1: Danh sách các vị đỗ tiến sĩ, phó bản g:

Một phần của tài liệu Chế độ giáo dục khoa cử nho học ở huyện hoằng hoá dưới thời nguyễn từ 1802 1919 (Trang 39 - 44)

Nếu nh thời Lê là thời đại mà việc thi cử đợc tổ chức đều đặn, có nhiều loại hình thi cử, thì thời Nguyễn (1802 - 1919) tiếp tục kế thừa chế độ giáo dục khoa cử Nho học của thời Lê một cách chặt chẽ hơn…Nói chung, các vua chúa thời xa đều rất coi trọng việc thi cử. Mục đích chính của thi cử là lựa chọn nhân tài cho bộ máy nhà nớc. Một triều đại thịnh trị hay suy yếu đều đợc thể hiện rõ thông qua chế độ khoa cử Nho học, tuyển chọn nhân tài cho bộ máy nhà nớc, thông qua các kỳ thi khảo hạch, thi Hơng, thi Hội và thi Đình đợc đánh giá là những đợt sát hạch, tuyển chọn nghiêm túc công minh nhất đối với các nho sỹ

thời phong kiến. Để có đợc một lực lợng nhân tài bổ sung vào hệ thống quan chức của bộ máy nhà nớc phong kiến là một điều không dễ.

Trải qua 188 kỳ thi Đại khoa dới thời phong kiến, từ năm Thái Ninh – ất Mão (1075) triều Lý đến khoa thi Nho học cuối cùng năm Khải Định – Kỷ Mùi (1919) triều Nguyễn, số tiến sĩ cả nớc có 2989 vị thì Thanh Hoá chiếm trên 200 vị (Trong đó có 20 vị tam khôi, 184 tiến sĩ) cha kể nhiều vị gốc Thanh Hoá. Tính riêng huyện Hoằng Hoá có số tiến sĩ đông nhất ( 47/204 vị) so với trong tỉnh Thanh.

Tồn tại hơn một thế kỷ (từ 1802 - 1919) có lúc thịnh lúc suy, nhng nền giáo dục khoa cử Nho học thời Nguyễn rất đợc các đời vua quan tâm xây dựng. Trong thời Nguyễn đã tổ chức đợc 39 kỳ thi Hội và thi Đình, lấy đậu 557 tiến sĩ và phó bảng, trong số đó tỉnh Thanh có 29 ngời đỗ. Đặc biệt góp phần lớn vào lớp “ ông Nghè ” của tỉnh Thanh thời kỳ này là 11 vị đỗ đại khoa của riêng huyện Hoằng Hoá, chiếm 37,9%. Cụ thể đó là :

1- Nguyễn Thố (1739- ?), quê ở xã Hoằng Đạo – nay là thôn Hoằng Đạo, xã Hoằng Lộc. Đỗ tiến sĩ khoa ất Mùi (1835) đời Minh Mệnh thứ 16, năm 43 tuổi

2- Nguyễn Hữu Độ (1813 - ?), quê ở Nguyệt Viên – nay là thôn Nguyệt Viên, xã Hoằng Quang. Đỗ cử nhân khoa Đinh Dậu(1837). Năm 26 tuổi đỗ phó bảng khoa Mậu Tuất niên hiệu Minh Mệnh thứ 19 (1838), làm chức Bố chánh Bình Định, bị giáng chức.

3- Nguyễn Bá Nhạ (1822 - ?), quê ở Hoằng Đạo, nay là thôn Hoằng Đạo, xã Hoằng Lộc, là con của Nguyễn Thận Tuyển. Đỗ cử nhân khoa Tân Sửu (1841). Năm 22 tuổi đỗ Hoàng giáp khoa Quý Mão (1843) đời Triệu Tự thứ 3 (đây là ân khoa) làm chức quan Tri phủ.

4- Lê Đức Nhuận ( còn có tên là Lê Đức Vịnh), quê ở Phù Quang, nay là thôn Phù Quang, xã Hoằng Quang. Đỗ cử nhân khoa Mậu Thân (1848). Đỗ phó bảng khoa Kỷ Dậu niên hiệu Tự Đức thứ 2 (1849), làm quan tri huyện bị cách, sau phục chức Hàn lâm kiểm thảo.

