Tổ chức sự kiện theo môtip gặp gỡ chia l

Một phần của tài liệu Cấu trúc truyện ngắn của nguyễn quang thiều (Trang 29 - 45)

.

1.2.2. Tổ chức sự kiện theo môtip gặp gỡ chia l

Thuật ngữ môtip (phiên âm tiếng Pháp: motif) lần đầu tiên đợc ghi trong

Từ điển âm nhạc của S.de.Brossare (1703) với ý nghĩa là đơn vị cấu thành nhỏ nhất của hình thái âm nhạc. Đợc vận dụng trong lĩnh vực nghiên cứu văn học, thuật ngữ này về sau đợc sử dụng để biểu thị đặc tính của những bộ phận cấu thành cốt truyện. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, môtip “nhằm chỉ những thành tố, những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã đợc hình thành ổn định, bền vững và đã đợc sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học” [13, 168]. Trong Dẫn luận thi pháp học, giáo s Trần Đình Sử nhận định: “Môtip là các đơn vị cố định, thể hiện một nội dung nào đó, đợc sử dụng nhiều lần, là một hiện tợng phổ biến không chỉ trong văn học dân gian mà cả trong văn học viết” [54, 134]. Tiến sĩ Vũ Công

Hảo cho rằng: “Rõ ràng, các môtip có nội dung cụ thể và đợc các nhà nghiên cứu xem nh là những mắt xích quan trọng trong sơ đồ nghệ thuật của nhà văn, hình thành trên cơ sở t duy sáng tạo của nhà văn trong quá trình sáng tạo tác phẩm chứ không phải hoàn toàn chỉ là sự chắp nối, kế thừa những môtip có sẵn” [15].

Đối với tác phẩm tự sự, cốt truyện là nội dung hiện thực mà tác phẩm chiếm lĩnh và phản ánh. Nó cũng có ý nghĩa qui định hoặc chi phối các phơng tiện, các yếu tố làm nên tác phẩm, trớc hết là tổ chức cốt truyện. Trong tập Ngời nhìn thấy trăng thật nhiều truyện đợc xây dựng theo môtip với hai sự kiện cơ bản: gặp gỡ - chia li. Đây là môtip hay gặp trong cốt truyện truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều. Đồng thời, chuỗi sự kiện ấy trong mối quan hệ nhân quả liên tục cũng tạo nên cốt truyện truyện ngắn của nhà văn. Trong hệ thống truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều thuộc đề tài nghiên cứu, sự kiện gặp gỡ - chia li đợc xây dựng nh là những sự kiện chính trong tác phẩm và thờng thấy xuất hiện ở các truyện giàu chất bi kịch nh: Mùa hoa cải bên sông, Khúc hát của dòng sông, Chạy trốn khỏi vầng trăng, Chiều hoa tầm xuân, Cơn mơ hoa cỏ trắng, Đi chợ tết, Hai ngời đàn bà xóm Trại, Cái chết của bầy mối, Hơng khúc nếp cuối cùng

Trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều, môtip gặp gỡ đợc nhà văn sáng tạo phần lớn trên những tình huống ngẫu hợp, là mắt xích liên kết quan trọng, góp phần mở rộng giới hạn của trần thuật và làm bật nổi những mối quan hệ của các nhân vật. Nhấn mạnh vai trò của môtip gặp gỡ trong việc xây dựng cốt truyện, đặc biệt các cốt truyện dân gian, nhà nghiên cứu M.Bkhtin đã viết: “Môtip gặp gỡ là một trong những môtip phổ biến nhất không chỉ trong văn học (hiếm thấy tác phẩm nào không có môtip này), mà còn trong các lĩnh vực văn hoá nh trong các bối cảnh sự kiện và đời sống khác nhau” [15].

