Phương hướng hoạt động của chi nhánh trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện hưng nguyên nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 72)

3.1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động tín dụng trong thời gian tới

Tiếp tục quán triệt và vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng, các Nghị quyết, chỉ thị của trung ương, của Tỉnh ủy và bám sát mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện, mục tiêu giải pháp chỉ đạo kinh doanh của NHNo & PTNT tỉnh Nghệ An, năm 2011 NHNo & PTNT huyện Hưng Nguyên tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng.

Năm 2011 chi nhánh NHNo & PTNT huyện Hưng Nguyên đã đề ra các mục tiêu thực hiện kế hoạch kinh doanh cụ thể như sau:

- Nguồn vốn huy động đến 31/12/2011 là 498800 triệu tăng trưởng so với đầu năm là 93206 triệu.Tốc độ tăng trưởng so đầu năm là 23%.

- Dư nợ đến ngày 31/12/2011 là 330000 triệu tăng so với đầu năm 52.435 triệu. Tốc độ tăng 20%. Tỷ lệ nợ trung dài hạn chiếm 25% tổng dư nợ.

- Tỷ lệ nợ xấu: dưới 1% trên tổng dư nợ.

- Thu tài chính: thu đúng, thu đủ lãi đến hạn, lãi quá hạn, lãi tồn đọng, nợ rủi ro, nợ 238, tăng thu dịch vụ, tiết kiệm chi phí, tăng thu tài chính, đảm bảo thu nhập của cán bộ CNVC trong đơn vị theo cơ chế khoán đạt tiền lương không thấp hơn năm 2010.

3.1.2. Định hướng về chất lượng tín dụng của chi nhánh

Tiếp tục thực hiện chủ trương của Chính phủ, triển khai thực hiện đề án đầu tư phục vụ tam nông : Nông nghiệp, nông thôn và nông dân, chỉ đạo tập trung mở rộng quy mô tín dụng có hiệu quả, nâng cao năng suất lao động trong lĩnh vực tín dụng.Cụ thể:

- Tiếp tục lấy địa bàn nông nghiệp, nông thôn và kinh tế hộ là chủ yếu để phục vụ. Tập trung ưu tiên vốn cho các dự án có hiệu quả của hộ sản xuất và kinh doanh có quy mô trang trại và sản xuất hàng hóa tập trung, cho vay xuất khẩu lao động có chọn lọc thị trường tốt, cho vay mua sắm phương tiện vận tải nhỏ thay thế xe công nông, đầu tư làng nghề, phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, rau sạch phục vụ nhu cầu thành phố Vinh, cho vay nhu cầu tiêu dùng khác.

- Khai thác thêm khách hàng truyền thống và khách hàng mới tại các xã đã chuyển về thành phố Vinh và các phường khác, chủ động tìm kiếm khách hàng để cho vay hiệu quả.

- Trong chỉ đạo tín dụng luôn xác định tăng trưởng dư nợ phải trên cơ sở tăng trưởng cân đối được nguồn vốn và phải kiểm soát được chất lượng, chấp hành đúng quy trình nghiệp vụ, thể lệ tín dụng hiện hành.

- Tiếp tục thực hiện cơ chế khoán tài chính chi trả lương đối với tăng trưởng tín dụng và các chỉ tiêu nghiệp vụ tín dụng, có chế độ khuyến khích hợp lý ưu tiên cho cán bộ tín dụng, khen thưởng kịp thời cán bộ tín dụng có kết quả tốt, tinh thần trách nhiệm cao, xử phạt nghiêm minh cán bộ tín dụng có tinh thần trách nhiệm kém, nhằm tạo động lực mới để cán bộ tín dụng phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu nhiệm vụ đươc giao.

- Tiếp tục duy trì ổn định và nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng : tổ chức tốt công tác quản lý nợ, theo dõi thu hồi nợ đến hạn, quá hạn, nợ ngoại bảng 971, thường xuyên sao kê, đối chiếu khớp đúng kịp thời chấn chỉnh, xử lý sai sót. Tiến hành phân loại nợ chính xác để trích đủ chỉ tiêu rủi ro cả năm đúng quy định.

