Yếu tố đợc so sánh (ĐSS) 26.

Một phần của tài liệu Cấu trúc so sánh tu từ trong truyện ngắn nguyễn công hoan trước cách mạng (Trang 29 - 36)

Khảo sát 412 SSTT trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trớc cách mạng chúng tôi thấy: cấu trúc của yếu tố ĐSS không thuần nhất, có khi yếu tố ĐSS là từ cũng có khi là cụm từ hoặc là một cấu C - V. Tần số xuất hiện của chúng đợc trình bày cụ thể nh sau: Tổng số SSTT có yếu tố ĐSS Tần số xuất hiện 378 Yếu tố ĐSS là từ Yếu tố ĐSS là cụm từ Yếu tố ĐSS là kết cấu C - V 96 (≈25,4 %) 142 (≈37,6 %) 140 (≈37,0 %)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, yếu tố ĐSS là cụm từ và là kết cấu C - V có tần số xuất hiện gần bằng nhau (chỉ chênh lệch 2 trờng hợp) và chiếm tỉ số cao, còn yếu ĐSS là từ có số lần xuất hiện thấp nhất chỉ có 96 trờng hợp trên tổng số 378 SSTT.

Có 96 trờng hợp chia thành 3 tiểu loại. a. Yếu tố ĐSS là danh từ

Có 62 trờng hợp:

- Yếu tố ĐSS là danh từ chỉ ngời, bộ phận cơ thể ngời.

VD1: Cô Xuyến tơi nh cái hoa, đứng cạnh đèn, đếm tiền

(Cái thú tổ tôm)

Ví dụ trên đủ cả 4 yếu tố: Yếu tố ĐSS, yếu tố CSSS, yếu tố QHSS và yếu tố CSS. Trong đó yếu tố ĐSS là danh từ chỉ tên riêng: Cô Xuyến. Thông qua SSTT tác giả muốn nhấn mạnh cái vẻ đẹp tơi tắn, vui vẻ toát ra từ tâm hồn khỏe khoắn, vui vẻ của cô gái.

VD2: Tóc thì bồng bềnh nh tổ quạ

(Thằng ăn cắp)

Ví dụ trên đây cũng đầy đủ cả 4 yếu tố và yếu tố đợc so sánh ở đây là chỉ bộ phận cơ thể ngời: "Tóc", và việc tạo nên các SSTT này, tác giả muốn nhấn mạnh đến tình trạng mà nhân vật phải chịu đựng.

- Yếu tố ĐSS là danh từ chỉ vật

VD1: Quần áo lấm nh chôn nh vùi.

(Mua bánh)

VD2: Quan tài nh chiếc thuyền đáy phẳng, nó bập bềnh.

(Chiếc quan tài)

ở hai ví dụ trên, bằng việc sử dụng SSTT, Nguyễn Công Hoan đã miêu tả làm rõ trạng thái của từng nhân vật trong những hoàn cảnh cụ thể, nhất định: Đó là trạng thái dơ bẩn của "quần áo" và trạng thái nổi trôi, vô định của "chiếc quan tài" cũng nh của kiếp ngời.

- Yếu tố ĐSS là danh từ chỉ thiên nhiên VD: Trời tối nh mực.

Đây là một SSTT quen thuộc của ngời dân Việt Nam. Để diễn tả mức độ tối tăm của bầu trời đêm thì so sánh với “mực” là hiệu qua nhất, giúp con ngời đọc cảm nhận đợc rõ ràng, cụ thể mức độ đó qua thực tế.

- Yếu tố ĐSS là danh từ chỉ động vật

VD1: Con ngựa chạy nh băm nh bổ.

(Con ngựa già) VD2: Tay lể mể xách con chó mềm nh sợi bún, anh ta sấn lên đi trớc.

(Chuyện chó chết)

ở hai ví dụ trên, yếu tố ĐSS là danh từ chỉ động vật: “Con ngựa”, “con chó”. Và qua SSTT, Nguyễn Công Hoan nhằm lột tả trạng thái hoạt động của từng con vật trong những hoàn cảnh cụ thể.

- Yếu tố ĐSS là danh từ chỉ khái niệm trừu tợng VD: Văn ch ơng sáng quắc nh ban ngày

(Ông chủ báo chẳng bằng lòng)

So sánh mức độ “sáng quắc” (lu loát, mạch lạc, giàu cảm xúc) của “văn chơng” với “ban ngày” là một so sánh độc đáo, một sự liên tởng mới lạ. Từ một khái niệm trừu tợng “văn chơng” tác giả cụ thể hóa bằng ngày, giờ cụ thể, giúp ngời đọc hình dung đơc rõ hơn chất lợng văn chơng của những bài báo đợc đăng.

b. Yếu tố ĐSS là động từ

Có 6 trờng hợp

VD1: Hát nh con cuốc kêu thơng

(Anh Xẩm)

Với việc so sánh hoạt động "hát" của anh Xẩm, với "con cuốc kêu thơng" Nguyễn Công Hoan không chỉ diễn tả đợc tình trạng ủ ê, rời rạc trong lời hát của anh Xẩm mà còn phần nào thể hiện đợc cuộc đời ảm đạm thê lơng của anh.