Trong tập Ngời nhìn thấy trăng thật, những cuộc gặp gỡ chủ yếu là tình cờ, không mong đợi. Truyện ngắn Khúc hát của dòng sông là cuộc gặp gỡ của

Trơng Chi và Mị Nơng qua câu chuyện giữa hồn ma Trơng Chi với anh chàng làm nghề đánh cá. Cuộc gặp gỡ bắt đầu từ tiếng hát trên sông của chàng Trơng Chi làm lòng Mị Nơng xao xuyến: “Gặp câu hát của Trơng Chi, tuổi dậy thì của Mị Nơng bừng dậy nh ngọn lửa. Đêm đêm, nghe tiếng hát, nàng không sao ngủ đợc. Trái tim nàng canh cánh lo âu và phập phồng hạnh phúc. Rồi nàng đem lòng yêu ngời có giọng hát ( ) Và thế là nàng bỏ ăn, bỏ uống, mắt ph… ợng mày ngài ủ rũ ( ) Suốt ngày đêm nàng nằm trong phòng gấm mà t… ởng nhớ ngời có giọng hát kia”. Truyện ngắn Mùa hoa cải bên sông viết về đề tài tình yêu lứa đôi giữa Thao và Chinh. Phần lớn tác phẩm tập trung giải quyết mâu thuẫn giữa khát vọng và tình yêu tự do, giữa lời nguyền đoạn tuyệt với cuộc sống trên bờ và sự thèm khát cuộc sống đôi bờ. Nội dung đó đợc mở đầu bằng sự kiện gặp gỡ và diễn biến tình yêu của đôi trai tài gái sắc. Đây là sự kiện tạo nên sự hấp dẫn của cốt truyện. “Thế rồi một mùa xuân lại đến. Chinh đã sang tuổi mời bảy. Một buổi sáng thức dậy ra mạn thuyền vo gạo, cô bỗng thấy trên bãi sông bến Chùa, một thảm màu vàng tơi, một màu vàng xôn xao, ám áp ùa vào mắt cô. Hoa cải gặp gió ấm đêm qua đã bung nở”. Lòng Chinh lại thấy xôn xao và bị ám ảnh mãi bởi những bông hoa nhỏ bé ấy. Tất cả trở thành một động lực thôi thúc cô đặt chân lên bờ, bớc qua lời nguyền khủng khiếp của cha. Và rồi luống hoa cải ven sông ấy đã đa cô đến với Thao, chàng trai trên bãi sông. Tình yêu nảy nở và “cả hai nhận thấy có một cái gì đó mỏng, trong suốt đang đan quấn vào họ nh tơ nhện”. Những đêm trên dòng sông dịu dàng chảy, họ quấn quýt với nhau nh đôi cá thần.

Cuộc gặp gỡ giữa Duyên và Huy (Chạy trốn khỏi vầng trăng) là một cuộc gặp gỡ muộn màng. Hai mơi tuổi Duyên đã goá chồng. Cô phải sống trong sự cô đơn đến nỗi không có cả quyền chờ đợi. Và rồi Huy đã gặp Duyên, anh đã âm thầm yêu cô - yêu một con ngời đau khổ vì mất mát. Tuy gặp gỡ muộn màng nh- ng với Huy, Duyên mãi mãi nh một vầng trăng mềm mại trong vòng tay anh. Cũng môtip ấy, truyện ngắn Cái chết của bầy mối lại viết về một cuộc gặp gỡ

chóng vánh của một đôi tình nhân. Họ đã quen nhau khi cả hai đa con đến công viên chơi vào một ngày chủ nhật. Cả hai gơng mặt đỏ ửng khi bắt gặp ánh mắt của nhau, nồng nàn và vội vã. Khác với các cuộc gặp gỡ tình cờ trong các truyện ngắn trên, cuộc gặp gỡ của chàng trai và cô gái trong Hơng khúc nếp cuối cùng

