Trật tự trần thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều

Một phần của tài liệu Cấu trúc truyện ngắn của nguyễn quang thiều (Trang 78 - 94)

.

3.2.Trật tự trần thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều

của nhà văn trong việc xây dựng cấu trúc truyện ngắn. Trong luận văn này, chúng tôi xin bàn đến hai nguyên tắc tổ chức trần thuật trong tuyển tập Ngời nhìn thấy trăng thật: Trật tự trần thuật và điểm nhìn trần thuật.

3.2. Trật tự trần thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều Quang Thiều

Nghệ thuật trần thuật có vai trò quan trọng trong tác phẩm tự sự. Trong các tác phẩm tự sự xuất hiện trớc thời kì đổi mới, nghệ thuật trần thuật cha phong phú, đa dạng. Thử điểm qua một vài nét về t duy trần thuật của ngời Việt, ta thấy từ truyện cổ tích, truyện cời, đến truyện nôm dân gian, truyện nôm bác học, cho đến truyện ngắn, tiểu thuyết đã có những sự biến đổi. Cách trần thuật có…

sự thay đổi. Hình thức trần thuật cũng ngày càng trở nên phức tạp. Thay cho lối kể trớc sau tuần tự dễ gây cảm giác tẻ nhạt, nay các tác giả thờng hay xuất hiện giữa sự kiện mà miêu tả để gợi không khí, tiếp đó mới quay về nguyên nhân ban đầu. Ngoài ra các tác giả không lan man rải ra một chỗ một tí mà chỉ tập trung vào một vài sự kiện có tính chất tiêu biểu, nhờ thế cái nhìn tập trung hơn và cũng sâu sắc hơn Đối chiếu với thi pháp thời trung đại, đây là một b… ớc ngoặt.

Phơng thức trần thuật này đã hình thành ở Phơng Tây từ nhiều thế kỉ trớc, đến thế kỉ XIX thì trở nên thành thục, các nhà văn Việt Nam đã tiếp thu rất nhanh để tạo ra một bớc chuyển biến mới cho đời sống văn học. Sự đổi mới nghệ thuật trần thuật trong văn xuôi sau 1975 đợc nhiều nhà nghiên cứu và phê bình văn học công nhận. Văn xuôi Việt Nam thời kì đổi mới đã phá vỡ kết cấu trần thuật truyền thống, đem lại nhiều tìm tòi, biến đổi trong nghệ thuật trần thuật. Từ bỏ sự áp đặt một quan điểm trớc đó đợc cho là đúng đắn nhất vì đó là quan điểm của cộng đồng, ngày nay, ngời viết có thể đa ra nhiều chính kiến khác nhau. Dấu hiệu của sự thay đổi là dịch chuyển các điểm nhìn vào nhân vật để mỗi nhân vật có thể bộc lộ quan điểm, thái độ của mình và để cùng có quyền phát ngôn, đối thoại. Sự thay đổi vai kể, cách đa chuyện lồng trong truyện, sự đảo ng- ợc thời gian trần thuật và xen kẽ các tình tiết, sự việc không theo một trật tự thời gian duy nhất, tất cả những thủ pháp ấy đều nhằm tạo ra hiệu quả nghệ thuật mới…

Trở lại với thời gian trần thuật, có thể nói “trong tự sự cổ trung đại, trình tự giữa thời gian trần thuật và thời gian cốt truyện thờng thống nhất, trần thuật trong văn bản theo thời gian hình tuyến. Nhng dần về sau, nhất là trong thời hiện đại, trình tự trần thuật thờng đảo lộn so với sự việc bằng những đảo thuật và dự thuật, nghĩa là thuật lại những sự việc đã qua hoặc cha đến. Quá khứ, hiện tại, t- ơng lai đều có khả năng đồng hiện, tạo nên một thời gian lập thể phi tuyến tính trong tự sự” [55, 112-113].