5- Nguyễn Đôn Tiết (1836 - 1886), quê ở Thọ Vực, nay là thôn Thọ Vực, xã Hoằng Đức. Đỗ cử nhân khoa Bính Tý (1876), năm 44 tuổi, đỗ phó bảng khoa Kỷ Mão, niên hiệu Tự Đức thứ 32 (1879) làm tri phủ sau đó cáo quan vì không tán thành hành vi hèn nhát của triều đình . Ông tham gia Cần Vơng, bị

bắt trong trận 12/ 3/ 1886 khi chỉ huy nghĩa quân đánh thành Thanh Hoá. Thực dân Pháp đầy ông đi Lao Bảo và ông đã mất ở trong tù. Con trai ông là Nguyễn Hiệu T hy sinh ở chiến luỹ Ba Đình. Con trai thứ là Nguyễn Đôn Dự đậu giải nguyên, tham gia phong trào Đông Du, bị Pháp bắt đầy đi Côn Đảo.

6- Nguyễn Đình Văn (1860 - ?), quê xã Phợng Đình, nay là thôn Phợng Đình xã Hoằng Anh – Tên cũ là Nguyễn Tử Siêu. Đỗ cử nhân khoa Mậu Tý (1888), năm 39 tuổi đỗ phó bảng khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Thành Thái thứ 4 (1892).

7- Nguyễn Xuân Đàm (1878 - ?), quê xã Nguyệt Viên, nay là thôn Nguyệt Viên xã Hoằng Quang, tên cũ là Nguyễn Xuân Dục. Đỗ cử nhân khoa Bính Ngọ (1906). Năm 33 tuổi đỗ Phó bảng khoa Canh Tuất niên hiệu Duy Tân thứ 4 (1910) làm Tri phủ Diễn Châu.

8- Trịnh Thuần (1879 - ?), quê ở ích Hạ, Trì Trọng, huyện Mỹ Hoá, phủ Hà Trung, nay là xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hoá . Đỗ cử nhân khoa Kỷ Dậu (1909). Năm 33 tuổi, đỗ Đình nguyên, đệ nhị giáp tiến sĩ , xuất thân (Hoàng Giáp), khoa Bính Thìn, niên hiệu Khải Định thứ 1 (1916), làm giáo thụ Hng Nguyên.

9- Lê Khắc Khuyến (1879 - ?), quê xã Nguyệt Viên, nay là thôn Nguyệt Viên xã Hoằng Quang. Đỗ cử nhân khoa Kỷ Dậu (1909) . Năm 38 tuổi, đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Bính Thìn niên hiệu Khải Định thứ 2 (1916). Làm chức Hành tẩu bộ học.

10- Nguyễn Phong Di (1889 - ?), quê xã Nguyệt Viên, nay là thôn Nguyệt Viên, xã Hoằng Quang. Năm 31 tuổi, đỗ Đình Nguyên, đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Kỷ Mùi niên hiệu Khải Định thứ 4 (1919), làm Lục sự toà khâm sứ Trung kỳ .

11- Lê Viết Tạo (1876 - ?), quê ở thôn Nguyệt Viên, nay là thôn Nguyệt Viên xã Hoằng Quang. Đỗ giải Nguyên khoa Kỷ Dậu (1909). Năm 44 tuổi, đỗ phó bảng khoa Kỷ Mùi niên hiệu Khải Định thứ 4 (1919), làm Thừa phái bộ hình. Đây là khoa thi cuối cùng ở nớc ta. Ông Tạo là vị đại khoa cuối cùng của vùng đất Hoằng Hoá và của tỉnh Thanh Hoá nói riêng.[11 & 25]

Nh vậy, không kể các đời Lý, Trần, Hồ, Lê có nhiều khoa thi không thống kê đợc số ngời đỗ và có những khoa không rõ số lợng còn tồn nghi. Nếu chỉ tính các khoa thi biết rõ số ngời đỗ của riêng triều Nguyễn, ta có bảng thống kê về số

ngời đỗ đại khoa của huyện Hoằng Hoá nh sau :

Số ngời đỗ đại khoa ở thanh hoá thời Nguyễn

<Chỉ tính những đời vua có ngời thi đỗ>

Stt Các đời vua Số ngời đậu

Thanh Hoá Hoằng Hoá

1 Minh Mệnh (1820 – 1840) 5 2 2 Thiệu Trị (1841 – 1847) 4 1 3 Tự Đức (1848 – 1883) 8 2 4 Thành Thái (1889 – 1907) 2 1 5 Duy Tân (1907 – 1961) 4 1 6 Khải Định (1916 – 1919) 6 4 Cộng 29 11 Tỷ lệ (%) 100 37,9

