Trong những kiệt tác của mình, Y.kawabata đặc biệt thành công trong việc khám phá thế giới nội tâm nhân vật. Tâm hồn nhân vật không chỉ đẹp bởi cách sống, cách thể hiện mà còn bởi cách giao tiếp trong đối thoại với mọi ngời xung quanh. Ngời Nhật Bản vốn trọng danh dự, lại lấy chữ hoà làm gốc nên mọi ngời đối xử với nhau nhân hoà nồng ấm. Bằng cách đặt nhân vật trong quan hệ với các nhân vật khác, Y.kawabata tạo nên mối đồng cảm, sự gần gũi nhau của các nhân vật. Họ sống với nhau thân ái, sẻ chia cùng nhau, hy sinh cho nhau, giúp nhau vợt qua cuộc sống khắc nghiệt. Đối thoại đợc Y.kawabata sử dụng hầu nh triệt để trong tác phẩm của mình, chiếm đến 95% . Bởi vậy nó tạo ra sự phong phú, sinh động trong giao tiếp của các nhân vật.
Trong tác phẩm Tiếng rền của núi, hầu nh Y.kawabata đều đặt nhân vật của mình trong mỗi quan hệ với nhau nh ở gia đình, ở công sở. Singô - Kicukô đợc miêu tả cho hai thế hệ điển hình cho con ngời Nhật Bản. Giữa hai cha con
họ không chỉ có sự đồng điệu trong tâm hồn mà còn gần gũi nhau bởi cách nói chuyện, bởi cách sống. Những đoạn đối thoại của hai cha con tạo cho chúng ta âm hởng ngọt ngào về tình cảm cao đẹp của con ngời. Mỗi lời mà nhân vật thốt ra tựa nh một câu thơ, ý thơ mợt mà, đằm thắm.
* Khi hai cha con cùng đón bầy chim én trở về: “- Nó lại về với chúng ta đấy.
- Ôi, hay quá !
- Một khi con ó đã về đây, thì lũ chim sâu cũng bay về đấy. - Vâng cả quạ nữa.
- Quạ ấy ? - Singô hỏi lại và bật cời vì cái ý nghĩ rằng một khi đã nhận chim ó là “của nhà ông” thì lũ quạ cũng là “của nhà ông” luôn. -Thì ra nhà của chúng ta không chỉ là chỗ ở của ngời, mà còn là của chim chóc”. [109].
* Khi hai cha con cùng ngắm thiên nhiên:
- “Con biết không, cha bao giờ ba đốn bớt cành anh đào đi cả. Ba thích nó thế nào thì cứ nh thế.
- Cây đó có những cành nở đầy hoa. Tháng trớc, ba con mình đã ngồi nghe tiếng chuông chùa vào dịp hoa đào nở, ba còn nhớ không?
- Con lại còn nhớ đợc cả những chuyện nh vậy... thật là quý hoá!” [135]. * Khi hai cha con nói về chuyện của Kicukô và Suychi:
- “Kicukô này, sao vợ chồng con không ra ở riêng?
- ... Con sợ ... - Cô thì thầm để bà Yaxukô khỏi nghe thấy - con sợ anh ấy.
- Con có ý định bỏ nó không?
- Nếu con quyết định nh vậy, con sẽ có thể chăm sóc ba đợc nhiều hơn. Một cách đúng nh con muốn - Kicukô trang trọng đáp.
- Đó là nỗi bất hạnh của con.
- Là điều mà trái tim mình mong muốnkhông phải là bất hạnh”[213] Trong tác phẩm Ngàn cánh hạc đối thoại giữa Kikuji và Fumicô dờng nh chỉ xoay quanh câu chuyện về bà mẹ nên có sự gò bó, không tự nhiên. Với Fumicô mỗi lời nói của nàng nh bật ra từ sự đau khổ từ trong trái tim.
* Khi Kikuji đến viếng bà Ota, mẹ của Fumicô.
“- Nhng từ ngày mẹ tôi nằm xuống, dờng nh ngời bắt đầu đẹp hơn. Cái cảm tởng đó chỉ có ở trong đầu tôi, hay tại mẹ tôi quả thực có đẹp hơn? .
- Cả hai lý lẽ cô đa ra thật giống nhau, đối với ngời đã khuất, tôi nghĩ thế” [577].
* Khi Fumicô đập vỡ chiếc chén Shinno.
“- Sự chết chờ đợi ngay sát chân mình. Tôi thấy sợ. Tôi đã thử nhiều chuyện. Tôi đã cố nghĩ là với sự chết ở liền ngay chân tôi, tôi sẽ không thể còn bị cái chết của mẹ tôi ám ảnh hoài huỷ nữa.
- Khi cô bị ám ảnh bởi ngời chết, cô bắt đầu cảm thấy chính cô không còn hiện hữu trong thế giới này nữa” [639].
“- Mẹ sẽ chẳng bao giờ cho phép tôi. - Cái gì vậy.
Kikuji nhào tới nắm chặt lấy vai nàng, nh thể để kéo nàng ra khỏi mớ mắt lới gồm những lời nguyền rủa” [640].
Những trích dẫn trên đây cha nhiều so với những đối thoại mà Y.kawabata sử dụng trong tác phẩm. Tuy nhiên nó đã phần nào giúp ta thấy đợc ngòi bút tài hoa của ông trong cách sử dụng ngôn từ, trong cách tạo ra sự hài hoà trong lời nói của nhân vật. Đồng thời giúp chúng ta cảm thụ vẻ đẹp tâm hồn nhân vật, những tâm hồn mang đậm bản sắc dân tộc, tâm hồn tiêu biểu cho con ngời Nhật Bản, trở thành chuẩn mực của cái đẹp.