7. Kết cấu đề tài
1.3.3.3 Hình thức kếtoán chứng từ ghi sổ
• Đặc điểm.
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi vào chúng từ gốc, đều được phân loại, tổng hợp, lập chứng từ ghi sổ và sử dụng chứng từ ghi sổđể ghi vào sổ
cái các tài khoản. Trong hình thức chứng từ ghi sổ, việc ghi theo thứ tự thời gian tách rời với việc ghi theo hệ thống trên hai loại sổ sách kế toán tổng hợp khác nhau: Sổđăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái các tài khoản.
• Các loại sổ sách kế toán.
- Sổ cái các tài khoản
- Sổđăng ký chứng từ ghi sổ
Nhật ký chứng từ
Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính Bảng kê Thẻ và sổ kế toán chi tiết Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
- Bảng cân đối số phát sinh - Sổ kế toán chi tiết
• Trình tự ghi sổ.
Hàng ngáy căn cứ vào chứng từ gốc đã kiểm tra, tiến hành phân loại, tổng hợp và lập chứng từ ghi sổ. Đối với nghiệp vụ phát sinh số lượng lớn thường xuyên, kế toán lập bảng tổng hợp chứng từ gốc sau đó định kỳ lập các chứng từ ghi sổ.
Sau khi lập chứng từ ghi sổ chuyển cho kế toán trưởng ký duyệt và chuyển cho bộ phận kế toán tổng hợp để ghi vào sổđăng ký chứng từ ghi sổ, rồi ghi vào sổ cái.
Cuối tháng khóa sổ và tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và tổng phát sinh nợ, có trên các tài khoản tổng hợp.
Trên cơ sở số liệu đã tổng hợp trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh, sau khi kiểm tra đối chiếu thì bảng cân đối số phát sinh được dùng để lập bảng cân đối kế toán và các báo biểu mẫu khác.
Ghi chú:
: Ghi ngày
: Ghi tháng hoặc định kỳ : Quan hệđối chiếu
Sơđồ 1.11: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
(Nguồn: Tài liệu kế toán và phân tích hoạt động kinh tế trong DNXL)[3]