Thông qua bảng thống kê số ngời đỗ đại khoa, ta có thể rút ra một số nhận xét : Thanh Hoá có 29 vị đại khoa ở triều Nguyễn , trong đó huyện Hoằng Hoá có 11 vị, chiếm tỷ lệ 37,9 %. Trong các đời vua triều Nguyễn số ng ời đỗ đạt cao nhất của Hoằng Hoá là đời vua Khải Định , có 4/6 vị của cả tỉnh, chiếm tỷ lệ 66,6%. Đến đời Thành thái có 2 vị đỗ đại khoa, Hoằng Hoá chiếm 1 (đạt tỷ lệ 50 %)… Nói chung, ở các đời vua Nguyễn, các khoa thi Nho học đợc tổ chức ra dù lấy đỗ nhiều hay ít, thì ở huyện Hoằng Hoá đều có ngời đỗ đạt, thấp nhất từ 1 đến 2 ngời trở lên. Điều đó có lẽ khẳng định rằng: Hoằng Hoá là trung tâm giáo dục và đào tạo nhiều bậc hiền tài Nho học lớn cho quê hơng tỉnh Thanh và nền giáo dục khoa cử đang khởi sắc ở thời Nguyễn .

Nếu tính riêng tỷ lệ các loại học vị mà các Nho sĩ Hoằng Hoá đã đạt đợc, thì trong tổng số 29 vị đỗ đại khoa của toàn tỉnh Thanh Hoá có số lợng nh sau:

Phó bảng : 6/14 tỷ lệ 42,8% Tiến sĩ : 3/9 --- 33,9%

Thám hoa : 0/1 --- 0%

Bảng nhãn : 0/1 --- 0%

Nh vậy, với số lợng các học vị Phó bảng, Tiến sĩ, Hoàng giáp mà nho sĩ Hoằng Hoá đỗ đạt, nhất là thông qua tỷ lệ %, chứng tỏ Hoằng Hoá không chỉ có số ngời đỗ đại khoa cao mà còn tập trung những ngời đạt học vị cao. Đồng thời cũng chứng tỏ chất lợng giáo dục khoa cử Nho học ở Hoằng Hoá rất phát triển. Mặc dù không có ngời đỗ Thám hoa và Bảng nhãn, nhng trong tỉnh Thanh có một ngời đỗ Thám hoa và một ngời đỗ Bảng nhãn đó là :

- Mai Anh Tuấn (1815 - 1855), quê ở Nga Sơn, đỗ Thám hoa khoa Quý Mão (1843) đời Thiệu Trị (đây là Ân khoa), năm 29 tuổi (đỗ đầu toàn quốc). Ông đã qua các chức :Hàn lâm viện trớc tác, Thị độc học sĩ, án sát tỉnh Lạng Sơn.

- Phạm Thanh (1821 - ?), quê ở Hậu Lộc, nay là thôn Trơng Xá, xã Hoà Lộc, huyện Hậu Lộc. Ông đỗ Bảng nhãn (đỗ đầu) khoa Tân Hội đời Tự Đức, năm 31 tuổi, làm chức Lại bộ tham tri.

Nh vậy, với tỷ lệ đỗ đại khoa tơng đối cao, Hoằng Hoá đã góp phần vào thành tích Nho học ở xứ Thanh, đa Thanh Hoá lên đứng ở vị trí thứ 9 so với các tỉnh trong cả nớc, đứng sau các tỉnh : Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Thừa Thiên, Quảng Nam…Để phần nào nhận thấy thành tích khoa bảng mà tỉnh Thanh đã đạt đợc qua các triều vua Nguyễn, chúng ta hãy xem bảng thống kê sau :

Số tiến sĩ ở các tỉnh dới thời Nguyễn qua các đời vua

TT Tỉnh MệnhMinh ThiệuTrị ĐứcTự KiếnPhúc ThànhThái DuyTân ĐịnhKhải (ngời)Tổng Tỷ lệ%

1 Bắc Ninh 6 10 10 0 7 0 0 33 5,91

2 Sơn Tây 4 0 16 0 3 0 0 23 4,12

4 Hng Yên 1 1 2 0 2 0 0 6 1,085 Ninh Bình 0 0 5 0 0 1 0 6 1,088

Một phần của tài liệu Chế độ giáo dục khoa cử nho học ở huyện hoằng hoá dưới thời nguyễn từ 1802 1919 (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w