Thực trạng chất lượng tín dụng tại ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện hưng nguyên nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 52)

2.2.1. Các yếu tố định tính.

Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của NHNo & PTNT Việt Nam trong những năm qua chi nhánh đã thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp của Nhà nước thông qua luật các TCTD, luật NHNN, luật dân sự, luật kinh tế… Bên cạnh đó thì chi nhánh cũng đã thực hiện tương đối chặt chẽ quy trình nghiệp vụ tín dụng theo đúng trình tự các bước trong sổ tay tín dụng của NHNo & PTNT Việt Nam.

Triệu đồng đồng

Trong hơn 20 năm qua vốn của NHNo & PTNT Nghệ An luôn giữ vai trò chủ lực, chủ đạo trên thị trường nông thôn nói chung và kinh tế hộ nói riêng. Là người bạn đồng hành của nhà nông, ngân hàng Nông nghiệp Nghệ An chi nhánh huyện Hưng Nguyên liên tục phát triển, kinh doanh có hiệu quả, cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ được tăng cường, đảm bảo việc làm cho người lao động. Uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao. Có thể nói NHNo & PTNT huyện Hưng Nguyên có vai trò quan trọng góp phần vào sự tăng trưởng, phát triển kinh tế ở địa phương.

2.2.2. Các yếu tố định lượng 2.2.2.1. Chỉ tiêu dư nợ. 2.2.2.1. Chỉ tiêu dư nợ.

Nhìn chung tín dụng của chi nhánh tăng trưởng khá nhanh trong những năm gần đây. Tổng dư nợ phân theo thời gian thể hiện qua bảng 2.4 và biểu đồ 2.3.

Bảng 2.4: Tình hình dư nợ của ngân hàng

Đơn vị:Triệuđồng Năm 2008 2009 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối (trđ) Tương đối (%) Tuyệt đối (trđ) Tương đối (%) Tổng 165827 100 206845 100 277565 100 41018 24,74 70720 34,19 Ngắn hạn 128598 77,55 171234 82,78 226157 81,48 42636 33,15 54923 32,07 Trung và dài hạn 37229 22,45 35611 17,22 51408 18,52 -1618 - 4,35 15797 44,36

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHNo & PTNT huyện Hưng Nguyên qua các năm)

Biểu đồ 2.3. Tình hình dư nợ của ngân hàng

Dư nợ ngắn hạn

Dư nợ trung và dài hạn

Nhìn vào bảng ta thấy, tình hình dư nợ của chi nhánh khá tốt: năm 2009 dư nợ đạt 206485 trđ tăng so với năm 2008 là 41018 trđ với tốc độ tăng đạt 24,74%. Năm 2010 dư nợ đạt 277565 trđ so với năm 2009 tăng 70720 trđ với tốc độ tăng 34,19%. Năm 2009 dư nợ ngắn hạn tăng 33,15% trong khi dư nợ trung và dài hạn giảm với tốc độ 4,35% so với năm 2008. Điều này là do sự sụt giảm tín dụng trung và dài hạn do tâm lý ngân hàng muốn hạn chế cho vay Triệuđồng

kỳ hạn dài sau năm thị trường tiền tệ biến động mạnh 2008. Mặt khác các doanh nghiệp cũng đang gặp nhiều khó khăn sau năm nền kinh tế bị khủng hoảng nên sẽ vay ngắn hạn để giảm chi phí vay vốn do lãi suất vay ngắn hạn thấp hơn. Sang năm 2010 ngân hàng điều chỉnh lại kỳ hạn cho vay, khuyến khích cho vay trung và dài hạn nên dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung và dài hạn đều tăng với tốc độ lần lượt là 32,07%, 44,36% so với năm 2009.