VD2: ă n nh tằm ăn rỗi

(Cái nạn ôtô II)

Yếu tố ĐSS “ăn” đợc so sánh với “tằm ăn rỗi” đã lột tả hành động ăn uống của bọn quan lại, tay sai…khi kéo đến nhà ông Chánh Năng ăn khao xe…

c. Yếu tố ĐSS là đại từ

Có 28 trờng hợp đợc chia thành 4 tiểu nhóm sau: - Yếu tố đợc so sánh là đại từ ngôi 1 số ít

VD1: Tôi ù ù cạc cạc nh vịt nghe sấm.

(Xin chữ cụ Nghè)

VD2: Hôm nào đợc một vài đứa mới xin vào thì tôi vui vẻ, mà hôm nào chúng nghỉ thì tôi ủ rủ nh chiếc khăn lau bảng đen nhúng nớc.

(Godautre)

Tự đem mình ra so sánh với một đối tợng khác loại nhằm diễn tả trạng thái của mình trong những hoàn cảnh nhất định là một hiện tợng đặc biệt chỉ có thể bắt gặp trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan.

- Yếu tố ĐSS là đại từ ngôi 2 số ít VD1: Mày dại nh con cầy.

(Cái chết của các nhà đại văn hào) VD2: Nghĩa là anh phải nh cái máy.

(Cái lò gạch bí mật)

Vận dụng hình thức so sánh của dân gian, Nguyễn Công Hoan đã tạo nên những SSTT quen thuộc, gần gũi với độc giả, giúp ngời đọc tiếp nhận thông tin dễ dàng, nhanh chóng.

- Yếu tố ĐSS là đại từ ngôi 3 số ít VD1: Nó cời nh nắc nẻ.

(Nỗi vui sớng của thằng bé khốn nạn) VD2: Nó co ro nh con tôm.

(Ai khôn)

ở hai ví dụ trên, yếu tố ĐSS là đại từ “nó” cùng với các yếu tố so sánh khác của SSTT, trạng thái “cời” vui vẻ cũng nh dáng ngời “co ro” của “nó” đợc cụ thể hóa bằng yếu tố CSS “nắc nẻ” và “con tôm”.

- Yếu tố ĐSS là đại từ ngôi 3 số nhiều VD: Chúng nó ngu nh lợn.

(Tinh thần thể dục II)

Qua các SSTT trên ta thấy, các SSTT có yếu tố ĐSS là đại từ thờng là những lời chửi, những lời miệt thị. Điều này cho thấy, hiện thực cuộc sống và con ngời Việt Nam đầu thế kỉ XX qua cái nhìn của Nguyễn Công Hoan thật khổ sở, đáng tội.

2.2.1.2. Yếu tố ĐSS là cụm từ

Khảo sát 412 SSTT trong 124 truyện ngắn trớc cách mạng của Nguyễn Công Hoan chúng tôi thấy: Số SSTT có yếu tố ĐSS là cụm từ có 142 trờng hợp, trong đó cụm danh từ xuất hiện nhiều hơn cả, tiếp đến là cụm động từ, không có cụm tính từ.

a. Yếu tố ĐSS là cụm danh từ (DT)

Có 114 trờng hợp đợc chia thành 4 tiểu loại sau:

- Yếu tố ĐSS là cụm danh từ có danh từ trung tâm chỉ ngời, bộ phận cơ thể ng- ời

VD1: Vợ cả cậu nh con s tử cái.

(Oẳn tà rroằn)

VD2: Rồi, dới bộ râu mép nh một cái mũ nồi úp chụp lấy cái miệng chúm chím, quan để ra một nụ cời móm.

(Đàn bà là giống yếu) - Yếu tố ĐSS là cụm danh từ có danh từ trung tâm chỉ vật - sự vật

VD: L ng áo lụa của bà phồng lên nh cánh buồm.

(Phành! phạch)

Qua việc so sánh “lng áo lụa của bà” với “cánh buồm” tác giả không chỉ nhằm diễn tả hình dáng của chiếc áo lụa khi đợc con bé khốn khổ quạt mạnh mà còn ngầm ẩn ý nghĩa tố cáo bọn ngời cậy có quyền có tiền mà hành hạ kẻ ăn ngời ở một cách tàn nhẫn.

- Yếu tố ĐSS là cụm danh từ có danh từ trung tâm chỉ hiện tợng thiên nhiên VD1: Một trận m a nh trút nớc giáng xuống.

VD2: Rồi khoảng đêm tr ờng nh miếng vải đen…đậy kín lấy từng phiến thịt.

(Bà chủ mất trộm) - Yếu tố ĐSS là cụm danh từ có danh từ trung tâm chỉ khái niệm trừu tợng VD: Sự xấu tốt với phong trào d luận xã hội nh là làn khói trớc ngọn gió to, chỉ đánh loáng là không ai trông thấy nữa.

