mà trong văn học cổ điển dờng nh ít đợc nói tới. “Màu hồng của một da thịt trẻ trung làm cho khoảng bàn tay từ mu ra đến đầu ngón đỏ ửng. Da tay trắng muốt và mịn màng” [396] của cô gái đêm thứ nhất; “hai vú hơi chẩy, nhng rất to và so với con gái Nhật Bản nói chung thì
thịt nồng nàn” [440] của cô gái đêm thứ hai; “môi cô gái nhạt nhẽo không mùi vị gì và khô” [458], “hai má cô gái hồng rực lên” [460] tạo nên nét ngây thơ, đáng yêu của cô gái đêm thứ ba; “mũi cô bẹt, phần dới bạnh ra và đầu mũi hơi chếch xuống phía dới. Hai má to và phĩnh” [469], “môi cô nhỏ nhng không nhỏ quá, răng thì nhỏ và đều tăm tắp” [470], “Cô gái đang ngủ, phô ra bộ ngực đồ sộ trắng nõn... ông ngắm hai bầu vú nhỏ và hồng hào trên bộ ngực đồ sộ” thể hiện sức sống tràn trề của cô gái đêm thứ t. Trong đêm thứ năm, do cái chết của một cô gái và một ông già trớc đó nên bà chủ bố trí cho ông hai cô gái - một cô da đen và một cô da trắng nõn. “Hai vú nhỏ nhng tròn và rắn... cô gái có cái cổ dài, mảnh và tuyệt đẹp... da mặt thì vàng nhạt giống màu bông lúa mì... bộ ngực thì trắng nõn”. [489] của cô gái da trắng, còn cô gái da đen thì “ông thấy trớc tiên là da nhẵn, dày và cứng. Vả lại chân cô cũng nhơm nhớp” [489]. Trong đêm này, một trong hai cô gái đã chết, đó là cô gái da đen. Điều này làm cho ông già Êguchi hoảng sợ nhng “thân thể trần truồng của cô gái da trắng nõn nằm đó sao lúc này đẹp một cách rực rỡ khiến ông hoa cả mắt” [500].
ở đây, ta không hề nhận thấy sự phác hoạ cách điệu nghệ thuật kiểu truyền thống, cũng không nhận thấy bóng dáng của chủ nghĩa lãng mạn từng tràn ngập trên văn đàn Châu Âu thế kỷ XVIII - XIX. Tất cả đều rất sống động, cụ thể, chính xác nh chính con ngời thực, với tất cả những phần cơ thể rất nhỏ đã trở thành ấn tợng của các giác quan, là đối tợng của sắc dục và mĩ cảm. Những chi tiết nghệ thuật đó chỉ có thể gặp trong sáng tác của một tác giả thấu triệt chủ nghĩa hiện thực Phơng Tây, thuyết phân tâm của Sigmund Freud, các khoa học kỹ thuật, điêu khắc và y học hiện đại. Với cách miêu tả ấy, Y.kawabata đã đa vào văn học Nhật Bản một phơng pháp sáng tác mới và phê phán lối thởng thức thân thể trinh nữ một cách dã man nh trong tác phẩm. Đúng nh Vũ Đình Phòng, trong lời giới thiệu bản dịch tác phẩm đã viết “Qua tác phẩm này, Y.kawabata muốn nói rằng, một dân tộc tinh tế, nó tinh tế cả trong những trò dã man”.