xã Hoằng Cát. Theo “Liệt truyện chính biên“ nhị tập, ông sinh năm 1788 mất năm 1867 (niên hiệu Tự Đức thứ 20) thọ 80 tuổi.
Năm 1821 (Minh Mệnh thứ 2), ông đậu cử nhân đợc bổ làm tri huyện, thăng Hình bộ viên ngoại, bị cách chức phải đi hiệu lực sang Quảng Đông. Sau lại đợc bổ làm Huấn đạo, thăng Đốc học Thanh Hoá, phụng chỉ làm sách Thanh Hoá tỉnh chí, rồi xin về nghỉ hu. Các tác phẩm của ông có:
Thanh Hoá tỉnh chí (sử, địa) Đại học đồ thuyết (triết) Việt hành tạp thảo (văn, địa) Nghị Am hàn hơng (văn) Việt sử tam bách vịnh (văn,sử) Đạm Trai quan nghi tập (văn) Nghị Am học thức (văn?)
Nghị Am biệt lục (văn,sử)
Và duyệt lại sách Hà Phong ngũ thuyết (13) 3. Nguyễn Đôn Tiết (1831-1886): tên huý là Kiện quê ở Thọ Vực - Bút Sơn, này là xã Hoằng Đức. Đậu Phó bảng khoa Kỷ Mão năm 1879, niên hiệu Tự Đức thứ 32, đợc bổ làm Tri phủ Đức Quang (Hà Tỉnh). Kinh thành thất thủ ông bỏ quan về lo việc Cần Vơng, đợc văn thân Hoằng Hoà tôn làm chủ suý nghĩa binh. Ông đã tham gia tấn công tỉnh thành Thanh Hoá và tổ chức tập kích đồn giặc Pháp ở Bút Sơn. Công việc không thành ông bị Pháp bắt và mất tại nhà tù Lao Bảo. Nguyễn Tôn Tiết còn là ngời nổi tiếng hay chữ, làm nhiều thơ câu đối chữ hán, chữ Nôm một số bài tiêu biểu của ông:
Bài: Văn tế Nguyễn Tri Phơng Hỡi ôi!
Trời đất còn dài; xa nay dễ mấy. Ông những làm sao! Tôi đã biết thảy
Khối Gia Vịnh khí mù xông nghịt biển, đành có ngời thay mệnh đại huynh; súng Thăng Long khi phá cửa tan thành chi để khách oan hồn trởng tử.
Kỳ nhiên, khải kỳ nhiên? Nh thử, phục nh thử
Tây đứa nựa, ta đứa nựa, nỡ đem nhỉ mục đi đâu; bắn làm sao, lặng làm sao, luống để hình hài chi đó!
Chết chả chết vô chỗ chết, thịt gan phục quốc, phục tớng, phục quân; ai mà ai với ai, rõ mặt bình Tây rạng danh nguyên suý.
Nay thời:
Mấy chén rợu nồng; vài câu nói ví
Cho hay, Việt địa có hiền nhân; mới biết, Nam thiên nhiều chính khí.
Bài: “ Văn tế Nguyễn Tri Phơng” đợc Nguyễn Đôn Tiết viết sau khi nghe tin: vào ngày 19/11/1873 sau lần đánh úp thành Hà Nội chiến đấu bảo vệ thành con trai Nguyễn Tri Phơng (đại thần triều Nguyễn ) là phò mã của Nguyễn Lâm trúng đạn chết. Ông thì bị trạng thờng không chịu cứu chữa, ngày 20/12/1873 Nguyễn Tri Phơng mất. Đau xót và thơng tiếc một vị đại thần trung nghĩa vị đất nớc nên Nguyễn Đôn Tiết viết bài văn tế.
Bài: Khốc Phạm Bành Quân tử nhất sinh, tâm khả bạch
Tớng quân tuy tử, diện do hồng.
Tạm dịch: Khóc Phạm Bành
Quân tử trọn đời, lòng tỏ trắng Tớng quân dầu chết, mặt còn hồng.