Nguyễn Quang Thiều là một trong những cây bút truyện ngắn có thành tựu. Truyện ngắn của nhà văn vừa kế thừa những yếu tố trần thuật của văn học truyền thống, lại vừa luôn luôn hiện đại hoá cội nguồn truyền thống. Tìm hiểu tổ chức trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều, chúng tôi nhận thấy, sáng tạo của nhà văn bộc lộ ở cả khả năng trần thuật theo thời gian tuyến tính và phi tuyến tính. Với đặc điểm đó, trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều là nơi bộc lộ cá tính sáng tạo của nhà văn.

3.2.1. Trần thuật tuyến tính

Trần thuật tuyến tính là kể lại, thuật lại một câu chuyện theo trật tự thời gian diễn biến nh trong thực tại. Với cách tổ chức trần thuật theo mô hình tuyến tính thì thời gian trần thuật và thời gian cốt truyện đôi khi trùng khít. Cốt truyện gồm bốn phần: thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút. Cốt truyện là “cái này tiếp theo cái kia, rồi đến một cái khác nữa”. Chẳng hạn, cốt truyện viết về cuộc đời một con ngời, phải bắt đầu từ lúc anh ta còn trẻ đến trung niên, về già rồi chết. ở đây, câu chuyện diễn ra hoàn toàn theo trình tự thời gian. Thời gian trần thuật cũng diễn ra theo trình tự tuyến tính của nó.

Truyện ngắn đợc tái hiện theo thời gian tuyến tính là mô hình kết cấu truyền thống đợc Nguyễn Quang Thiều kế thừa và phát triển. Văn xuôi truyền thống thờng theo lối kể tuyến tính. Có ý kiến cho rằng, loại trần thuật tuyến tính không còn sức sống. Tuy nhiên, một mặt truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều không đoạn tuyệt với truyền thống. Tiếp nhận yếu tố trần thuật truyền thống, tác giả bắt đầu từ những kinh nghiệm của dân tộc mình, từ đó lần về sau. Mặt khác, nhà văn có đổi mới: “Với cá nhân tôi khi tôi viết nghĩa là tôi đang hồi tởng về một đời sống tôi đã sống ( ). Cái mới với tôi là những gì tôi phát hiện trong đời…

sống của chính tôi ( ). Cái mới này làm cho cá nhân tôi đ… ợc mở rộng, đợc giàu có và đợc hởng thụ. Cái mới này không liên quan đến những tranh luận sơ lợc và nhiều lúc ấu trĩ về chuyện mới, cũ trong cái vỏ hình thức của sáng tác mà chúng ta tốn thời gian tranh cãi” [11]. Đợc soi chiếu dới ánh sáng tinh thần hiện đại, việc tổ chức trần thuật theo thời gian tuyến tính trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều tuy mang dáng dấp truyền thống, nhng lại thấm đẫm nội dung phản ánh thời đại. Kết hợp với nghệ thuật trần thuật phi tuyến tính Nguyễn Quang Thiều đã đi đợc trên con đờng hiện đại hoá văn học, với một căn cốt dân tộc bền vững.

Ngoài mời sáu truyện mang mô hình trần thuật phi tuyến tính thì tất cả các truyện ngắn còn lại trong tập Ngời nhìn thấy trăng thật đợc tổ chức theo mô

hình trần thuật tuyến tính, bao gồm 19/35 truyện (chiếm 54,3%). Đó là các truyện ngắn: Ngời thổi kèn lá dứa, Chiếc lông chim màu đỏ, Cô tôi, Trái tim rắn, Con chuột lông vàng, Mùa hoa cải bên sông, Gió dại, Tiếng gọi lúc hoàng hôn, Thị trấn những cây bàng cụt, Bầy chim chìa vôi, Ma ấm, Đứa con của hai dòng họ, Lạc loài, Bầu trời của ngời cha, Cái chết của bầy mối, Ngời đi chợ Vừng, Ngời nhìn thấy trăng thật, Cổ vật, Khúc hát của dòng sông.