nh là duyên trời định. Họ đã biết nhau từ thời thơ ấu và đã có với nhau những kỉ niệm tháng ngày tuổi thơ ngọt ngào trên triền bãi sông quê hơng vào mùa khúc nếp. Tình yêu của họ thật giản dị và trong trẻo nh có d vị của đồng quê, của h- ơng thơm lan toả từ bãi rau khúc nếp. Cuộc gặp gỡ của hai cô gái Ân và Mật (Hai ngời đàn bà xóm Trại) với hai ngời đàn ông của họ là Bấc và Ngữ lại là cuộc gặp gỡ trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh. Cũng trong chiến tranh, chàng trai và cô gái trong Chiều hoa tầm xuân gặp gỡ nhau trong hoàn cảnh đặc biệt hơn. Tại một căn hầm bí mật ven đê, họ đã cùng nhau trốn càn. Tình yêu của họ nảy nở, đẹp và lãng mạn vô cùng. Truyện ngắn Cơn mơ hoa cỏ trắng là cuộc gặp gỡ giữa Cầm và Thìn trong một ngày chợ Tía họp phiên tết. Chỉ trong một khoảnh khắc, gơng mặt đẹp và đôi mắt mở to, đen láy đẹp nh đôi mắt thiên thần của Thìn đã làm Cầm choáng váng. Rồi họ yêu nhau. Họ mơ đến ngày làm lễ cới. Còn Thuỳ và Đán (Tiếng gọi cuối mùa đông) gặp nhau trong một đêm trăng, bên bờ sông Đáy. Con sông quê đã trở thành nhân chứng cho tình yêu nồng thắm của họ.

Có thể nói, gặp gỡ trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều là kiểu gặp gỡ phổ biến nhng cũng phản ánh sự sáng tạo của nhà văn. Sự gặp gỡ đợc thể hiện trong từng bối cảnh, thời gian và không gian khác nhau. Sự gặp gỡ không đơn thuần chỉ mang ý nghĩa môtip trong cấu trúc cốt truyện, mà tác giả còn khắc hoạ sự kiện để làm nổi bật mối quan hệ của các nhân vật, tạo nên sự hấp dẫn của cốt truyện và làm nổi bật t tởng chủ đề. Mặt khác, trật tự sắp xếp các sự kiện linh hoạt. Không phải trong mọi truyện, gặp gỡ cũng ở phần đầu và sau cuối là chia li, đổ vỡ.

yêu. Tình yêu trong truyện của tác giả thờng đi liền với sự chờ đợi, khao khát nhng chẳng bao giờ viên mãn. Do đó, các nhân vật thờng lâm vào bi kịch. Ngòi bút của tác giả tập trung viết về những mối tình dang dở, chia lìa và tan vỡ. Bởi vậy, ở truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều sau sự kiện gặp gỡ dẫn đến sự nảy nở một tình yêu là sự chia li và đổ vỡ. Đây là sự kiện tiếp tục phát triển cốt truyện và góp phần biểu hiện chủ đề tác phẩm. ở sự kiện này, số phận, tâm lí của nhân vật càng có dịp đợc bộc lộ. Sự chia li, đổ vỡ là do ngoại cảnh tác động. Mặc dù, các nhân vật là ngời trong cuộc luôn tha thiết, trân trọng và dày công vun đắp cho tình yêu. Việc này đợc tác giả thể hiện trong từng hoàn cảnh khác nhau. Mị Nơng (Khúc hát của dòng sông) vì thổ lộ tình cảm một cách táo bạo: “Con muốn lấy chàng trai hát trên sông mà thôi” nên Trơng Chi bị kẻ xấu hãm hại và giết chết. Nghe tin xấu “Nàng thét lên, thổ huyết và chết”, kết thúc một cuộc đời cô đơn, khao khát tình yêu. Chinh (Mùa hoa cải bên sông) tởng nh hạnh phúc đã ở trong tầm tay nhng rồi điều cô thầm dấu kín bị ngời bố phát giác. Ông đã vùi dập thân xác Chinh, chôn vùi tình yêu ngọt ngào trong cô bằng những hành động thô bạo và những định kiến lạc hậu. Cái nhìn xoi mói, thái độ cực đoan từ d luận xung quanh đã khiến cho Huy (Chạy trốn khỏi vầng trăng) phải trốn chạy tình yêu trong cơn tuyệt vọng. Hình ảnh đứa con thơ và ngời chồng tội nghiệp đang chờ bớc chân chị (Cái chết của bầy mối) trở về đã đánh thức tâm thức của ngời đàn bà ngoại tình. Cái chết của bầy mối sau cơn ma cũng là sự kết thúc một cuộc tình ngắn ngủi, cháy bỏng của ngời đàn bà khao khát tình yêu.

