Con ngời của chủ nghĩa tập thể

Một phần của tài liệu Hình tượng người phụ nữ trong sử thi cổ đại qua hai nhân vật pênêlôp( ÔĐIXÊ) và SITA (RAMAYANA) (Trang 27 - 30)

Trong sử thi cổ đại nói chung, trong sử thi ÔđixêRamayana nói riêng, con ngời đợc xem xét, đánh giá và nhìn nhận từ góc độ con ngời tập thể, không phải là con ngời cá nhân riêng lẻ. Nhân vật đợc miêu tả trong sử thi là kiểu nhân vật của thời đại sử thi, bị quy định bởi tính chất của thời đại gắn liền với câu chuyện mà sử thi miêu tả. Thời đại mà sử thi miêu tả là một thời kỳ đặc biệt, ở đó quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng còn rất khăng khít, bền chặt. Con ngời cá nhân còn lệ thuộc vào các quy ớc của cộng đồng, mà ràng buộc lớn nhất đối với cá nhân chính là phải bảo vệ danh dự cộng đồng - lý t- ởng của nhân vật sử thi là lý tởng về cái chung, cái tập thể, luôn luôn tôn trọng và bảo vệ lợi ích của tập thể, cộng đồng. Vẻ đẹp của con ngời phải phù hợp với quan niệm của cộng đồng. Một con ngời đợc xem là đẹp khi vẻ đẹp đó phù hợp với cái chung. Khi nói con ngời của chủ nghĩa tập thể là nói đến mối quan hệ giữa con ngời với cộng đồng, con ngời bị chi phối, quy định bởi các quan niệm của cộng đồng. Con ngời ở thời đại sử thi là phải sống vì bổn phận và danh dự. Bảo vệ danh đợc của bản thân chính là bảo vệ danh dự của dòng họ, của cộng đồng. Nhân vật trong Sử thi Cổ đại là con ngời của chủ nghĩa tập thể. Phân tích hai nhân vật Pênêlốp và Sita chúng ta sẽ thấy rõ hơn điều đó.

2.1.1 Nàng Sita

Nếu nh sử thi Ramayana đợc ngời ấn Độ xem là thánh kinh cứu vớt linh hồn họ ra khỏi tội lỗi trong cuộc đời, thì, Sita – một trong hai nhân vật trung tâm của tác phẩm đợc xem là hình mẫu lý tởng về ngời phụ nữ ấn Độ cổ đại. Vẻ đẹp của nhân vật Sita là sự kết tinh của vẻ đẹp cộng đồng. Ngời ấn Độ cổ đại xem một trong những vẻ đẹp đáng quý trọng nhất của ngời phụ nữ đó là tình yêu đối với ngời chồng của mình. Qua sử thi Ramayana, ta thấy ngời ấn Độ cổ đại quan niệm rằng: “những ngời phụ nữ đức hạnh coi chồng nh những thần linh sống cho dù ngời chồng hoàn thiện hay không” [ 2,tập 1, Tr.179 ]. Đó là qua lời của đức vua Đaxaratha - một con ngời đức hạnh. Hoàng hậu Kôxalya đã răn dạy Sita rằng: “con gái của mẹ, một ngời phụ nữ (tuy có thể đợc mọi ngời yêu mến) mà phạm thiếu sót không hầu hạ chồng trong nghịch ảnh sẽ bị coi là bất trinh” [ 2, tập 1, Tr.158]. Quan niệm của cộng đồng là nh vậy. Một ngời phụ nữ đức hạnh là ngời phải yêu thơng, tôn trọng, thờ phụng chồng dù trong cảnh giàu sang hay khó khăn, gian khổ. Sita đã hội tụ những phẩm chất ấy. Sita yêu chồng bằng tình yêu thành kính, không chỉ là tình yêu mà còn là sự tôn thờ. Khi Rama là một hoàng tử, sống trong nhung lụa, Sita hết mực yêu thơng, chăm sóc chồng. Lúc Rama bị đi đày, Sita sẵn sàng từ bỏ tất cả để đi theo chồng vào rừng sống cuộc sống ăn trái cây, uống nớc suối. Bởi trong nàng thấm nhuần t tởng đạo đức của thời đại: một ngời phụ nữ là phải ở bên chồng lúc hạnh phúc hay đau khổ, lúc sung sớng hay khó khăn nh lời của bà Anuxuya, vợ của đạo sĩ Atri: “ngời phụ nữ nào mà thơng yêu chồng, dù ở thành phố hay ở trong rừng, dù đợc chồng thơng yêu hay ghét bỏ sẽ đạt đợc cõi phúc tinh thần” [2, tập 1, Tr.245]. Sita đã đáp lại bà Anuxuya rằng: “bà dạy tôi nh vậy thì cũng không có gì là lạ. Tha bà tôn kính, tôi cũng biết rằng ngời chồng bao giờ là ngời