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp để tăng năng lực tài chính, phân loại khách hàng, thực hiện cho vay theo lãi suất thỏa thuận, rà soát lại dư nợ cũ có thỏa thuận để đàm phán điều chỉnh lãi suất theo quy định. Chủ động thu róc lãi đến hạn, lãi tồn đọng, tích cực thu hồi nợ đã xử lý rủi ro, nợ tồn đọng trước đây.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, ngoài kiểm tra theo chương trình của ngân hàng cấp trên, đơn vị phải tự tổ chức kiểm tra tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, chấp hành tốt quy trình nghiệp vụ, ngăn ngừa, giảm thấp rủi ro phát sinh để tăng hiệu quả kinh doanh.

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng No và PTNT chi nhánh huyện Hưng Nguyên

3.2.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh

Bất kỳ một doanh nghiệp nào kinh doanh trên thị trường để đảm bảo phát triển ổn định, lâu dài đều phải vạch ra kế hoạch cụ thể cho từng quý, năm, kế hoạch ngắn hạn hay dài hạn. Có kế hoạch thì hoạt động của doanh nghiệp mới thực hiện một cách trôi chảy, nhịp nhàng. Ngân hàng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Xây dựng được kế hoạch kinh doanh Ngân hàng sẽ có những quyết sách đúng đắn theo mục tiêu và chiến lược đã định. Chiến lược kinh doanh giúp cho ngân hàng chủ động hơn trước sự biến chuyển bất thường của môi trường kinh doanh.

Thời gian qua chi nhánh NHNo & PTNT huyện Hưng Nguyên đã có xây dựng kế hoạch nhưng chỉ dừng lại ở kế hoạch ngắn hạn. Trong môi trường kinh doan thuận lợi, chu kỳ kinh doanh đang ở giai đoạn đi lên do vậy ngân hàng luôn đạt được những mục tiêu đề ra, lợi nhuận tăng dần. Tuy nhiên nếu môi trường kinh tế diễn biến bất lợi cho ngân hàng, chu kỳ kinh doanh ở giai đoạn đi xuống thì việc không có kế hoạch dài hạn sẽ gây bất lợi cho chi nhánh. Nhất là trong giai đoạn hiện nay cơ chế thị trường với sự thay đổi liên tục đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ thì hệ thống ngân hàng cũng

nằm trong sự biến động đó với áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt. Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Hưng Nguyên là một ngân hàng có uy tín trên địa bàn, hoạt động của chi nhánh đã và đang phát triển thuận lợi nhưng cần phải xây dựng một chiến lược kinh doanh cả trong ngắn và dài hạn phù hợp với thực tế kinh tế huyện Hưng Nguyên và khả năng của ngân hàng.

Trước hết, chi nhánh vẫn luôn phục vụ khách hàng là hộ nông dân, các cá nhân với những khoản vay nhỏ lẻ phục vụ sản xuất, chăn nuôi và tiêu dùng – đây là khách hàng truyền thống của ngân hàng. Do vậy để phát triển hơn nữa ngoài khách hàng truyền thống thì chi nhánh cần mở rộng thêm mạng lưới khách hàng tiềm năng với các khoản vay lớn hơn.

Như vậy ta có thể thấy cùng với việc xây dựng kế hoạch dài hạn, ngân hàng sẽ xác định được thị trường mục tiêu cân đối với khả năng, quy mô của ngân hàng. Để đạt được mục tiêu đó, ngân hàng cần phải mở rộng quan hệ với nhiều loại khách hàng, với khách hàng truyền thống vần tiếp tục khai thác và mở rộng kèm theo các chính sách dịch vụ ưu đãi... Với khách hàng mới chi nhánh cần đa dạng hóa các loại hình dịch vụ với nhiều chính sách thông thoáng nhưng vẫn bảo đảm hiệu quả để thu hút khách hàng. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đang ngày càng phát triển, một số nhà máy đã bắt đầu đi vào hoạt động và có nhiều dự án đang được triển khai, đây là những khách hàng tương lai có thể phát triển mạnh. Do vậy, ngân hàng cần mở rộng thêm mạng lưới khách hàng trên cơ sở đánh giá xem xét một cách kỹ lưỡng và chính xác các phương án kinh doanh. Đồng thời xây dựng thương hiệu của chi nhánh ngân hàng một cách bền vững, giữ vững lòng tin đối với khách hàng.