Nhân vật cô gái (Hơng khúc nếp cuối cùng) vì tự ti, mặc cảm với căn bệnh mù loà nên đã trốn chạy để bảo vệ tình yêu để rồi cuối cùng bị kẻ xấu lợi dụng, đánh mất sự trong trắng của một ngời con gái. Cô đã đóng kín tâm hồn mình trớc những kỉ niệm ngọt ngào trong quá khứ. Nhận đợc giấy báo tử của chồng, Mật và Ân (Hai ngời đàn bà xóm Trại) chết lặng và không tin vào sự thật cay đắng đó. Họ vẫn cố chờ đợi, vẫn luôn hy vọng sự trở về của những ngời

chồng. Chàng trai trong Chiều hoa tầm xuân đã bị địch bắt khi cha kịp nói điều thiêng liêng với ngời con gái mình yêu. Thuỳ (Tiếng gọi cuối mùa đông) nh hoá điên, hoá dại khi Đán mãi mãi nằm lại ở chiến trờng, để lại cho cô hai đứa con cha một lần nhìn thấy mặt cha. Trớc ngày cới, ông Cầm (Cơn mơ hoa cỏ trắng) đã bị bắt vì tội tham gia hoạt động cách mạng. Ngày trở về làng, ông nhận đợc tin dữ, Thìn - ngời vợ cha cới của ông đã bị chết trong nạn đói. Cuối đời, ông sống nh một ngời mộng du.

Nguyễn Quang Thiều khẳng định lối đi riêng của mình bằng kiểu tổ chức sự kiện theo mô hình: gặp gỡ - chia li. Cốt truyện chủ yếu xoay quanh chuyện lứa đôi gặp gỡ - chia li. Nhà văn để cho nhân vật tìm đợc một nửa yêu thơng của mình, rồi lại bắt họ phải xa nhau trong niềm tiếc nuối. Các nhân vật yêu chân thành và thuỷ chung. Hạnh phúc của họ luôn bị thử thách trớc bao biến cố cuộc đời. Họ phải chịu mọi nỗi thống khổ, thậm chí cực hình. Điều này do nhiều nguyên nhân. Hoàn cảnh chiến tranh, môi trờng sống, những định kiến cổ hủ, lạc hậu, những tác động tiêu cực từ bên ngoài đó là những nguyên nhân khách quan. Mặt khác, về phía chủ quan của nhà văn cho thấy sự khác biệt về quá trình nhận thức và phản ánh hiện thực đời sống của tác giả.

Cùng với sự cách tân, đổi mới quan niệm về hiện thực của văn học Việt Nam sau 1975, Nguyễn Quang Thiều đã phản ánh một hiện thực cuộc sống chân thực, đầy đủ, phong phú, đợc soi rọi từ nhiều hớng, nhiều chiều phức tạp và không loại bỏ chất bi kịch của đời sống. Bám sát vào cuộc sống hiện thực, bằng trái tim và tấm lòng nhân hậu, nhà văn nhìn thấu những số phận bất hạnh, khổ đau của con ngời. Nhà văn đã nhìn những số phận đó bằng cái nhìn thẳng thắn mà nhân ái, khách quan mà yêu thơng. Điều đó là cơ sở để chúng ta lí giải vì sao tình yêu trong truyện ngắn của tác giả thờng là bi kịch. Tuy nhiên, không phải vì thế mà tác phẩm gây cho ngời đọc một cảm giác bi luỵ mà luôn thể hiện niềm tin ở con ngời. Nguyễn Quang Thiều để cho nhân vật phải nếm trải sự cô đơn và chống trả nó bằng tinh thần lạc quan, vơn lên trong cuộc sống. Tin tởng ở con

