Phương pháp tính giá thành theo phương pháp định mức

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng tín đức phát (Trang 27 - 28)

7. Kết cấu đề tài

1.2.3.4Phương pháp tính giá thành theo phương pháp định mức

Mục đích của phương pháp là kịp thời vạch ra mọi chi phí sản xuất thoát ly và định mức, tăng cường phân tích và kiểm tra số liệu kế toán chi phí sản xuất.

Đồng thời cũng đơn giản thủ tục thanh toán và cung cấp số liệu giá thành kịp thời. Phương pháp áp dụng với các doanh nghiệp thỏa mãn điều kiện sau:

- Phải tính được giá thành định mức trên cơ sỏ các định mức và

đơn giá tại thời điểm tính giá thành.

- Vạch ra một cách chính xác thay đổi về định mức trong quá trình thực hiện thi công công trình.

- Xác định chênh lệch định mức và nguyên nhân gây ra chênh lệch.

Với phương pháp này, giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp được xác

định theo công thức:

Giá thành thưc Giá thành Chênh lệch do Chênh lệch tế của sản phẩm = định mức của +(-) thay đổi định +(-) do thoát ly xây lắp sản phẩm mức định mức

Trong đó:

Chênh lệch do thay đổi định mức = Định mức cũ - Định mức cũ

Chênh lệch do thoát ly định mức = Chi phí thực tế - Chi phí định mức ( theo khoản mục) ( theo khoản mục)

Phương pháp tính giá thành theo định mức là phương pháp tiên tiến, phù hợp với yêu cầu quản lý chi phí sản xuất. Có thể nói phương pháp này phù hợp với ngành xây dựng nhưng để phương pháp này phát huy tác dụng tối ưu phải có một sốđiều kiện:

- Các định mức kinh tế kỹ thuật phải tương đối chính xác, chế độ quản lý

- Trình độ tổ chức và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tương đối vững vàng, đặc biệt ban đầu công tác hạch toán có nề nếp và chặt chẽ.

- Hệ thống quản lý chính xác và thống nhất trong đơn vị.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng tín đức phát (Trang 27 - 28)