Tóm lại: có chiến lược kinh doanh đúng đắn cho từng thời kỳ, chi nhánh sẽ chủ động hơn với những biến đổi của môi trường trong quá trình kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng.

Quy trình thủ tục đầu tư tín dụng có ý nghĩa quan trọng trong hạn chế sai sót, rủi ro và nâng cao chất lượng của từng khoản vay đặc biệt là đối với một Ngân hàng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, có lượng khách hàng nhiều, món vay bình quân nhỏ, chi phí đầu tư vốn lớn. Hiện nay chi nhánh đang thực hiện quy trình nghiệp vụ cho vay theo quy trình chung của NHNo Việt Nam. Quy trình tín dụng cần được hoàn thiện hơn nữa bằng các giải pháp đồng bộ.

3.2.2.1. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đánh giá khách hàng.

Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa các nội dung của thẩm định, cần xác định việc thẩm định các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh là một khâu quan trọng nhất trước khi cho vay. Cán bộ thẩm định cần kiểm tra tư cách pháp nhân của người vay, mức độ tín nhiệm trong quá trình giao dịch với ngân hàng, xem xét cơ sở khoa học của việc lập dự án đầu tư, thời gian lập đến khi xin vay vốn, đối chiếu với các quy định của Nhà nước, dự kiến năng lực sản xuất, kinh doanh, mặt hàng, dịch vụ, giá thành, thị trường cung ứng vật tư hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm, dự kiến thu nhập, lãi với thời gian hoàn vốn của dự án… Đối với các món vay có giá trị lớn của doanh nghiệp thì các báo cáo tài chính, một căn cứ quan trọng để xem tình hình hoạt động, kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng vay vốn là phải có xác nhận của công ty kiểm toán. Vì thực trạng hiện nay, các báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân gửi cho ngân hàng thường mang tính chất đối phó hơn là theo chuẩn mực kế toán của Bộ tài chính, thiếu nhiều thông tin quan trọng phục vụ cho việc thẩm định hoặc các chỉ tiêu còn thiếu tính tin cậy… Đặc biệt là các dự án lớn cần một lượng vốn lớn do đó mà phải thẩm định đánh giá kỹ lưỡng hơn. Đối với các dự án, phương án vay vốn ngắn hạn thì cán bộ tín dụng cần phải dựa vào các hồ sơ xin vay để xem xét, nhằm đảm bảo sự đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ theo chế độ quy định, tính hợp pháp về mục đích sử dụng vốn của khách hàng. Xác định tổng nhu cầu

vốn, vốn tự có tham gia và nhu cầu vốn xin vay đồng thời xem xét khả năng trả nợ của khách hàng để từ đó có quyết định phù hợp. Đối với các dự án trung và dài hạn: cần xem xét kỹ lưỡng, thực hiện phân tích tài chính dự án, phân tích hiệu quả dự án, tính khả thi của dự án để tính toán mức cho vay, thời hạn cho vay và phương thức cho vay.

Thẩm định dự án là khâu quan trọng để đảm bào chất lượng tín dụng, nhất là trong cơ chế hiện nay khi mà ngân hàng đang tăng dần tỷ trọng cho vay dài hạn và đang mở rộng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Chính vì vậy để tránh rủi ro, nâng cao chất lương hoạt động tín dụng thì công tác thẩm định phải được thực hiện ở hầu hết các dự án cho vay một cách khoa học và thường xuyên.

3.2.2.2. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng quản lý trong quá trình cho vay, theo dõi đôn đốc trong quá trình thu nợ và thu lãi.

Nếu thẩm định dự án là khâu đầu tiên quyết định để cho vay đối với một khách hàng thì quá trình đưa vốn ra, theo dõi đôn đốc thu nợ cũng là khâu không kém phần quan trọng. Khi một khách hàng được cho vay theo đúng mục đích, đúng lúc, đúng thời điểm số vốn ghi trong hợp đồng tín dụng thì công việc quản lý vốn vay ở đây là theo dõi kiểm tra khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích hay không. Những trường hợp nào sử dụng vốn sai mục đích thì phải xử lý ngay theo chế độ tín dụng. Ngoài ra, phải theo dõi bám sát mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để đánh giá chính xác những diễn biến trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng, phát hiện kịp thời khả năng có thể phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi, từ đó có biện pháp xử lý ngay. Việc đôn đốc thu nợ thu lãi đúng kỳ hạn và đủ là nghĩa vụ, trách nhiệm, là kỷ luật đối với CBTD. Lịch trả nợ và lãi vay đã cam kết trong hợp đồng tín dụng phải được theo dõi hàng ngày.