ngời là một biểu hiện trong quan niệm nghệ thuật về con ngời của nhà văn. Do vậy, khi tổ chức sự kiện theo mô hình gặp gỡ - chia li, tác giả không bao giờ đẩy con ngời vào tuyệt vọng mà luôn sẻ chia, cảm thông và hơn hết là thể hiện niềm tin vào sức mạnh tinh thần chiến thắng của con ngời trong mọi hoàn cảnh. Cho dù cuộc sống, tình yêu của các nhân vật cuối cùng là bi kịch nhng họ vẫn không bi luỵ mà luôn hớng về tơng lai. Đó là tâm trạng phấp phỏng chờ đợi và hy vọng của bà lão Ân và bà lão Mật (Hai ngời đàn bà xóm Trại). Trong câu chuyện tất niên của họ mấy chục năm chờ chồng đến nay vẫn là “mua cho đủ lá gói ba chục cái bánh chng. Mình thì ăn là mấy, nhng nhỡ có ai về ”. Hai ng… ời đàn bà đau khổ ấy vẫn hy vọng ngời đàn ông của mình sẽ quay về. Hy vọng đó dù mong manh nhng là điểm tựa để họ vui sống. Để cho nhân vật sống trong những hồi ức, giấc mơ, sự mộng du với đầy ắp những kỷ niệm đẹp về tình yêu cũng là cách nhà văn muốn khẳng định: hiện thực có đau thơng đến mấy cũng không thể vùi dập đợc khát vọng đợc yêu, đợc sống và có một tổ ấm gia đình. Ông Cầm (Cơn mơ hoa cỏ trắng) thờng “mơ thấy ngày cới của ông. Ông thấy ông còn trai trẻ cùng Thìn trên con đờng qua cánh đồng nở đầy một thứ hoa cỏ trắng mà ông cha gặp bao giờ”. Thuỳ trong Tiếng gọi cuối mùa đông nh điên dại sau ngày Đán mất. Có những lúc chị quên đi thực tại và sống nh một ngời mộng du. Thuỳ tin rằng tiếng gọi trong đêm ấm áp và ngát hơng cỏ kia chính là tiếng gọi của Đán. Thoáng trong chốc lát linh hồn ngời yêu hiện về trong tiếng gọi ấm áp và thôi thúc khiến Thuỳ cảm thấy thật hạnh phúc với ý nghĩ: “ngày mai mình đi làm dâu ( ) Anh ấy sẽ thuê một trăm chiếc đò ngang để đón dâu. Anh sẽ cắm…

những cây sào dài từ bến nhà anh sang bến bên kia. Trên mỗi cây sào treo một bánh pháo. Thuyền cô dâu đi đến đâu thì đốt pháo đến đó”. Và Thuỳ sẽ là cô dâu đẹp nhất và hạnh phúc nhất trong ngày cới của mình. Nhân vật Thoa (Đi chợ tết) suốt đời thổn thức với quá khứ, nâng niu từng kỷ vật mà ấm áp cõi lòng. Đó phải chăng là cách mà nhà văn muốn tạo cho nhân vật một sự cân bằng trong tâm hồn đã quá đau khổ vì mất mát?

Về nguyên tắc, cốt truyện là hình thức của một nội dung lịch sử nhất định. Kiểu xây dựng cấu trúc cốt truyện theo môtip gặp gỡ - chia li trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều là một phơng diện xây dựng nội dung cơ bản của tác phẩm.

1.2.3. Kết thúc truyện

Trong truyện ngắn, thờng nhà văn chú ý đến một trong những khâu quan trọng nhất khi xây dựng cốt truyện, đó là kết truyện. Kết truyện là một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc thành bại của một truyện ngắn. Nhiều tác phẩm sống trong lòng ngời đọc nhờ một kết thúc bất ngờ hay một câu kết gây ấn tợng. Nhà văn Nga hiện đại D.Phuôcmanôp nhận xét: “Sức mạnh của (cú đấm nghệ thuật) là thuộc về đoạn cuối” [62, 90]. Vì vậy, tổ chức sắp xếp diễn biến

Một phần của tài liệu Cấu trúc truyện ngắn của nguyễn quang thiều (Trang 29 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w