về sự chủ động và sự cộng tác giữa Giảng viên và ngƣời học, cụ thể là:
+ Giáo trình bài giảng sẽ đƣợc kết hợp với các video clip liên quan đến các bƣớc thực hiện trong quy trình tạo nên sự hứng thú cho ngƣời học. Và từ sự hứng thú sẽ tạo ra tiền đề của sự tự giác tạo nên tính tích cực trong học tập.
+ Trong một lớp học, trình độ kiến thức, khả năng tƣ duy của sinh viên là không đồng đều vì vậy không thể áp dụng cách dạy đồng loạt. Cách dạy này hạn chế khả năng nhận thức của sinh viên. Sinh viên khá giỏi không có điều kiện để phát triển, sinh viên yếu kém cũng không có cơ hội để vƣơn lên. Để phát huy tính tích cực của ngƣời học đòi hỏi phải có sự phân hóa về trình độ, cƣờng độ, tiến độ hoàn thành
nhiệm vụ học tập. Cần tăng cƣờng cá thể hoá hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi học sinh.
Các bài tập tình huống phải đƣợc thiết kế thành một chuỗi nhiệm vụ phù hợp với khả năng nhận thức của từng đối tƣợng ngƣời học, cụ thể là với 6 bƣớc cơ bản khi tiến hành xây dựng quy trình thì tùy theo học lực và khả năng của sinh viên sẽ đƣợc phân nhiệm vụ ở các bƣớc tƣơng ứng, ví dụ nhƣ sinh viên có học lực khá giỏi sẽ đảm nhận ở khâu Thẩm định và phân tích các chỉ số tài chính..., các bạn có học lực thấp hơn sẽ đảm nhận ở phần tiếp xúc khách hàng và tiếp nhận hồ sơ hay giải ngân... Nhƣ vậy việc học tập sẽ đáp ứng đƣợc trình độ của ngƣời học, phù hợp với phong cách học của mỗi cá nhân. Qua đó ngƣời học rèn luyện ý thức tự lực, ý thức trách nhiệm với kết quả học tập của mình.
Tuy vậy, lớp học là môi trƣờng giao tiếp giữa GV và sinh viên, giữa sinh viên- sinh viên, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức.Thông qua thảo luận, tranh luận trong nhóm, ý kiến mỗi cá nhân đƣợc bộc lộ và đƣợc chia sẻ. Sinh viên không chỉ có điều kiện học tập với nhau mà còn học tập và rút kinh nghiệm lẫn nhau. Kiến thức mà ngƣời học thu đƣợc là sự đóng góp của nhiều ngƣời. Đồng thời qua học tập hợp tác, các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục, ý thức tổ chức, lắng nghe, tinh thần tƣơng trợ của sinh viên đƣợc rèn luyện và phát triển.
- Liên kết với các Ngân hàng nhận sinh viên thực sớm hơn, có thể bắt đầu từ năm thứ 1 đến năm cuối.
Đi thực tập từ năm 1 thì có thể sinh viên chịu áp lực sớm hơn, tuy nhiên tại đơn vị thực tập sinh viên sẽ đƣợc các cán bộ, nhân viên hƣớng dẫn nhƣ một GV ngoài xãhội. Ngoài ra các bạn sinh viên có thể cảm nhận đƣợc công việc quan trọng nhƣ thế nào, các kỹ năng hay kiến thức mình cần để hoàn thành tốt công việc đó trong tƣơng lai sẽ hiện ra rõ hơn nên khi quay lại học các kiến thức trên ghế Nhà trƣờng thì các bạn sinh viên sẽ tự chủ để học hỏi những kiến thức mà mình đang thiếu.
Với các kiến thức đƣợc học tập, tích lũy từ lý thuyết và thực tế sẽ tạo điều kiện cho sinh viên đƣợc tiếp xúc, học tập cách xây dựng quy trình cho vay và hiểu về các nghiệp vụ phát sinh tại NH một cách nhanh chóng và cụ thể hơn.
Tóm tắt chƣơng 5
Trong chƣơng 5, Nhóm tác giả đã đi vào nghiên cứu một số đề xuất nhằm nâng cao chất lƣợng quy trình cho vay doanh nghiệp trong thời gian tới. Đó là các đề xuất về phía Nhà trƣờng, về phía Khoa Tài chính-Ngân hàng. Bên cạnh đó, Nhóm tác giả cũng đƣa ra một số phƣơng hƣớng phát triển của mình để có thể phát triển cách thức tiếp cận của sinh viên đối với quy trình thực hành, mặt khác mở rộng liên kết đào tạo-thực tập với các ngân hàng nhằm đáp ứng yêu cầu : “Học đi đôi với hành” một cách tốt nhất.
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu và thông qua những kết quả đạt đƣợc, Nhóm tác giả mong muốn đóng góp một số đề xuất và phƣơng hƣớng phát triển trong việc xây dựng quy trình thực hành cho vay doanh nghiệp tại Khoa Tài chính-Ngân hàng, trƣờng ĐH Lạc Hồng. Từ đó góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo theo định hƣớng và sứ mệnh của Nhà trƣờng trong thời gian sắp tới.
Một điểm mới của đề tài là đã đƣa ra đƣợc quy trình cho vay doanh nghiệp với các bƣớc tiến hành cơ bản nhất từ đó sinh viên dễ nắm bắt và tiếp cận. Mặt khác, quy trình cũng đã đƣợc góp ý từ các ngân hàng, các Thầy cô có chuyên môn trong lĩnh vực tài chính-Ngân hàng và đã đƣợc đƣa vào ứng dụng thí điểm giảng dạy đối với một số lớp Khóa 2009. Kết quả kiểm nghiệm, đánh giá đã khẳng định tính hiệu quả và khả thi của đề tài. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu có hạn cũng nhƣ khả năng chuyên môn của bản thân còn hạn chế vì thế không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự góp ý của thầy cô để bài nghiên cứu khoa học đƣợc hoàn thiện hơn.