CHƢƠNG 5: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ VẬN DỤNG MÔ HÌNH TẠI PHÕNG THỰC HÀNH

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP sản XUẤT TRONG mô HÌNH NGÂN HÀNG THỰC HÀNH (Trang 62 - 64)

- Phối hợp với Phòng thực hành hoàn thiện mô hình thực hành và chuẩn bị các chứng từ thực hành.

CHƢƠNG 5: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ VẬN DỤNG MÔ HÌNH TẠI PHÕNG THỰC HÀNH

PHÕNG THỰC HÀNH

5.1 Đánh giá kết quả đạt đƣợc

Việc xây dựng quy trình cho vay doanh nghiệp sản xuất là rất cần thiết và hoàn toàn phù hợp với định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học, nâng cao chất lƣợng dạy và học tại Khoa Tài chính-Ngân hàng, Trƣờng ĐH Lạc Hồng.

Xây dựng quy trình cho vay doanh nghiệp sản xuất đã thể hiện các bƣớc tiến hành cụ thể trong quy trình. Giúp sinh viên có thể hiểu và tiến hành xây dựng một bộ hồ sơ cho vay hoàn chỉnh từ Hƣớng dẫn lập hồ sơ cho vay đến Thẩm định và cuối cùng là hoàn thiện một bộ hồ sơ hoàn chỉnh...

Các biểu mẫu báo cáo đƣa ra đầy đủ gồm: Giấy đề nghị vay vốn, Phƣơng án vay vốn, Giấy kế ƣớc vay, Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp TSĐB, Thông báo từ chối, Giấy nhận nợ, Biên bản giao nhận hồ sơ tài sản đảm bảo, ... giúp sinh viên tiếp cận, làm quen với các biểu mẫu và có khả năng thực hành nhanh khi tiến hành các công việc liên quan đến nghiệp vụ phát sinh.

Các bƣớc tiến hành liên quan đến việc xây dựng quy trình đƣợc đƣa ra cụ thể, số liệu đƣợc cung cấp đầy đủ để sinh viên có thể thực hành xuyên suốt các bƣớc trong quy trình để đƣa ra kết quả cuối cùng là lập đƣợc một bộ hồ sơ cho vay doanh nghiệp sản xuất hoàn chỉnh.

Tổ chức dạy thực nghiệm đối với sinh viên Khóa 2009 tại Khoa Tài chính-Ngân hàng. Kết quả tổng hợp từ Khảo sát thực tế, kiểm nghiệm, đánh giá đã khẳng định tính hiệu quả và khả thi của đề tài.

5.2 Hạn chế

 Thời gian tiến hành giảng thí điểm cho sinh viên còn chƣa nhiều, vì thế việc triển khai quy trình còn mang nặng tính lý thuyết, còn bài tập tình huống chƣa triển khai đƣợc chi tiết.

 Nhìn chung, các bạn sinh viên đã đƣợc tiếp cận và đƣợc hƣớng dẫn điền các thông tin có liên quan vào biểu mẫu trắng. Tuy nhiên, do đƣợc tiếp xúc với các biểu mẫu lần đầu và chƣa đƣợc tiếp cận cũng nhƣ xem qua một bộ hồ sơ gốc hoàn chỉnh nên sinh viên còn bỡ ngỡ trong việc điền các thông tin vào biểu mẫu dựa trên tình huống đƣa ra.

 Do sinh viên chƣa ý thức đƣợc tầm quan trọng của việc xây dựng Quy trình thực hành nên một số sinh viên chƣa tham gia đầy đủ các buổi học. Trong một buổi học thực hành thì thƣờng chỉ tập trung đầy đủ và thực hiện việc học một cách nghiêm túc đối với các bạn sinh viên có học lực Khá, Giỏi, trung bình khá còn các bạn có học lực yếu hơn thì việc đi học còn mang tính hình thức nghĩa là còn thiếu quan tâm thậm chí có phần thụ động trong việc học. Mặt khác, một số sinh viên chƣa nắm đƣợc các kiến thức nền từ môn Nghiệp vụ ngân hàng thƣơng mại dẫn đến thiếu kiến thức trong việc tiếp thu quy trình thực hành và chƣa nhận thấy đƣợc sự cần thiết của môn học.

 Các GV giảng trên lớp còn thiếu kinh nghiệm thực tế trong quá trình giảng về quy trình thực hành nên bài giảng chƣa thật sự lôi cuốn, sinh động.

5.3 M t số đề xuất thực tế nhằm xây dựng quy trình cho vay doanh nghiệp sản xuất tại Khoa Tài chính –Ngân hàng trƣờng ĐH Lạc Hồng xuất tại Khoa Tài chính –Ngân hàng trƣờng ĐH Lạc Hồng

5.3.1 Về phía Nhà trƣờng

 Hỗ trợ kinh phí để tiến hành xây dựng các video clip có liên quan đến các bƣớc trong quy trình (Khoa sẽ kết hợp với Phòng chuyển giao công nghệ và Khoa CNTT để tiến hành). Từ đó việc tiếp thu quy trình thực hành của sinh viên sẽ đƣợc thực tế hóa hơn, sinh viên cảm thấy hứng thú đối với bài học, mặt khác đƣợc làm quen với phong cách làm việc chuyên nghiệp và cách tiến hành công việc thực tế nhƣ một nhân viên ngân hàng.

 Hoàn thiện cơ sở vật chất trong Phòng thực hành mô phỏng, cụ thể là đầu tƣ hơn về máy chiếu, hệ thống âm thanh, máy tính với các phần mềm, dữ liệu cần thiết cho việc thực hành.

 Mở rộng mối liên hệ với các Ngân hàng từ đó cung cấp thêm nhiều bộ chứng từ gốc phục vụ cho việc giảng dạy và hƣớng dẫn sinh viên thực hành.

5.3.2 Về phía Khoa Tài chính-Ngân hàng

 Kiến nghị xây dựng lại Chƣơng trình đào tạo theo lộ trình thích hợp, cụ thể là đƣa quy trình vào giảng thực tế nhƣ một môn học cụ thể với số tiết, số tín chỉ phù hợp.

 Khoa nên chủ động mời các Chuyên gia hay các nhân viên Tín dụng có kinh nghiệm thực tế tại các Ngân hàng về giảng dạy Quy trình thực hành cho vay doanh nghiệp. Mặt khác, các trợ giảng trong Khoa sẽ lên lớp học hỏi kinh nghiệm giảng dạy để nâng cao kiến thức thực tế và hỗ trợ khi cần thiết.

 Lập kế hoạch tập huấn, bồi dƣỡng thƣờng xuyên, tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên, Trợ giảng tiếp cận các phƣơng pháp dạy học hiện đại, các thành tựu khoa học công nghệ mới, tiên tiến liên quan đến chấm điểm, xếp hạng tín dụng… Đồng thời triển khai, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện biện pháp trên.

5.4 Đề nghị phƣơng hƣớng phát triển

- Tiếp tục nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn của đề tài nhằm hoàn thiện quy trình thực hành cho vay doanh nghiệp trong những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP sản XUẤT TRONG mô HÌNH NGÂN HÀNG THỰC HÀNH (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)