Nhìn chung, dư nợ của chi nhánh có tốc độ tăng tốt qua các năm. Năm 2008, dư nợ khá thấp do chính sách thắt chặt tiền tệ đầu năm của NHNN, theo đó các NHTM bị khống chế hạn mức tăng trưởng dư nợ tín dụng không quá 30% đến hết năm 2008. Bên cạnh đó thì quyết định số 09/2008/NHNN ngày 10/04/2008 của thống đốc NHNN đã gây khó khăn cho ngân hàng trong việc mở rộng đối tượng vay vốn bằng ngoại tệ từ đó mà ảnh hưởng tới tổng dư nợ trong năm. Sang đầu năm 2009 NHNN đã từng bước nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy sản xuất kinh doanh và chủ động hạn chế các tác động của khủng hoảng tài chính, ngăn chặn nguy cơ suy giảm kinh tế. Mặc dù những tháng cuối năm 2009 diễn biến thị trường tài chính tiền tệ lại trở nên phức tạp nhưng dư nợ của chi nhánh trong năm vẫn đạt được tốc độ tăng khá tốt. Năm 2010 theo Nghị quyết số 18/NQ-CP và Nghị quyết số 23/NQ-CP của Chính phủ, NHNN đã thực hiện các giải pháp hỗ trợ khu vực nông nghiệp, nông thôn và gói kích thích kinh tế trong đó tập trung chỉ đạo các ngân hàng mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung vốn cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh khu vực nông nghiệp, nông thôn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cùng với việc tăng tái cấp vốn cho nông nghiệp, nông thôn và kết hợp thực hiện cho vay theo lãi suất thỏa thuận bằng VNĐ dẫn đến sự tăng trưởng tốt của cả dư nợ ngắn hạn và dài hạn của chi nhánh trong năm 2010. Mặt khác, có được kết quả này là do chi nhánh đã không ngừng mở rộng mạng lưới khách hàng, đi sâu sát vào từng thôn. xóm, phối hợp với các phòng ban ở

huyện... Ngân hàng cần tiếp tục phát huy để nâng cao dư nợ tạo nguồn thu nhập cho ngân hàng.

2.2.2.2. Chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ - Chỉ tiêu doanh số cho vay

Doanh số cho vay là chỉ tiêu mang tính chất thời kỳ, thể hiện quy mô tín dụng của một ngân hàng trong cả năm hoạt động. Thực trạng về doanh số cho vay được thể hiện qua bảng 2.5 và biểu đồ 2.4.

Bảng 2.5: Doanh số cho vay của ngân hàng

Đơn vị: triệu đồng. Năm 2008 2009 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối (trđ) Tương đối (%) Tuyệt đối (trđ) Tương đối (%) Tổng 202861 100 294732 100 395812 100 91871 45,3 101080 34,3 Ngắn hạn 160391 79,06 259164 87,93 347638 87,83 98773 61,6 88474 34,14 Trung và dài hạn 42470 20,94 35568 12,07 48174 12,17 -6902 -16,3 12606 35,44

( Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh NHNo & PTNT huyện Hưng Nguyên qua các năm ).

Biểu đồ 2.4. Tình hình doanh số cho vay của ngân hàng

Tính đến ngày 31/12/2009, doanh số cho vay đạt 294732 trđ tăng so với năm 2008 là 91871 trđ, tốc độ tăng 45,3%. Cho vay ngắn hạn tăng 61,6% trong khi cho vay trung và dài hạn giảm với tốc độ 16,3%. Sang năm 2010, doanh số cho vay tăng đáng kể so với năm 2009 là 101080 trđ với tốc độ tăng 34,3%. Cho vay ngắn hạn tăng với tốc độ 34,14% và cho vay trung và dài hạn tăng với tốc độ 35,44% so với năm 2009.

Như vậy ta thấy doanh số cho vay tăng qua các năm. Sau năm 2008 là năm thị trường tài chính – tiền tệ có nhiều biến động, lãi suất cho vay thường xuyên thay đổi thì sang năm 2009 thị trường đã ổn định hơn nên doanh số cho

Triệu đồng

vay ngắn hạn tăng đến 61,6%. Dù trong năm 2009 doanh số cho vay trung và dài hạn giảm do vẫn còn chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế năm 2008 nhưng sang đến năm 2010 thì cho vay trung và dài hạn lại tiếp tục tăng với tốc độ 34,44% so với năm 2009. Điều này chứng tỏ nền kinh tế đang dần hồi phục và ngân hàng tiếp tục tạo điều kiện cho vay kỳ hạn dài.

- Chỉ tiêu doanh số thu nợ.

Thực trạng doanh số thu nợ thể hiện qua bảng 2.6

Bảng 2.6: Doanh số thu nợ của ngân hàng

Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008So sánh 2010/2009So sánh Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối (trđ) Tương đối (%) Tuyệt đối (trđ) Tương đối (%) Tổng 215389 100 253715 100 325091 100 38326 17,8 71376 28,33 Ngắn hạn 155798 72,33 216529 85,34 292714 90,04 60731 38,98 76185 35,18 Trung và dài hạn 59591 27,67 37186 14,66 32377 9,96 -22405 -37,6 -4809 -12,93

( Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh NHNo & PTNT huyện Hưng Nguyên qua các năm ).

