TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP 2.1.Sơ lược về tỉnh Đồng Tháp

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trường đại học đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 49 - 53)

2.1. Sơ lược về tỉnh Đồng Tháp

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Đồng Tháp thuộc vùng ĐBSCL, có dân số là 1.673.184 người với diện tích tự nhiên 3.374km2 nằm trong giới hạn 10°07’-10°58’ vĩ độ Bắc và 105°12’-105°56’ kinh độ Đông, phía bắc giáp tỉnh Prây Veng (Cam pu chia)

trên chiều dài biên giới 47,8km với 4 cửa khẩu: Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước, phía nam giáp Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, phía tây giáp An Giang, phía đông giáp Long An và Tiền Giang. Trung tâm của Đồng Tháp là thành phố Cao Lãnh, cách thành phố Hồ Chí Minh 162km.

Địa hình Đồng Tháp tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 1 - 2m so với mặt biển. Dòng sông Tiền chảy qua 132km chia Đồng Tháp thành hai vùng: Vùng Đồng Tháp Mười phía bắc sông Tiền, dọc theo hướng tây bắc -đông nam, nơi cao nhất không quá 4m và nơi thấp nhất chỉ có 0,7m. Vùng phía nam, nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, có địa hình lòng máng dốc từ hai phía sông vào giữa với độ cao phổ biến 0,8 - 1,0m. Do địa hình thấp nên

mùa lũ tháng 9, tháng 10 hàng năm thường bị ngập nước khoảng 1m.

Ngoài sông Tiền và sông Hậu, Đồng Tháp còn có sông Sở Thượng và

sông Sở Hạ bắt nguồn từ Campuchia đổ vào sông Tiền ở phía bắc Tỉnh. Phía nam tỉnh cũng có một số sông như sông Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ và

sông Sa Đéc. Các sông này cùng với 20 kênh rạch tự nhiên, 110 kênh đào cấp I, 2.400 km kênh đào cấp II và III đã hình thành nên hệ thuỷ nông hoàn chỉnh phục vụ thoát lũ, tiêu úng và đưa nước ngọt vào đồng.

Đồng Tháp có 2/3 diện tích tự nhiên thuộc vùng trũng Đồng Tháp Mười nên cảnh quan và sinh thái có nhiều nét đặc sắc. Đến khu vực Đồng Tháp Mười, người ta sẽ bắt gặp những cánh rừng tràm bạt ngàn, những hồ

sen, đầm sung, những vườn cò, sân chim mênh mông và hoang sơ không phải nơi nào cũng có. Đáng chú ý là, Đồng Tháp có Vườn quốc gia Tràm Chim

rộng 7.500 ha thuộc hệ sinh thái Đồng Tháp Mười, đang được nhiều tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế quan tâm. Khu bảo tồn thiên nhiên này có 140 loài cây dược liệu, 40 loài cá, hàng chục loài trăn, rắn, rùa, có 198 loài chim, trong đó có những loài nhiều nơi trên thế giới không có như: bồ nông, ngan cánh trắng, vịt trời và đặc biệt là sếu đầu đỏ, tên dân gian Việt Nam gọi là hạc.

2.1.2. Kinh tế

Đồng Tháp có những bước tiến đáng kể trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như trong quá trình đô thị hóa. Tháng 1 năm 2007, thị xã Cao Lãnh đã được chuyển thành Thành phố Cao Lãnh.

Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, phân bố rộng khắp trên toàn tỉnh.

Công nghiệp phân bố chủ yếu ở Sa Đéc, Lai Vung, Cao Lãnh. Nhưng tập trung nhất là ở Sa Đéc, với 3 khu công nghiệp A, C và C mở rộng.

Thương mại - dịch vụ phân bố chủ yếu ở thị xã Sa Đéc, Thành phố Cao Lãnh, và các trung tâm huyện.

Khu dân cư cao cấp đầu tiên của tỉnh Đồng Tháp được khởi công vào ngày 28 tháng 03 năm 2010, với tên gọi là Le's Villa. Trong bán kính 2km, dự án có thể kết nối thuận tiện với các tiện ích sẵn có của khu vực: trường học, bệnh viện, trung tâm thể dục - thể thao, trung tâm thương mại, khu công nghiệp Sa Đéc, làng hoa Sa Đéc, khu cung cấp gạo, khu vui chơi giải trí và cơ quan hành chính sự nghiệp của thị xã Sa Đéc. Đồng thời khu đô thị cao cấp Sa Đéc đã làm thay đổi lớn trong việc quy hoạch, chỉnh trang cảnh quan kiến trúc, quy hoạch khu dân cư theo mô hình hiện đại, văn minh.

2.1.3. Văn hóa - Xã hội

Đời sống văn hoá - tinh thần ngày càng nâng lên, các vấn đề xã hội có tiến bộ rõ nét. Hoạt động văn hoá - nghệ thuật từng bước đáp ứng đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời

sống văn hoá” tiếp tục chuyển biến tích cực. Một số di tích lịch sử, văn hoá được đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng, gắn kết với khai thác du lịch; một số tác phẩm văn học, nghệ thuật đạt giải cao ở trong và ngoài nước.

