KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A.Kết luận

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trường đại học đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 107 - 113)

A. Kết luận

Qua NC cơ sở lý luận, chúng tôi xác định

− NCKH là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy, sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn. NCKH bao gồm NC cơ bản, NC ứng dụng.

− NCKH là một hoạt động trí tuệ đỉnh cao của con người để sáng tạo ra những tri thức nhằm hiểu biết và cải tạo thế giới phục vụ cuộc sống. Đảng và nhà nước ta luôn đề cao vai trò của KHCN. Trong sự hoà nhập PT kinh tế xã hội, thực hiện CNH - HĐH đất nước hiện nay, KHCN cùng với GD ĐT là “quốc sách hàng đầu”.

− Đối với nhà trường ĐH, NCKH góp phần nâng cao chất lượng ĐT - bồi dưỡng của nhà trường và giải quyết những vấn đề của thực tiễn PT GD. Đối với người GV, NCKH là một nhiệm vụ cơ bản đã được các văn bản pháp lý quy định. Hoạt động này có hỗ trợ cho công tác giảng dạy chuyên môn, nâng cao trình độ hiểu biết và hoàn thiện năng lực nghề nghiệp của người GV. Để HĐNCKH của GV có kết quả tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường, các nhà QL phải có giải pháp QL tốt.

− Giải pháp QL HĐNCKH là cách thức cụ thể mà chủ thể QL tác động vào đối tượng QL để thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành mục tiêu của HĐNCKH trong những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể.

− Đó là một vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp, giải pháp QL phải dựa trên căn cứ lý luận của KH QL và phù hợp với thực tiễn của nhà trường. Đánh giá hiệu quả của giải pháp QL phải dựa vào những tiêu chí, tiêu chuẩn nhất định mà biểu hiện cuối cùng là kết quả HĐNCKH của ĐNGV nhà trường.

− Ở nhà trường, một hệ thống giải pháp QL tốt phải phát huy tối đa mọi nguồn lực, thực hiện đầy đủ và đồng bộ các chức năng QL một cách linh

hoạt, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn của nhà trường để đưa lại kết quả HĐNCKH tốt nhất của cán bộ, GV.

− Quá trình HĐNCKH của GV là một bộ phận gắn liền trực tiếp với quá trình dạy học và hoạt động chuyên môn của người GV. Công tác QL NCKH của nhà trường gắn liền với QL các hoạt động khác một cách thống nhất. Tuy vậy, QL NCKH có tính độc lập tương đối với những đặc thù riêng. Nội dung QL HĐNCKH của GV gồm QL các nguồn lực NCKH và QL tiến trình việc NCKH của GV.

Thực trạng công tác QL HĐNCKH của Trường ĐH Đồng Tháp trong thời gian qua đã có những thành công và cũng biểu hiện một số hạn chế, bất cập nhất định.

− Về ưu điểm và thành công: Mặc dù phải giải quyết nhiều vấn đề phức tạp của giai đoạn chuyển đổi để PT trong những năm qua, Trường ĐH Đồng Tháp vẫn luôn quan tâm chú trọng HĐNCKH. Hoạt động này đã trở thành nề nếp và đưa lại nhiều kết quả tốt. Hàng năm, trường đều hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Rất nhiều đề tài KH đã hoàn thành và đang được vận dụng vào thực tiễn. Nhiều giáo trình, sách tham khảo, ngân hàng đề thi… cho các ngành đào tạo, nhiều bài báo KH có giá trị đã được xuất bản trên các tạp chí trong và ngoài nước. Các công trình NCKH đã góp phần quan trọng thực hiện đổi mới PP giảng dạy và ĐT, nâng chất lượng GD, đưa ra các giải pháp QL mới cho nhà trường. Trình độ, năng lực chuyên môn và năng lực NCKH của GV được nâng cao, kinh nghiệm QL của cán bộ cũng được tích luỹ phong phú hơn.