Doanh số thu nợ của chi nhánh tăng qua các năm và luôn xấp xỉ với tốc độ tăng của doanh số cho vay trong năm. Năm 2008 doanh số thu nợ là 215389 trđ, năm 2009 là 253715 trđ và sang năm 2010 doanh số thu nợ là 325091 trđ tăng 71376 trđ so với năm 2009. Trong đó, doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2010 tăng 76185 trđ, doanh số thu nợ trung dài hạn giảm 4809 trđ. Chứng tỏ công tác thu nợ trung – dài hạn còn chiếm tỷ trọng thấp so với thu nợ ngắn hạn.

Đây cũng chưa hẳn là vấn đề bởi có nhiều nguyên nhân mà trong đó có thể là do kỳ hạn của khoản vay dài. Do vậy, ngân hàng cần xem xét nguyên nhân cụ thể để có biện pháp kịp thời nâng cao doanh số thu nợ trung – dài hạn.

2.2.2.3. Chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ xấu - Chỉ tiêu nợ quá hạn

Để đánh giá chính xác chất lượng tín dụng của một Ngân hàng thì chỉ tiêu nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng. Tình hình nợ quá hạn của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Hưng Nguyên từ năm 2008 đến năm 2010 được thể hiện qua bảng 2.6 và biểu đồ 2.5

Bảng 2.7: Tình hình nợ quá hạn của ngân hàng

Đơn vị: triệu đồng. Năm 2008 2009 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối (trđ) Tương đối (%) Tuyệt đối (trđ) Tương đối (%) Tổng dư nợ 165827 100 206845 100 277565 100 41018 24,74 70720 34,19 Nợ quá hạn 1523 0,92 2027 0,98 1656 0,6 504 33,09 -371 -18,3

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh NHNo & PTNT huyện Hưng Nguyên qua các năm).

Biểu đồ 2.5: Tình hình nợ quá hạn của ngân hàng qua các năm

Nợ quá hạn năm 2008 Nợ quá hạn năm 2009 Nợ quá hạn năm 2010

Nợ quá hạn của chi nhánh năm 2009 tăng 504 triệu với tốc độ tăng 33,09% so với năm 2008 trong khi đó tổng dư nợ tăng 24,74% nhỏ hơn tốc độ tăng của nợ quá hạn. Sang năm 2010, tỷ lệ này có giảm nhưng vẫn cao hơn so với năm 2008. Cụ thể là nợ quá hạn năm 2010 là 1656 triệu, giảm 371 triệu hay giảm 18,3% so với năm 2009.

Triệu đồng

Nợ quá hạn năm 2009 tăng một phần là do từ quý II năm 2009 chi nhánh đã thực hiện phân loại và trích lập dự phòng theo quyết định 636/QĐ- HĐQT/XLRR do hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam ban hành, trước đây tại chi nhánh thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng theo quyết định 165/QĐ-HĐQT. Theo quyết định số 165/QĐ-HĐQT thì đối với các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay và chấp nhận thanh toán (hạch toán ngoại bảng) nơi cho vay phải phân vào nhóm 1 để quản lý, giám sát tình hình tài chính, khả năng thực hiện nghĩa vụ của khách hàng và trích lập dự phòng chung. Nhưng theo quyết định 636/QĐ-HĐQT/XLRR đã quy định: khi ngân hàng nơi cho vay chưa thực hiện nghĩa vụ cam kết các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay và chấp nhận nói trên được phân loại vào nhóm 1 nếu NHNo&PTNT nơi cho vay đánh giá khách hàng có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết và phân loại vào nhóm 2 trở lên tùy theo đánh giá của NHNo&PTNT nơi cho vay đánh giá khách hàng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết”. Như vậy việc áp dụng quyết định 636/QĐ-HĐQT/XLRR để phân loại nợ đã làm cho một số khoản cam kết ngoại bảng từ nhóm 1 chyển sang các nhóm cao hơn. Thực tế tại chi nhánh một số khoản cam kết ngoại bảng đã được phân vào nhóm 2 tăng lên. Bên cạnh đó cũng phải kể đến tình hình thu nợ đến hạn ở một số vùng trong huyện như xã Hưng Yên, Hưng Tây gặp khó khăn dẫn đến các khoản nợ quá hạn tăng. Sang năm 2010, tỷ lệ nợ quá hạn đã được cải thiện giảm từ 0,98% xuống còn 0,6% tuy vẫn cao hơn năm 2008. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng chi nhánh đang ngày càng được cải thiện.