HĐNCKH, công nghệ và bảo vệ môi trường đạt kết quả bước đầu. Đã cụ thể hoá chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế. Xã hội hoá trên lĩnh vực môi trường có chuyển biến tích cực, nhất là cung cấp nước sạch, thu gom, xử lý rác. Khắc phục cơ bản các điểm ô nhiễm môi trường.

2.1.4. Giáo dục

Đồng Tháp có mạng lưới trường học rộng khắp trên toàn bộ điạ bàn từ thành thị đến nông thôn và vùng biên giới (40 trường THPT, 134 Trường THCS). Các trường ĐH, CĐ là: Trường ĐH Đồng Tháp; Trường ĐH Đông Dương; Trường CĐ nghề Đồng Tháp; Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp và Trường CĐ Y tế Đồng Tháp. Ngoài ra còn có các trường THPT lớn là: Trường THPT Chuyên Nguyễn Đình Chiểu; Trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu; Trường THPT thị xã Sa Đéc.

2.2. Sơ lược sự hình thành và phát triển Trường đại học Đồng Tháp

2.2.1. Về lịch sử hình thành và phát triển

Sau ngày Thống nhất tổ quốc (30/04/1975), nhằm giúp các tỉnh miền Nam nhanh chóng xây dựng nền GD của chế độ mới, đáp ứng được nhu cầu học tập của con em các dân tộc miền Nam nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng, Bộ GD&ĐT đã điều động nhiều đoàn cán bộ QL, giáo viên đang công tác tại miền Bắc vào chi viện cho miền Nam trong đó có vùng ĐBSCL và tỉnh Đồng Tháp.

Năm 2003, trước yêu cầu về ĐT giáo viên các cấp cho vùng ĐBSCL, ngày 10/01/2003 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 08/2003/QĐ-TTg về việc thành lập Trường ĐH Sư phạm Đồng Tháp trên cơ sở nâng cấp từ Trường CĐ Sư phạm Đồng Tháp, đến ngày 09/04/2008 Văn phòng Chính phủ có Công văn số 5830/VPCP-KGVX đổi tên Trường ĐH Sư phạm Đồng Tháp

thành Trường ĐH Đồng Tháp. Trường ĐH Đồng Tháp là mô ̣t trường ĐH đa ngành. Nhiệm vụ chủ yếu là ĐT ĐN giáo viên, cán bộ QL, cán bộ KH có trình độ ĐH và sau ĐH, đáp ứng yêu cầu PT kinh tế xã hội vùng ĐBSCL. Ngoài ra, trường còn tổ chức các khoá bồi dưỡng, đào tạo và ĐT lại ĐN nhà giáo, cán bộ, công chức nhằm chuẩn hoá ĐN và nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo yêu cầu công tác; NC triển khai và thực hiện các dịch vụ chuyển giao KHCN, gắn với yêu cầu PT kinh tế xã hội vùng ĐBSCL; tham gia thực hiện mở rộng chương trình GD thường xuyên và nâng cao dân trí; bảo tồn và PT văn hoá dân tộc; phối kết hợp với các trường ĐH trong vùng, trong và ngoài nước mở hướng hợp tác về ĐT, NCKH.

Nhà trường hiện có 15 khoa ĐT, 13 phòng chức năng, 04 trung tâm, 01 viện NC, 01 thư viên và 01 trường mần non trực thuộc. Nhà trường đã ĐT 32 ngành trình độ đại học, 20 ngành trình độ cao đẳng và 05 ngành trình độ trung cấp, ngoài ra nhà trường còn liên kết với một số trường ĐH khác để ĐT 26 chuyên ngành có trình độ Sau ĐH.

Trong quá trình phát triển, Trường đã đạt được nhiều thành tích, được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (1985), Huân chương Lao động hạng Nhì (1997), Huân chương Lao động hạng Nhất (2003) và Huân chương Độc lập hạng Ba (2009). Nhà trường cũng đã hoàn thành việc xây dựng và vận hành hệ thống QL chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và đã được Trung tâm Chứng nhận phù hợp – QUACERT cấp giấy chứng nhận có giá trị từ ngày 05/8/2011. Đây là sự khẳng định cho sự phát triển và không ngừng vươn lên của Trường ĐH Đồng Tháp trong giai đoạn vừa qua.

Hiện nay, Trường đang triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược PT nhà trường giai đoạn 2011 – 2015 với các mục tiêu và giải pháp đồng bộ nhằm đưa nhà trường tiếp tục PT, đóng góp tích cực vào việc thực hiện chiến lược GD&ĐT, chiến lược KH&CN của quốc gia.

Hiệu trưởng

Các Phó Hiệu trưởng

Các Khoa đào tạo NC, Trường Mầm nonCác Trung tâm, Viện chức năng, Thư viênCác Phòng

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trường đại học đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 49 - 53)