Lời thoại thể hiện bản chất, tính cách nhân vật

Một phần của tài liệu Các phương thức và đặc điểm gây cười qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn nguyễn công hoan (Trang 109 - 111)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Lời thoại thể hiện bản chất, tính cách nhân vật

Trong tác phẩm văn học, nhà văn thờng cá thể hoá các nhân vật của mình bằng nhiều yếu tố: ngoại hình, hành động suy nghĩ... trong tất cả các yếu tố tạo nên tính cách của nhân vật đó thì lời nói là hành vi bộc lộ tính cách rõ nhất mà khó có thể che giấu đợc. Có những lúc chúng ta không cần phải diễn tả một cách chi tiết về diện mạo, cũng nh xuất thân mà chỉ cần nghe những lời đối thoại cũng có thể nhận ra bản chất của ngời đó. Đó chính là nhờ chức năng bộc lộ của ngôn ngữ. Ta có thể nhận thấy những lời thoại của nhân vật trong các tác phẩm của Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng... sống động hơn bất cứ trang miêu tả nào đến mức chỉ cần nghe tới "em chã'; "nớc mẹ gì"; "biết rồi khổ lắm nói mãi"... là nhớ ngay tới nhân vật đó trong truyện của ai và không cần nhắc tới tên tác phẩm.

Nguyễn Công Hoan đã vận dụng rất tài tình u thế này của ngôn gữ, trong thế giới nhân vật của ông có đày đủ các hạng ngời và cũng có đủ loại giọng điệu khác nhau.

a. Kiểu ngôn ngữ của tầng lớp trên

Ngôn ngữ của bọn quan lại lớp trên chuyên đục khoét của dân là thứ ngôn ngữ hống hách, hách dịch,”thét ra lửa”. Mỗi khi chúng mở miệng là quát nạt, mắng mỏ nếu không vừa ý, còn nếu nh đợc thoả mãn lòng tham thì lời nói của chúng lại ngọt ngào giả nhân giả nghĩa. Chẳng hạn, khi ông Lý đem gánh khoai đến tết quan thì lập tức bị mắng té tát:

'Đồ xỏ lá! Đem về cho vợ chồng con cái ăn với nhau ! Nhà tao không có lợn".

"Mày kêu mày túng? Mày túng thì ông cách cổ mày đi cho thằng khác làm. Đồ ba que".

Nhng khi có đủ tiền nộp quan thì giọng điệu lại ngợc lại: 'Đấy, các thầy chỉ đợc nghề nói dối quan là tài. Từ nay không nên thế. Thôi đợc, có lòng thành, ta cảm ơn".

Lời thoại của đứa con giàu có xua đuổi mẹ: "Một suýt nữa thì làm tôi ê cả mặt! Ai bảo bà ra đây làm gì?".

"Tôi đã cấm bà không đợc ra đến đây cơ mà. Đã một lần trớc rồi, mà không chừa! Bà không biết để sĩ diện cho tôi. Đây này, bà cầm lấy! Bà về đi. Mặc kệ bà ! Bà về ngay bây giờ. Mới có hơn bảy giờ. Còn sớm.

Nói xong, ông ấn vào tay bà lão một cái gì tròn tròn, ròi quay gót trở lên và gọi rầm rĩ:

- Thằng bếp đâu rồi ! Mày đa bà ấy ra ! Mà mày phải bảo chúng nó rằng tao cấm, không đứa nào đợc kéo bà ấy cả ! Cho mà đi bộ để bận sau chừa" (Báo hiếu: trả nghĩa cha).

b. Lời thoại của kẻ bần hàn nghèo khổ

Bên cạnh việc tạo ra những lời thoại của tầng lớp trên thì nhà văn cũng có nhũng lời thoại khắc hoạ khá chân thực và cảm động tình cảnh cơ cực của nhng ngời ở tầng lớp dới “thấp cổ bé họng”: anh phu xe; con sen; thằng ở... Đó là những lời đầy vẻ khiêm nhờng với những từ tha bẩm, van lơn…

Đó là lời của bà già nhà quê khi quan bắt chồng bà đi xem bóng đá, trong lúc nhà không có ăn chồng lại ốm:

"Tha thầy, giá nhà con khoẻ khoắn, thì nhà con chẳng dám kêu. Nhng tha thầy, từ đây lên huyện những chín cây-lô-mếch, sợ nhà con đi nắng thì cảm, rồi lại thì phải oan gia" (Tinh thần thể dục).

Lời than vãn của thằng bé ăn xin bị giải về nguyên quán: "Tha bà cháu có muốn đi ăn mày đâu. Cháu có tính lời biếng đâu. Cháu cũng biết kiếp ăn bám vào ngời ta thì chả chắc tý nào, vả lại nhục lắm. Nhng cháu cố xin ông chủ việc gì, ông ta cũng không dùng. Ônh ta bảo đủ ngời rồi. Cho nên cháu không đợc ở nhà ấy nữa" (Giá ai cho cháu một hào).

Một phần của tài liệu Các phương thức và đặc điểm gây cười qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn nguyễn công hoan (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w