− Nguyên nhân của những thành công: Trên thực tế, những thành tích NCKH của Trường ĐH Đồng Tháp đạt được là kết quả của nhiều nhân tố, trong đó chủ yếu là do sự nỗ lực của ĐN cán bộ QL và ĐNGV tích cực, có tâm huyết và năng lực chuyên môn cao. Về quản lý, nhà trường ban hành được quy định về QL hoạt đồng KHCN trong nhà trường. Các cấp QL trong nhà trường đã thực hiện tốt một số nội dung về QL nguồn lực và tác động

trong quá trình hoạt động NC của GV bằng các giải pháp hành chính và tâm lý GD.

− Về hạn chế, nhược điểm: Thành tích NCKH trong thời gian qua chưa tương xứng với tầm vóc, vị thế của nhà trường. Phần đông GV tham gia NC có tính hình thức đối phó, chất lượng đại trà các đề tài còn thấp. Kết quả NCKH của nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu góp phần tạo ra sự đổi mới đột phá nâng cao chất lượng GD, ĐT, PT nhà trường.

Để khắc phục những yếu kém, cải tiến công tác QL HĐNCKH của nhà trường, chúng tôi dựa vào quan điểm hệ thống và toàn diện, tuân thủ quy trình chặt chẽ, đảm bảo chất lượng của mọi khâu và công việc của mọi bộ phận cá nhân tham gia quá trình NCKH. Để đảm bảo các yêu cầu hiệu lực, hiệu quả và khả thi, tác giả đặc biệt nhấn mạnh các giải pháp QL để PT, khai thác tốt nguồn lực, tạo điều kiện, phương tiện cho hoạt động NC thành công và việc đánh giá kết quả NCKH dựa vào tiêu chuẩn rõ ràng để đảm bảo chất lượng các sản phẩm KH, hướng vào khách hàng - là những người sử dụng kết quả các đề tài vào PT GD và kinh tế xã hội nói chung.

Chúng tôi đã xây dựng một hệ thống gồm 8 giải pháp

− Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, GV về vai trò, tầm quan trọng của HĐNCKH ở Trường ĐH

− Giải pháp 2: Cải tiến công tác tổ chức và QL hoạt động KH&CN của nhà trường

− Giải pháp 3: QL chặt chẽ các nguồn lực NCKH

− Giải pháp 4: Đổi mới QL và đa dạng hoá nguồn kinh phí NCKH − Giải pháp 5: Xây dựng cơ chế khen thưởng, kỷ luật hợp lý trong HĐNCKH

− Giải pháp 6: QL chặt chẽ hoạt động đối ngoại trong NCKH

− Giải pháp 7: Tăng cường tổ chức các hội nghị, hội thảo và các hình thức sinh hoạt KH phong phú khác

− Giải pháp 8: Tổ chức QL các hướng NCKH gắn với yêu cầu của địa phương

Kết quả khảo nghiệm cho thấy các đối tượng được hỏi ý kiến đều đánh giá cao tính hiệu quả và tính khả thi của hệ thống các giải pháp QL mà chúng tôi đã xây dựng. Từ đó, chúng tôi khẳng định các giải pháp mà chúng tôi xây dựng để QL HĐNCKH của GV Trường ĐH Đồng Tháp sẽ góp phần nần cao chất lượng HĐNCKH của nhà trường.

B. Kiến nghị

1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Để công tác QL HĐNCKH ở các trường ĐH được thuận lợi đề nghị Bộ GD&ĐT

− Tăng cường quan tâm chỉ đạo hơn nữa HĐNCKH của các trường bằng các chế tài cụ thể. Đề nghị Bộ làm việc với các Bộ, Ngành liên quan để có sự đầu tư tài chính và phương tiện vật chất cho các trường. Hàng năm Bộ nên giao chỉ tiêu kế hoạch cũng như cam kết đầu tư cho các trường hoàn thành nhiệm vụ NCKH.

− Quy định về kiểm định chất lượng trường ĐH, trong đó có các tiêu chí, tiêu chuẩn về HĐNCKH để các trường chủ động cụ thể hoá thành các quy định kiểm định nội bộ trong trường, có căn cứ đánh giá HĐNCKH nói riêng, các hoạt động khác nói chung chính xác hơn.