[12;412]
2.4.3 Nho sĩ Hoằng Hoá phát huy truyền thống “trung quân ái quốc“:
Buổi đầu nhà Nguyễn có biết bao rối ren về nội trị, ngoại trị nên rất cần ngời tài giỏi ra giúp rập. Nhiều quan lại thời Lê và thời Tây Sơn đã đi ở ẩn hoặc im lặng nơng náu sống bằng nghề dạy học, bốc thuốc...Trớc bối cảnh đất nớc đang cầu hiền tài nhiều nho sĩ đã trở lại triều chính giúp Gia Long ổn định đất n- ớc. Trong số đó phải kể đến:
Nguyễn Viên (1752-1804) quê Bột Thợng xã Hoằng Lộc, cháu nội Nguyễn Quỳnh. Nguyễn Viên đậu hơng cống thời Lê “thu tỷ đề danh ký” ghi ông đỗ giải nguyên khoa Kỷ Hợi niên hiệu Cảnh Hng thứ 30 (1779) đời Lê Hiền Tông. Ba khoa thi Hội sau đó: khoa Canh Tý (1780), khoa Giáp Thìn (1784) và khoa Đinh Mùi (1787), ông đều đỗ tam trờng ngang phó bảng triều Nguyễn. Dù đậu cử nhân, song đời bấy giờ đều ca ngợi ông là ngời có học vấn uyên bác “ tâm tàng kinh sử, phúc uẩn kinh luân” sau khi nhà Lê mất ông không theo Tây Sơn mà có mu đồ chống lại. Ông định vào Nam để theo Nguyễn ánh nhng bị chặn đờng. Năm 1802, Nguyễn ánh lên ngôi, đặt niên hiệu Gia Long, liền cử cận thần Trơng Trọng Vĩ ra Bắc để chiêu dụ hào kiệt. Nguyễn Viên liền vào Huế yết kiến. Gia Long thấy ông là ngời học rộng có tài văn võ nên trọng dụng. Ông đã giúp Gia Long cách tôn ngời hiền, dùng ngời tài năng, ổn định nội trị của nhà Nguyễn trong những năm đầu.Nguyễn Viên còn giúp vua soạn “Quốc triều luật lệ“ và xét rõ tôn thất phả hệ xa gần. Vì vậy, ông đợc trao chức Cần chánh điện học sĩ kiêm Thái thờng tự Khanh, hàm tòng nhị phẩm, tớc Viên Ngọc hầu. Mùa thu năm 1804, ông theo Gia Long ngự giá Bắc tuần. Vua xuống chiếu cho dân có oan khuất thì đến nơi hành tại làm đơn tấu trình vua. Nguyễn Viên đợc giao nhiệm vụ thu nhận đơn và tâu cách xử đoán. Nguyễn Viên mất vào mùa đông năm 1804, tại Phú Xuân, đợc tặng phong Thanh tiết công thần Bình tự Khanh, phụng huấn đại phu, tớc Châu Phong hầu. [ theo 12;207].
Nhà Nguyễn làm chủ thiên hạ đợc hơn nửa thế kỷ (từ 1802 - 1858), thì tiếng súng xâm lợc của thực dân Pháp đã bắn vào cửa biển Đà Nẵng. Từ đây trên lãnh thổ Việt Nam không còn sự bình yên, bọn thực dân phơng Tây luôn tìm cách xâm lợc Đại Nam. Vào cuối thế kỷ XIX hầu hết khắp các tỉnh đều nổi lên các phong trào khởi nghĩa nông dân do các tầng lớp Nho sĩ, trí thức với các tấm lòng trung nghĩa đứng ra lãnh đạo. Trong bối cảnh chung cả cả dân tộc, nhân dân Hoằng Hoá không chỉ nổi danh có nhiều bậc Nho học lỗi lạc, giờ đây đang cùng cả nớc chống kẻ thù ngoại bang. Có thể nói, cả huyện Hoằng Hoá đâu đâu cũng rầm rập, hừng hực khí thế "bình tây, phục quốc" của những ngời dân có trí mạnh tâm hùng. Đất trời Hoằng Hoá đợc một phen chứng kiến những ngời dân tỏ dạ trung can với tổ quốc, với quê hơng, những sĩ phu tiêu biểu đất Hoằng Hoá lúc này là:
-Nguyễn Đôn Tiết (Xem mục 2.4.2).