Với một chi nhánh nhỏ chủ yếu cho vay hộ nông dân, cá nhân tiêu dùng với những khoản nhỏ lẻ là chủ yếu thì để đạt được kết quả trên có thể thấy sự cố gắng nỗ lực của cán bộ tín dụng và Ngân hàng trong việc đề ra các biện pháp kịp thời để hạn chế nợ quá hạn phát sinh và thu hồi nợ đến hạn.

Tình hình nợ xấu của ngân hàng thời kỳ 2008-2010 thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.8. Tình hình nợ xấu của ngân hàng

Đơn vị: triệu đồng. Năm 2008 2009 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối (trđ) Tương đối (%) Tuyệt đối (trđ) Tương đối (%) Tổng dư nợ 165827 100 206845 100 277565 100 41018 24,74 70720 34,19 Nợ xấu 667 0,4 712 0,34 637 0,23 45 6,75 -75 -10,53

( Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh NHNo & PTNT Hưng Nguyên qua các năm)

Nhìn vào bảng trên có thể thấy tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh đang giảm qua các năm. Năm 2008 tỷ lệ nợ xấu là 0,4%, năm 2009 là 0,34% và năm 2010 tỷ lệ này là 0,23%. Mặc dù nợ xấu năm 2009 tăng 45 triệu hay tăng 6,75% so với năm 2008 nhưng do tốc độ tăng của tổng dư nợ năm 2009 so với năm 2008 là 24,74% lớn hơn tốc độ tăng của nợ xấu nên tỷ lệ nợ xấu vẫn giảm. Điều này thể hiện CLTD đang được nâng cao. Nguyên nhân là do hoạt động kiểm tra kiểm toán nội bộ tại chi nhánh luôn được duy trì và đi sâu vào chất lượng. Hàng tháng, quý chi nhánh tổ chức thực hiện kiểm tra các nghiệp vụ theo chuyên đề và thực hiện kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc. Trong năm đã thực hiện 15 cuộc kiểm tra toàn diện về công tác tổ chức mạng lưới và hoạt động kinh doanh trong đó có 7 cuộc kiểm tra về công tác tín

dụng. Nợ xấu năm 2009 cao hơn năm 2008 là do một số ít khoản vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn bị sụt giảm chất lượng do doanh nghiệp vẫn chưa hồi phục sản xuất kinh doanh sau năm 2008.

Biểu đồ 2.6. Tình hình nợ xấu của ngân hàng

Nợ xấu năm 2008 Nợ xấu năm 2009 Nợ xấu năm 2010

2.2.2.4. Vòng quay vốn tín dụng

Dựa vào bảng 2.4 và bảng 2.6 ta có bảng 2.9 thể hiện vòng quay vốn tín dụng thời kỳ 2008 - 2010

Bảng 2.9 Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng

Đơn vị: vòng/năm

Năm 2008 2009 2010

Năm Triệu đồng

Chỉ tiêu

Vòng quay vốn tín dụng 1,299 1,227 1,171

Ngắn hạn 1,212 1,265 1,294

Trung và dài hạn 1,6 1,044 0,63

( Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh NHNo & PTNT huyện Hưng Nguyên qua các năm ).

Nếu vòng quay tín dụng lớn chứng tỏ vốn tín dụng của Ngân hàng được sử dụng nhiều lần. Nhìn vào bảng ta thấy vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng qua các năm còn thấp. Nguyên nhân là do dư nợ bình quân tăng lên nhưng tốc độ tăng của dư nợ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh số thu nợ. Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn tăng dần qua các năm, năm 2008 là 1,212 vòng/năm, năm 2009 là 1,265 vòng/năm và năm 2010 là 1,294 vòng/năm. Trong khi đó vòng quay vốn tín dụng trung – dài hạn giảm rõ rệt từ 1,6 vòng/năm năm 2008 xuống 1,044 vòng/năm năm 2009 và năm 2010 chỉ còn 0,63 vòng/năm. Nhìn vào bảng 2.6 có thể thấy nguyên nhân là do trong khi DSTN ngắn hạn tăng qua các năm thì DSTN trung và dài hạn giảm. Điều này chứng tỏ công tác thu nợ ngắn hạn là khá tốt và ngân hàng cần có các biện pháp để thu hồi nợ trung – dài hạn để có vòng quay vốn tín dụng lớn hơn. Nhìn chung tốc độ luân chuyển của nguồn vốn vay ngân hàng là chưa cao. Ngân hàng cần có những biện pháp cụ thể và thiết thực để thu hồi vốn nhanh hơn nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong việc sử dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện hưng nguyên nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w