Một số đặc điểm của điểm nhìn trần thuật

Một phần của tài liệu Cấu trúc truyện ngắn của nguyễn quang thiều (Trang 94 - 95)

.

3.3.1. Một số đặc điểm của điểm nhìn trần thuật

Điểm nhìn trần thuật là một trong những yếu tố quan trọng của sáng tạo nghệ thuật. “Ngời nghệ sĩ không thể miêu tả, trần thuật các sự kiện về đời sống đợc nếu không xác định cho mình một điểm nhìn đối với sự vật, hiện tợng” [38, 310]. Trong văn xuôi tự sự nội dung trần thuật đợc thể hiện từ điểm nhìn, bằng cảm quan nghệ thuật nhất định. Điểm nhìn trần thuật là chỗ đứng, vị trí đứng của ngời trần thuật để quan sát, xem xét, cảm thụ, miêu tả, bình giá đối tợng. Nó thể hiện qua cách kể, phơng thức kể, là tình huống diễn ngôn. Nh vậy, điểm nhìn trần thuật có vai trò quan trọng chi phối cách miêu tả, giọng điệu tác phẩm, cách cảm thụ thế giới và thái độ của nhà văn. Nhà điện ảnh Xô Viết Puđốpkin ví việc xác định điểm nhìn để tái hiện đời sống nh “mở một con đờng đi vào rừng rậm” [38, 310]. Không những thế, điểm nhìn trần thuật còn có vai trò chi phối cả ngời đọc. Điểm nhìn trần thuật là cơ sở để ngời đọc cân nhắc, lựa chọn thái độ đối với hiện thực, nhân vật đợc phản ánh. Thông qua điểm nhìn trần thuật ngời đọc có cơ sở tìm hiểu cấu trúc tác phẩm và nhận ra đặc điểm phong cách của nhà văn. Điểm nhìn trần thuật đợc xem nh camera dẫn dắt ngời đọc vào văn bản ngôn từ. Chính vì những lý do trên nên khi nghiên cứu một cấu trúc văn bản, chúng ta cần quan tâm đến điểm nhìn, chỗ đứng mà tác giả đã lựa chọn.

Theo Genette - nhà tự sự học nổi tiếng, điểm nhìn trong văn bản tự sự không phải bất di bất dịch. Nhà văn có thể tiến hành trần thuật theo điểm nhìn của mình, hoặc theo điểm nhìn của một trong số các nhân vật, hoặc kết hợp luân

phiên điểm nhìn của các nhân vật. Nhân vật trong tác phẩm vừa là ngời đánh giá, cảm thụ vừa là đối tợng của sự đánh giá, cảm thụ. Do đó, hệ thống điểm nhìn đánh giá trong tác phẩm không phải một chiều mà bằng nhiều chiều. Có thể nói tới điểm nhìn qua bình diện tâm lý (điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngoài, giới tính, lứa tuổi ), qua tr… ờng nhìn (trờng nhìn tác giả, trờng nhìn nhân vật), qua các bình diện vật lý…

Quá trình hiện đại hoá văn xuôi Việt Nam gắn liền với sự thay đổi, cách tân điểm nhìn trần thuật. Văn học truyền thống chủ yếu sử dụng phơng thức trần thuật khách quan đợc soi chiếu từ một điểm nhìn trần thuật - ngời kể chuyện. Và ngời kể chuyện ở đây là ngời toàn thông, có “tầm nhìn Thợng đế” (R. Barthes) nắm bắt tất cả về nhân vật và nội dung câu chuyện. Bởi vậy, bằng những đánh giá nhận định về nhân vật trong khi kể vô hình trung họ đã áp đặt cách nghĩ, cách đánh giá của mình lên độc giả. Văn học hiện đại đa dạng hoá điểm nhìn trần thuật qua sự dịch chuyển, kết hợp linh hoạt nhiều điểm nhìn với mục đích là nhằm soi chiếu hiện thực từ nhiều chiều, nhiều góc độ.

Văn chơng thuộc lĩnh vực nghệ thuật thể hiện sự sáng tạo độc đáo, một nhà văn có tài thờng bộc lộ cá tính sáng tạo không phải chỉ ở việc phát hiện và phản ánh hiện thực mà còn ở cách thức thể hiện vấn đề nhằm đạt đợc giá trị t t- ởng và thẩm mĩ cao. Trong tác phẩm tự sự cũng vậy, việc tổ chức điểm nhìn trần thuật bao giờ cũng mang tính sáng tạo cao độ. Nhiều trờng hợp, giá trị của tác phẩm bắt đầu từ việc nhà văn cung cấp cho ngời đọc một cái nhìn mới về cuộc đời. Nghiên cứu tập Ngời nhìn thấy trăng thật, chúng tôi nhận thấy truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều vận dụng nhiều điểm nhìn khác nhau ở những bình diện, khía cạnh khác nhau.

Một phần của tài liệu Cấu trúc truyện ngắn của nguyễn quang thiều (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w