-Lê Trí Trực (? - 1888) ngời Trung Hậu, đậu cử nhân đời Nguyễn, trớc làm T huyện Quế Dơng, sau làm Phó sơn phòng kiêm thợng biện thợng vụ Thanh Hoá. Lúc bấy giờ ở miền núi Thanh Hoá có Cầm Bá Thớc nổi lên. Tôn Thất Thuyết chỉ thị cho ông đem quân đi đàn áp, ông không chấp hành, bị cắt chức. Về quê mở trờng dạy học . Hởng ứng chiếu Cần vơng, ông đã cho hô hào dân các làng Xa Vệ, Trung Hậu, Tự Nhiên, Trinh Hà, Nghĩa Trang tập hợp binh nghĩa nổi lên lá cờ tại núi Sơn Trang. Đợc văn thân Hoằng Hoá cho làm Tán tơng quân vụ, ông đã cùng với quân của Nguyễn Đôn Tiết, bố trí ngăn địch từ ngoài Bắc vào Nghĩa Trang và Phú Khê. Công việc không thành , ông đem quân về vùng núi Cửi để tập tành và chờ cơ hội khác. Đêm ngày 24, rạng ngày 25 - 5 -1886, theo chỉ thị của Nguyễn Đôn Tiết, ông đem nghĩa binh hai tổng Danh Sơn và Lỗ H- ơng xống Bút Sơn phối hợp tập kích huyện lỵ Hoằng Hoá và đồn tây đóng ở Nghè Năm Thôn thuộc xã Bút Cơng, nhng không thành. Giặc Pháp đem quân vào tàn áp, ông rút quân vào vùng núi Phú Điền để hoạt động. Quân Pháp tấn công, lùng bắt đợc Lê Trí Trực và đem chém tạ cầu Hạc (Tp Thanh hoá). Trớc khi bị chém, ông có đọc câu đối:
" Nhất bất h sinh, sinh tác khôi khoa, sinh bất phụ. Tử nhi vô tử, tử quốc sự, t vi vinh ".
< Dịch nghĩa:
Chết mà không chết, chết vì việc nớc, chết ấy là vinh >.
Về sau Lê Trí Trực đợc chôn tại làng Trung Hậu (xã Hoằng Trung).
Những năm cuối của thế kỷ XIX và vào những năm đầu của thế kỷ XX, tinh thần dân tộc, ý chí cách mạng của các sĩ phu yêu nớc tiến bộ, ngày càng đ- ợc bồi đắp thêm. Tiếp nối tầng lớp sĩ phu nh Nguyễn Đôn Tiết, Lê Trí Trực, Nguyễn Đôn Dự... trí thức Hoằng Hoá luôn luôn đốt cao ngọn lửa căm thù giặc với việc tiếp nối của lớp trí thức mới nh Nguyễn Phục Thuỷ, Nguyễn Văn Tiên, Nguyễn Viết Xuân...( ở xã Hoằng Đạt), cùng các thanh niên ở xã Hoằng Bột, ở Nguyệt Viên, Phú Khê...
Cùng với cả nớc, trí thức Hoằng Hoá luôn biết phát huy tích cực tinh thần khôi phục nớc Việt Nam hùng mạnh, nâng cao ý trí tự tôn dân tộc.Nh vậy, với câu phơng ngôn:
"Mẹo mực Quảng Xơng, Văn chơng Hoằng Hoá ".
Điều đó đã chứng tỏ truyền thống ngàn năm văn vật của con ngời nơi đây. Truyền thống đó, không chỉ đợc con ngời Hoằng Hoá phát huy trong việc xây dựng phát triển nền giáo dục khoa cử Nho học phong kiến, nó thể hiện trong những giá trị lịch sử, văn hoá của cả dân tộc đã tồn tại mấy ngàn năm lịch sử. Đồng thời, cũng đợc xem là một phần cơ bản tạo nên nền móng vững chải của nền giáo dục nớc ta phát triển nh ngày nay. Mỗi chúng ta đang sống trong cuộc sống hoà bình tơi đẹp nh hiện nay, luôn phải biết khắc ghi những bậc cha ông Nho sĩ, cụ thể là phong kiến triều Nguyễn và những danh Nho trí thức từ Lê - Trần -Lý từ xa.