Đối với những khách hàng cá nhân thì chất lượng thông tin khách hàng cung cấp không cao và có nhiều nhân tố tác động, còn khách hàng doanh nghiệp thì cũng muốn làm đẹp các báo cáo tài chính bằng cách làm cho các con số thật đẹp. Để tiếp cận được khoản tín dụng tại chi nhánh thì có rất nhiều khách hàng đã không từ bất cứ thủ đoạn nào trong khi đó nguồn thông tin lại rất nhiều chiều, CBTD tại chi nhánh phải luôn cẩn thận trước một khoản vay, phải thường xuyên kiểm tra cẩn thận những thông tin khách hàng cung cấp trên cả văn bản và thực tế.

Việc phỏng vấn khách hàng là một việc làm quan trọng và đã được CBTD làm khá tốt, khá thường xuyên tại chi nhánh. Việc phỏng vấn trực tiếp khách hàng sẽ cho cán bộ khá nhiều thông tin quan trọng liên quan đến khoản vay mà không có trong hồ sơ vay vốn. Trong thời gian sắp tới chi nhánh cần làm việc này thường xuyên hơn vì nó rất hiệu quả mà thông qua sự cảm nhận nhạy bén của mình trước thái độ của khách hàng khi tham gia phỏng vấn CBTD sẽ biết được đôi điều về tính trung thực của những thông tin mà họ cung cấp trong hồ sơ tín dụng. Để tăng cường lượng thông tin này CBTD cần phải có sự nghi ngờ tương đối và kỹ năng đặt câu hỏi khá tốt làm sao có thể khai thác thông tin hiệu quả mà vẫn duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.

Để cho thông tin được hoàn toàn chính xác, độ tin cậy cao thì chi nhánh không chỉ đơn thuần thu thập thông tin từ một phía khách hàng mà cần phải thu thập thông tin từ nguồn bên ngoài như trung tâm thông tin tín dụng, cơ quan hữu quan như thuế, trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm, công chứng nhà nước, quản lý thị trường, nhà đất, địa chính; tổ chức, người thường xuyên có quan hệ với khách hàng như nhà cung cấp, chủ nợ, người tiêu thụ; phương tiện thông tin đại chúng; thông tin lưu trữ tại chính ngân hàng. Bên cạnh những thông tin về bản thân khách hàng, ngân hàng cần thu thập thông tin về ngành nghề kinh doanh của khách hàng để dự đoán được khuynh hướng phát triển, áp lực cạnh tranh từ các đối thủ của khách hàng, trên cơ sở đó đánh giá vị thế, khả năng kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng. Tăng cường

trao đổi thông tin giữa các NHTM trên địa bàn để tìm hiểu khách hàng trước khi cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro.

3.2.3. Tăng cường công tác huy động, đa dạng hóa hình thức huy động

Là doanh nghiệp đi vay để cho vay với phương châm “thành công của khách hàng cũng là thành công của Ngân hàng” nên nguồn vốn huy động đóng vai trò rất quan trọng đối với Ngân hàng, nó thể hiện uy tín của Ngân hàng. Nếu nguồn vốn dồi dào thì Ngân hàng sẽ tạo được lòng tin cho khách hàng và tăng được ưu thế cạnh tranh của mình trên thị trường. Trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc tăng cường huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của thị trường không phải đơn giản. Do vậy để tăng nguồn vốn huy động cả về số lượng và chất lượng, chi nhánh phải không ngừng hoàn thiện các hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm dân cư với lãi suất hấp dẫn, hợp lý phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ, từng loại tiền gửi. Có thể tập trung vào giải pháp cơ bản sau:

Một là, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện hưng nguyên nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w