(Oẳn tà rroằn)

Bằng việc so sánh một khái niệm trừu tợng với một hiện tợng trừu tợng khác, Nguyễn Công Hoan đã tạo nên một SSTT có màu sắc riêng, độc đáo, đòi hỏi sự vận động trí tuệ và khả năng tởng tợng, hình dung của ngời đọc phải ở mức độ cao.

b. Yếu tố ĐSS là cụm động từ

Tuy chỉ có 28 trờng hợp trong tổng số 142 SSTT có yếu tố ĐSS là cụm từ nhng số SSTT có yếu tố ĐSS là cụm động từ này cũng góp phần làm nên sự đa dạng, phong phú cho SSTT trong tác phẩm Nguyễn Công Hoan.

VD: Nghe câu nói sau cùng nh đợc ăn bánh thánh anh T Bền có vẻ nghĩ ngợi nhìn cha.

(Kép T Bền)

"Nghe câu nói sau cùng" của ông chủ rạp hát rằng: "Cậu cứ ở nhà mà học vở đến hôm diễn thử lần cuối, cậu hãy đến rạp cũng đợc", Anh T Bền cảm thấy nhẹ nhõm, thanh thản nh "đợc ăn bánh thánh".

2.2.1.3. Yếu tố ĐSS là kết cấu C - V

Yếu tố ĐSS là một kết cấu C - V đợc chia thành 5 tiểu loại nh sau: a. Yếu tố ĐSS là một kết cấu C - V có C là danh từ, V là động từ VD1: ờiNg // xem đông nh kiến cỏ.

C V (Sóng Vũ môn)

C: Danh từ chỉ ngời V: Động từ

C V (Tôi tự tử) C: Danh từ chỉ chất liệu

V: Động từ chỉ hoạt động

b. Yếu tố ĐSS là một kết cấu C - V có C là cụm danh từ, V là động từ VD1: Thằng khốn nạn // đứng câm nh thóc.

C V (Thằng Quít II) C: Cụm danh từ chỉ ngời

V: Động từ tự thân

VD2: Bốn thân hình // nằm lù lù nh bốn cái mả.

C V (Cái tết của các nhà đại văn hào) C: Cụm danh từ chỉ ngời

V: Động từ biểu thị hoạt động tự thân

c. Yếu tố ĐSS là một kết cấu C - V có C là cụm danh từ, V là cụm động từ VD: Thằng ấy // cắm đầu cắm cổ chạy, nhanh nh mũi tên.

C V (Thằng ăn cắp) C: Cụm danh từ chỉ ngời

V: Cụm động từ có động từ trung tâm biểu thị ý nghĩa tự thân d. Yếu tố ĐSS là một kết cấu C - V có C là cụm danh từ, V là cụm tính từ VD: Một cái áo dài // sặc sỡ, chi chít những hoa là hoa, vẽ rắc rối nh thời

C V

cục nớc tàu.

(Cô Kếu) C: Cụm danh từ chỉ vật

V: Cụm tính từ chỉ tính chất, đặc điểm

e. Yếu tố ĐSS là một kết cấu C - V có C là đại từ, V là động từ

VD1: Nhng mỗi khi trở trời thì, khốn nạn thân nó, nó // thấy đau nh dần ở cái khớp xơng bã vai và đầu gối. C V

(Cái vốn để sinh nhai) C: Đại từ chỉ thị ngôi thứ 3 số ít

V: Động từ cảm nghĩ nói năng

VD2: Chúng tôi // ngồi câm nh thóc.

C V (Cái lò gạch bí mật) C: Đại từ nhân xng ngôi một số nhiều

V: Động từ biểu thị hoạt động

* Bên cạnh những SSTT có yếu tố ĐSS thì qua khảo sát SSTT trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trớc cách mạng, chúng tôi còn thấy có sự tồn tại của những SSTT vắng yếu tố ĐSS . Cụ thể là có 34 trờng hợp vắng yếu tố ĐSS trên tổng số 412 SSTT (

8,2% ≈ ). VD1: Chậm nh sên (Thanh! dạ!) VD2: Nhanh nh cắt (Thiếu Hoa)

Vắng yếu tố ĐSS làm cho SSTT trở nên đặc biệt hơn, tạo đợc sự chú ý nhiều hơn của ngời đọc. Tuy nhiên, phải đặt vào trong văn cảnh mới hiểu đợc điều tác giả cần diễn đạt, đi cùng với đó là hiện tợng gánh nặng cấu trúc cũng nh gánh nặng ngữ nghĩa của SSTT lại phải dồn lên yếu tố chỉ CSSS làm nổi bật rõ tính chất, trạng thái đ- ợc so sánh.

Một phần của tài liệu Cấu trúc so sánh tu từ trong truyện ngắn nguyễn công hoan trước cách mạng (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w