Thời gian trần thuật trong truyện ngắn Ngời thổi kèn lá dứa là thời gian tuyến tính. Đó là khoảng thời gian 30 năm đợc bắt đầu tính từ “Năm tôi học lớp 5 thì khoa Lý, đại học s phạm Hà Nội sơ tán về làng tôi”, cho đến “Bây giờ, thi thoảng đa các con về quê ( ) Tôi lặng lẽ đến nơi tôi và chị đã ngồi gần 30 năm…

về trớc. Tôi lặng lẽ đặt hai chiếc kèn lên cỏ và quay về”. Nguyễn Quang Thiều đã sử dụng thời gian tuyến tính một chiều để dẫn dắt ngời đọc vào một thế giới đầy ắp kỷ niệm và tình yêu của nhân vật “tôi” dành cho chị Ty - ngời con gái quê ở Thái Bình, từng trọ học ở nhà mình mấy tháng. Thời gian trần thuật ở đây đợc ghi nhận bằng những con số cụ thể và vận động tịnh tiến theo mũi tên thời gian: 1. “Năm tôi học lớp năm”. 2. “Một buổi chiều ma bão. Gia đình tôi đang chuẩn bị bữa chiều thì cha chị đa chị đến nhà tôi. Chị Ty từ Thái Bình lên nhập học năm thứ nhất”. 3. “”Đêm đó”. 4. “Sáng hôm sau”. 5. “Một tuần sau”. 6. “Cuối học kỳ một năm lớp năm”. 7. “Một tối thứ bảy”. 8. “Sáng sau”. 9. “Một tuần sau”. 10. “Hết năm học thứ nhất, chị Ty chuyển về Hà Nội”. 12. “Sau khi tốt nghiệp phổ thông, tôi về Hà Nội học tiếp”. 13. “Mùa hè năm thứ nhất của đời sinh viên tôi đa Tuyết về quê chơi. 14. “Bây giờ”. Những con số thời gian cụ thể đó đa ngời đọc lẫn vào cuộc đời của nhân vật “tôi” với bao ấn tợng về hình ảnh chị Ty. “Bởi ngời con gái ấy là một hình ảnh lộng lẫy của đời sống đã hiện ra trên thế gian này nh một phép lạ. Nó mang lại cho tôi sự cứu rỗi thực sự trong tâm hồn mình” [70].

Mùa hoa cải bên sông bắt đầu bằng hình ảnh “Đêm xuống. Con thuyền neo lại giữa sông”, đó là con thuyền của gia đình ông L. Sự xuất hiện con thuyền

và sinh hoạt của gia đình ông đã gây cho ngời dân trong xóm Trại trên bến Chùa một sự tò mò. Trong mạch trần thuật tuyến tính có câu chuyện đau buồn về một mùa hè cách đó mời năm, ngày vợ ông mất, bị sự xua đuổi của c dân trên bờ, ông buộc phải thuỷ táng vợ dới dòng sông Đáy. Tiếp đó, tác giả kể về Chinh - đứa con gái duy nhất của ông L, cô thèm khát đôi bờ, ở đó cô đã gặp và yêu Thao bất chấp lời nguyền của cha. Thế rồi, bị ông bố phát giác, tình yêu đổ vỡ và Chinh bị cha trừng phạt. ở truyện ngắn này, tác giả kể theo thời gian tuyến tính nhng có một sự thay đổi. Trong mạch trần thuật tuần tự đó đã có sự xáo trộn, sau khi kể về sự xuất hiện của gia đình ông L, ngời kể chuyện đã kể lại chuyện mời năm về trớc - cái ngày đau buồn của gia đình ông. Tuy nhiên, sự xuất hiện của thời gian quá khứ không làm cho câu chuyện mất đi thời gian tuyến tính bởi quá khứ đó đợc kể theo chủ ý của ngời trần thuật với một dung l- ợng ngắn. Câu chuyện vẫn tiếp tục theo dòng chảy của thời gian mà trong đó thời gian hiện tại đóng vai trò chủ đạo.

