Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan

Một phần của tài liệu Các phương thức và đặc điểm gây cười qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn nguyễn công hoan (Trang 30 - 32)

6. Cấu trúc luận văn

1.4.2.Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan

Nguyễn Công Hoan viết rất nhanh, nhng thật ra mọi truyện ngắn của ông đều tập hợp rât lâu, những nhận xét của ông về một nhân vật. Rồi những hành động của nhân vật đó cũng phải đợc anh ông suy ngẫm nhuần nhuyễn khá lâu trong tâm trí tác giả trớc khi ông đặt bút viết tác phẩm. "Nguyễn Công Hoan đã đạt tới kỹ thuật cao trong sự miêu tả hiện thực đơng thời. Có nhiều truyện ngắn của ông toàn là những truyện khôi hài mang tính chất phóng đại, cờng điệu với những yếu tố bất ngờ. chẳng hạn truyện Samandji, Thầy cáu, Cái lò gạch bí mật, Lại truyện con mèo..." [31, 245]. Lại có những truyện tác giả miêu tả chủ

yếu những cảnh truỵ lạc, những sự thối nát, lố bịch của xã hội cũ nh những truyện: Lập gioòng, Cái thú tổ tôm, Tinh thần thể dục... nhng trong đó vẫn đợc nhà văn đa vào yếu tố hài hớc, trào phúng. Ngay cả những câu chuyện bi thảm thì cũng thấp thoáng thấy nét châm biếm và giễu cợt làm cho câu chuyện có tính chất bi hài.

Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan có nhiều nét gần với truyện cời dân gian. Nhìn chung cốt truyện quan trọng hơn nhân vật. Tiếng cời châm biếm th- ờng đến bất ngờ trong phần kết thúc của cốt truyện: Oẳn tà roằn, Thằng ăn cắp, Đồng hào có ma, Samanadji, Thầy cáu, Cái lò gạch bí mật... Nhiều truyện đợc xây dựng theo kiểu tiếu lâm, cốt truyện đột ngột, bất ngờ đầy kịch tính. Từ những nụ cời tủm tỉm, độc giả bỗng cời phá lên vì ngạc nhiên trớc cái kết thúc không ai lờng trớc đợc. ở những truyện ngắn thành công, tiếng cời của Nguyễn Công Hoan thờng có chiều sâu bên trong. Đó là tiếng cời cay đắng chua chát, cời ra nớc mắt: Thằng ăn cắp, Kép T Bền, Ngựa ngời ngời ngựa, Tôi cũng không hiểu tại làm sao... hoặc tiếng cời đả kích sâu cay, gây cho ngời đọc một thái đọ căm hờn khinh miệt, một tinh thần phủ định triệt để (Thịt ngời chết, Tinh thần thể dục). Nguyễn Công Hoan đã tiếp thu đợc truyền thống lạc quan của quần chúng nhân dân, muốn đa tiếng cời để đa tiễn tất cả nhng cái xấu, cái lỗi thời vào quá khứ.

Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan rất tập trung, cô đọng, cảm hứng đi liền một mạch từ đầu đến cuối "Ngắn (là hình thức) và thanh giản (là tinh thần), đó là hai đức tính cơ bản của truyện ngắn" [34, 39]. Mỗi truyện ngắn chỉ là mô tả một việc, một cảnh, một nỗi lòng. Gọi là truyện ngắn mà nhiều khi chẳng có chuyện gì. Vì thế truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan rất khó kể cho ngời khác nghe, bởi "truyện ngắn không phải là truyện mà là một vấn đề đợc xây dựng bằng chi tiết", một bộ máy đợc chạy bằng chi tiết, trong khi viết truyện thì quân là chi tiết, nhà văn là tơng chỉ huy. "Nếu đánh trận là đánh vào đồn thì viết truyện là tập trung đánh vào tình cảm nhất định của ngời đọc" (?).

Theo ông, "viết truyện ngắn không khác gì đánh cá bằng lờ ở chỗ nớc chảy. Ngời đánh cá căm đăng, chăng lới, rồi gõ cạch cạch để lừa cho cá chui tọt vào hom" [17, 315-316].

Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan thờng ngắn gọn, chủ đề rõ ràng, chỉ có một tuyến tình tiết đơn giản. Theo tính chất và nội dung của truyện ngắn thì có thể chia tác phẩm của Nguyễn Công Hoan thành ba loại:

- Tố cáo tội ác của bọn nhà giàu: tức là quan lại địa chủ, t sản, dùng thế lực kinh tế hoặc chính trị để lấy quyền vị mà áp bức bóc lột ngời nghèo lép vế.

- Trình bày nỗi thống khổ của ngời nghèo lép vế: tức là những ngời nông dân, những ngời lao động khác bị bọn nhà giàu dùng thế lực kinh tế hoặc chính trị áp bức bóc lột.

- Giễu cợt những cảnh thối tha, nhơ nhuốc, những tâm lý giả dối, kệch cỡm, những hành động nhố nhăng hoặc nực cời của tất cả các hạng ngời trong xã hội t sản và tiểu t sản.

Nguyễn Công Hoan đã để lại cho chúng ta một khối lợng tác phẩm lớn, với nghệ thuật viết truyện khá điêu luyện, có thể so sánh Nguyễn Công Hoan với một số tác giả lớn trên thế giới: G. đơ. Môpatxăng, Sêkhốp... Tiếng cời của ông có muôn hình muôn vẻ, những tác phẩm của ông rất hấp dẫn, vừa phông phú vừa dễ nhớ... càng đọc càng thú vị, và "đóng góp của Nguyễn Công Hoan vào văn học thế giới là đề tài của ông đều đợc rút ra từ hiện thực ở Việt Nam, chứ ông không bắt chớc, viết theo (...) một nhân vật nào ở Châu âu, mặc dù tác giả cũng sáng tác rất nhiều truyện ngắn xuất sắc nh các nhân vật nổi tiếng trên" [16].

Một phần của tài liệu Các phương thức và đặc điểm gây cười qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn nguyễn công hoan (Trang 30 - 32)