2. Đối với Trường Đại học Đồng Tháp

Trên tinh thần thực hiện Nghị quyết về đổi mới cơ bản và toàn diện GD ĐH Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 ngày 02/11/2005 của Chính phủ, tiếp tục thực hiện đề án nâng cấp toàn diện Trường ĐH Đồng Tháp, thực hiện nhiệm vụ NCKH theo định hướng của Đại hội Đảng bộ Trường ĐH Đồng Tháp nhiệm kỳ 2010-2015.

Trong giai đoạn 2011 – 2015 nhà trường nên chú trọng vào một số nội dung sau:

− Triển khai cho cán bộ GV đề xuất một số đề tài KH&CN cấp Bộ trên cơ sở tiềm lực của nhà trường và các định hướng ưu tiên về KH GD và phục vụ PT kinh tế - xã hội của địa phương.

− Định hướng chủ đạo các hoạt động KH&CN tập trung vào NC phục vụ trực tiếp công tác ĐT của đơn vị, nâng cao trình độ nguồn nhân lực, tạo điều kiện để cán bộ, GV thực hiện đầy đủ yêu cầu chế độ làm việc của GV trong các cơ sở GD ĐH.

− Tiếp tục triển khai NC xây dựng, phổ biến và áp dụng các tiêu chuẩn đầu ra cho các ngành ĐT của trường phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương và khu vực.

− Tiếp tục triển khai hội thảo tập huấn về hoạt động về sở hữu trí tuệ, xây dựng quy định cụ thể về QL hoạt động sở hữu trí tuệ trong nhà trường đưa công tác sở hữu trí tuệ vào hoạt động một cách nề nếp, tạo động lực quan trọng cho NC sáng tạo và tăng nguồn thu thông qua thương mại hóa kết quả NC.

− Khuyến khích các đơn vị trong trường xây dựng kế hoạch hợp tác quốc tế về KH&CN với các hoạt động hợp tác cơ bản.

− Hoàn thiện hệ thống thư viện hiện có của trường và xây dựng mới thư viện điện tử, đẩy mạnh ứng dụng CN thông tin và truyền thông trong thư viện hướng tới thư viện ĐH hiện đại, phục vụ tốt nhất nhu cầu ĐT và NCKH.

− Nhanh chóng hoàn thành những thủ tục cần thiết để nâng cấp “Thông tin khoa học” của nhà trường thành “Tạp chí khoa học”.

3. Đối với đội ngũ giảng viên Trường Đại học Đồng Tháp

Phát huy tinh thần làm chủ tập thể, mỗi người cần chủ động tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và tích cực thực hiện nhiệm vụ NCKH có chất lượng, hiệu quả thực sự, nói không với bệnh thành tích trong NCKH, góp phần xây dựng nhà trường vững mạnh, cụ thể như sau

− Học tập, NC và có ý thức vận dụng tin thần ISO vào thực tiễn công tác của bản thân một cách thiết thực, đổi mới tư duy và tác phong làm

việc theo hướng chuẩn hóa, sẵn sàng hưởng ứng việc kiểm định chất lượng của cơ quan, bộ phận chức năng để luôn luôn cải tiến, hoàn thiện công việc của mình.

− Gắn NCKH vào công tác của bản thân một cách thiết thực nhất. Tùy theo vị trí công tác tìm ý tưởng sáng tạo và đề xuất những vấn đề cần nghiên cứu giải quyết.

− Có kế hoạch về NCKH cho mình một cách rõ ràng, trong quá trình tham gia NCKH luôn luôn phản ánh thông tin phản hồi với cấp trên và các đối tác để cùng nhau tháo gỡ những vướng mắc, trở ngại trong tiến trình NC và ứng dụng các đề tài KH.

− Khai thác sâu hơn nữa những đề tài "nóng", phức tạp mang tính thời sự trên địa bàn, tăng cường hợp tác với các cơ sở NC, các trường ĐH trong và ngoài khu vực, chủ động NC, khai thác, PT những lợi thế của địa phương.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trường đại học đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 107 - 113)

w