Truyện ngắn Con chuột lông vàng mở đầu bằng sự giới thiệu về tên gọi làng Chùa và ông Lẫm Cùi, tiếp đó là câu chuyện về “Những năm tôi đang học phổ thông là những năm làng tôi có nhiều chuột lắm”, chúng tấn công vào mùa màng khủng khiếp, dân làng tìm mọi biện pháp để tiêu diệt chúng nhng vô hiệu Nhân vật “tôi” tiếp tục kể về ông Lẫm Cùi - sự xuất hiện của ông nh… một vị anh hùng với một loại bẫy chuột lợi hại vô cùng. Đồng thời với những chiến tích bẫy chuột của ông Lẫm Cùi là sự xuất hiện của một con chuột chúa khổng lồ có bộ lông màu vàng. Những ngày sau đó, ông Lẫm Cùi quyết tâm bẫy đợc con chuột chúa đó nhng thất bại. Cho đến “bây giờ, giữa cái năm cuối cùng của thập kỷ tám mơi này, làng tôi vẫn tin là con chuột vàng ấy có thật và đang sống”.

Truyện ngắn Gió dại bắt đầu từ “những lời chửi rủa cay độc thốt ra từ miệng một ngời đàn bà có đôi mắt toét nhoèn và mái tóc rối bù hôi nh tổ cú ( )…

rồi. Tiếp đó, ngời kể chuyện dẫn ngời đọc đi tìm hiểu về đoạn đời trớc của May - một đứa con hoang bị hắt hủi. Cô quyết định ra đi tìm mẹ. Nhiều ngời đã liên quan với cuộc đời cô (bà chủ quán, đứa con trai tàn tật của bà ta, ngời phụ nữ gần 50 tuổi ) đã bao bọc cô những ngày không nơi n… ơng tựa, nhng rồi cũng chính họ gây cho cô nhiều đau khổ. Cuối cùng, tại một cái điếm canh đê, cô tìm đợc mẹ - một ngời đàn bà điên. Câu chuyện diễn ra theo trật tự thời gian tuyến tính kể từ lúc May bị đuổi ra khỏi nhà, cô đi tìm mẹ, gặp bao bất trắc và cuối cùng cô đã đợc ôm ấp trong vòng tay ấm áp của mẹ.

Truyện Thị trấn những cây bàng cụt là câu chuyện mà nhà văn để cho nhân vật “tôi” kể về cuộc đời chị Tâm - vợ của ngời thơng binh nhiễm chất độc màu da cam. Bằng kí ức của “tôi” câu chuyện đợc trần thuật theo sự vận hành của thời gian tuyến tính một chiều. Những con số thời gian cụ thể đợc ghi nhận qua từng trang truyện: “Suốt ba năm học phổ thông”, “Những ngày trọ học ở thị trấn”, “Thi tốt nghiệp xong”, “Mấy tháng sau”, “Những năm sau đó”. Trong quãng thời gian đó “tôi” đã nhiều lần chứng kiến sự sinh nở không thành của chị Tâm mà ngậm ngùi thơng cho số phận bi đát của chị. Ngời đọc dễ dàng nhận thấy, thời gian trần thuật song hành với diễn biến của cốt truyện, cùng đồng hành đi đến cuối cùng của truyện.

Thời gian trần thuật trong truyện ngắn Bầy chim chìa vôi cũng là thời gian theo trật tự khách quan. Bầy chim chìa vôi là câu chuyện về hai anh em Mên và Mon. Tình thơng những con chim chìa vôi bé bỏng ở bãi cát giữa sông đã thôi thúc hai đứa trẻ quyết định cứu đàn chim vào một đêm ma gió. Tác giả đã chọn cách xử lí thời gian mang tính liên tục và khách quan. Các thông số thời gian đợc ghi nhận: “Khoảng hai giờ sáng”, “Gần sáng ma to và gió lạnh”, “trời tảng sáng”, “khi ánh bình minh đủ sáng”, “Và bây giờ bầy chim đã bay lên”. Thời gian kể trùng với thời gian của sự kiện. Truyện không có thời gian quá khứ, thời gian tơng lai, tất cả chỉ là một thời gian hiện tại kéo dài trong một đêm ma gió. Thời gian trần thuật là thời gian tuyến tính.