mà vợ phải kính nể, ngời vợ phải không do dự gì mà dối tâm vào việc hầu hạ chống dù ngời chồng xấu tính” [2, tập 1, Tr.245]. Sita hoàn toàn tuân thủ chuẩn mực đạo đức của cộng đồng. Hay nói đúng hơn, nàng là hiện thân của chuẩn mực đạo đức ấy. Khi Rama bị đi đày, nàng kiên quyết đi theo bởi nàng ý thức đợc bổn phận của ngời vợ là phải thơng yêu, chăm lo cho chồng trong mọi hoàn cảnh. “Nàng Gianaki cũng hiến dâng chàng niềm trung trinh theo đúng bổn phận của ngời vợ” [2, tập 1, Tr.92]. Sita năn nỉ , van xin, khóc lóc, tìm mọi cách thuyết phục chồng để cho nàng đi theo. Sita nói với Rama: “một khi anh đã đợc lệnh đi lu đày trong rừng Đanđaka, thì tức là em cũng đợc lệnh nh vậy” [2, tập 1, Tr.142]. Và Sita đã viện đến lời răn dạy của cha mẹ: “cha và mẹ đã khuyên em đi theo chồng trong lúc thịnh đạt cũng nh trong nghịch cảnh” [2, tập 1Tr.142]. Tuân thủ theo lời dạy của các bậc tiền bối cũng có nghĩa là Sita đã tuân thủ những chuẩn mực, phép tắc của cộng đồng.

Nh đã nói, ở thời đại sử thi, con ngời lệ thuộc vào các quy ớc của cộng đồng, mà ràng buộc lớn nhất của cá nhân chính là phải bảo vệ danh dự của bản thân, cũng của dòng họ và cộng đồng. Sita không những chỉ là một phụ nữ biết “tòng phu” theo quan niệm của ngời phơng Đông nói chung và ngời ấn Độ nói riêng mà nàng còn là ngời rất trọng danh dự. Bị quỷ vơng Ravana bắt đi, Sita không chịu khuất phục, vẫn một lòng hớng về Rama. Đợc gặp lại Rama, Sita vô cùng vui sớng, thậm chí không cần trang điểm, bỏ qua tục lệ tắm rửa vì muốn đợc nhanh chóng gặp chồng. Nhng khi gặp Rama, nghe những lời buộc tội của chàng thì “Gianaki đau đớn đến nghẹt thở, nh một cây leo bị vòi voi quật nát... Gianaki xấu hổ cho cái kiếp của nàng và nàng muốn tự chôn vùi với cả hình hài của nàng” [2, tập 3, Tr.238]. Đối với một phụ nữ cao quý, trọng danh dự nh Sita thì đây là một sự xúc phạm quá lớn. Tình huống này nằm ngoài mong đợi của Sita: nàng bị kết tội và không ai

khác ngoài Sita có thể biện minh cho mình. Sita đã cố gắng chứng minh cho sự trong trắng của nàng. Trớc tiên, Sita thuyết phục Rama bằng lời nói: “cớ sao chàng lại dùng những lời lẽ gay gắt khó tả nh vậy đối với thiếp” [2, tập3, Tr.238]. Nàng khẩn thiết nói với Rama: “Thiếp đâu phải là ngời nh chàng tởng? Thiếp có thể lấy t cách của thiếp ra mà thề, hãy tin vào danh dự của thiệp” [2, tập 3, Tr238]. Tiếp đó, Sita phân trần, bộc bạch suy nghĩa của mình trong hoàn cảnh “chết ngất đi” khi bị rời vào tay Ravana. Nếu thể xác có bị đụng chạm tới và đó là điều không thể tránh khỏi thì nàng vẫn dành trọn cho Rama trái tim và tâm hồn nàng. Cao hơn, Sita đã viện dẫn đến dòng họ của mình. “Tên thiếp là Gianaki, bởi vì có liên quan đến lễ tế sinh của Gianaka chứ không phải vì thiếp sinh ra trong gia đình đó; chỉ có Đất là mẹ của thiếp thôi. Vì không có thể suy xét đúng đắn, chàng đã không hiểu đợc bản chất của thiếp” [2, tập, Tr.239]. Nh vậy, dòng dõi của Sita không phải là ngời phàm tục, mà là dòng dõi của thần linh. So với dòng dõi của Rama thì sự xuất thân của Sita là bội phần danh giá. Sita cũng có ý thức bảo vệ danh dự của dòng dõi thần linh của mình. Khi lời nói không thể thuyết phục đợc Rama, Sita đã hành động quyết liệt để chứng minh cho sự trong trắng của mình, bảo vệ danh dự cho bản thân và dòng họ.

Một phần của tài liệu Hình tượng người phụ nữ trong sử thi cổ đại qua hai nhân vật pênêlôp( ÔĐIXÊ) và SITA (RAMAYANA) (Trang 27 - 30)