Câu chuyện trong truyện ngắn Ngời đi chợ Vừng xoay quanh cuộc đời của nhân vật chính. Tác giả lựa chọn cách kể theo trật tự thời gian tuyến tính truyền thống. Thời gian trần thuật tiến triển song song theo đờng đời của Cân. Bắt đầu từ khi Cân mới sinh và “đợc đa từ nhà hộ sinh xã về Thằng bé đ… ợc bọc trong một đống tã lót rách tớp và cáu bẩn”. Rồi Cân lớn dần lên: “Khi nó năm tuổi”, “Năm mời tuổi”, “Mời lăm tuổi”, “Năm mời chín tuổi”, “Sau nửa năm quần quật ở mỏ vàng”, “Đêm trớc khi rời khu đảo vàng”, “Mấy tháng sau” Đó…

là những khoảng thời gian đánh dấu sự hình thành tính cách lạ lùng và những sự kiện lớn trong cuộc đời không bình yên của Cân. Thời gian kể trùng với thời gian của cốt truyện. Cách xử lý thời gian nh vậy tuy không mới nhng vẫn hấp dẫn ngời đọc bởi cách dẫn dắt tự nhiên.

Đọc truyện ngắn Cô tôi, ngời đọc bắt gặp hình ảnh một ngời phụ nữ dáng ngời mảnh mai, tóc đen nh than, môi đỏ, mắt sáng. Đó là “cô tôi”. Bằng sự trần thuật theo thời gian tuyến tính của nhân vật “tôi”, những trang đời của ngời phụ nữ này lần lợt đợc giở ra. Câu chuyện kể bắt đầu từ lai lịch của cô “Cô là con nuôi của ông bà tôi”, cho đến “Năm cô mời sáu tuổi, ông bà tôi gả cô cho một chàng th sinh”. “Đợc năm năm thì chàng th sinh mất”. Cuộc đời của ngời đàn bà hồng nhan đó đợc trần thuật liên tục trong sáu trang giấy. Và cuối cùng, khép lại câu chuyện cũng là lúc cái chết đến với nhân vật “Cô tôi mất vào một ngày hoa tầm xuân nở rộ. Cô thọ chín mơi tuổi”. Tác giả đã vận dụng lối kể tuyến tính truyền thống kể về cuộc đời một ngời phụ nữ, bắt đầu từ lúc cô còn trẻ, đến trung niên, về già rồi chết.

Cũng môtip trên, Ngời nhìn thấy trăng thật là truyện ngắn đợc trần thuật theo trình tự thời gian. Sự sắp xếp thời gian trần thuật theo trình tự tuyến tính rất có thể sa vào đơn điệu, muốn cho ngời đọc không nhàm chán phải nhờ vào nội dung của câu chuyện. Câu chuyện kể về sự gặp gỡ kì diệu của Sơn và Nhung (hai ngời khiếm thị), diễn ra trong nhiều đêm trăng bên bờ sông Đáy. Thời gian trần thuật bắt đầu từ “Đêm nay”, đến “Đêm hôm sau”, “Và cứ thế đêm đêm, Sơn

lại xuống sông và và bơi về phía bến xóm cô gái”, “Cuối tuần trăng”, “Đêm sau đó”, “Và rồi những đêm tiếp theo” Gắn với mỗi điểm thời gian trên là một câu…

Một phần của tài liệu Cấu trúc truyện ngắn của nguyễn quang thiều (Trang 78 - 94)